Bài gốc: When You Have to Carry Out a Decision You Disagree With
Một trong nhưng điều tệ hại nhất của việc làm quản lý tầm trung (middle manager) là khi quản lý cấp cao (senior manage) ra các quyết định trái ngược với suy nghĩ của bạn và giao cho bạn thực thi ý tưởng / quyết định đó. Đôi khi bạn được tham gia vào quá trình ra quyết định, trong những lần khác, thì đơn giản là bị giao việc. Hoặc muốn hoặc không, giờ bạn chịu trách nhiệm cho việc đảm bảo kế hoạch được hoàn thành.
Phản ứng tự nhiên trong tình huống này là mỉm cười và thực hiện theo yêu cầu được giao (begrudgingly go along with the chosen course of action). Đôi khi, bạn không thể cưỡng nổi cám dỗ vv nói chuyện với đồng nghiệp và cấp trên về việc bạn không muốn làm theo yêu cầu đó chút nào.
Hãy kháng cự lại sự cám dỗ đó. Công việc của bạn là đóng góp vào sự thành công của tổ chức. Bạn sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ đó nếu bạn - vô tình hay cố ý - phá hoại quyết định. Thay và đó, bắt đầu bằng cách tự hỏi chính mình là bạn có thực sự tin tưởng công ty mà mình đang làm việc hay không? Nếu như - tận trong sâu thẳm trái tim mình - bạn thực sự cảm thấy rằng quản lý cấp cao (senimor management) đã quyết định sai lầm, có lẽ là lúc bạn nên bắt đầu tìm 1 công việc mới.
Nhưng nếu như bạn tin tưởng công ty, vậy hãy bắt đầu thuyết phục bản thân quyết định đó là một điều đúng đắn. Đây là điều tôi đã thực hiện khi làm công việc nghiên cứu trước kia, khi tôi nhận được các phê bình từ đồng nghiệp (peer review comment) đối với tài liệu mà tôi muốn công bố (submitted for publication). Nếu đó không phải là 1 tài liệu thất bại, tối thiểu sẽ có 1 người không thích tài liệu đó. Có khi họ không hiểu những điểm trong tranh luận của tôi, hoặc là họ có những quan điểm riêng về vấn đề đó.
Lúc đầu, tôi căm ghét những nhà phê bình đó, và nghĩ rằng họ chắc hẳn chưa đọc báo cáo của mình một cách cẩn thận. Thậm chí, sau này khi tôi thực hiện phê duyệt các báo cáo đủ nhiều, tôi nhận ra rằng tác giá của các báo cáo đó có lẽ cũng muốn bỏ qua các comment của tôi luôn. Có lẽ những điểm đó là do kỹ năng viết của tôi chưa tốt, hoặc có lẽ do các thí nghiệm của tôi không đủ rõ rãng như tôi nghĩ. Cuối cùng, tin rằng các comment là có lý làm tài liệu của tôi tốt hơn.
Để thuyết phục bản thân về quyêt định đó, hãy thử chui vào trong chăn (put yourself in the shoes of someone) của những người tin tưởng sâu sắc về quyết định đó. Tự hỏi bản thân tại sao người ta lựa chọn như vậy. Tìm kiếm những yếu bảo vệ cho lựa chọn này mà bạn có lẽ không để ý đến trước đó. Trong khi có, cũng cần làm rõ những ý kiến phản đối của bạn, điều này cũng rất hữu ích.
Một khi đã tìm cho mình một (hoặc nhiều) lý do đủ mạnh để chứng minh vì sao quyết định này là hợp lý, vậy là bạn đã sẵn sàng để thực thi kế hoạch đó.
Cách tiếp cận này giúp bạn - và nhóm của bạn - 2 điều:
Thứ nhất, công sức bỏ ra để thực hiện một kế hoạch thành công phụ thuộc một phần lớn vào việc họ tin tưởng vào kế hoạch đó thế nào. Nếu bạn trao đổi công việc một cách hững hờ, bạn sẽ không thể có được công sức tối đa của cả đội vì người ta sẽ nghĩ rằng bạn không quan tâm nhiều vv kế hoạch có hoàn thành hay không.
Ngoài ra, thậm chí những kế hoạch tuyệt vời nhất, cũng sẽ gặp những trắc trở vì vô vàn khó khăn khác nhau: kế hoạch có thể thất bại, tốn nhiều effort hơn, hoặc nhóm làm việc cần phải sáng tạo ra cách đúng đê thực hiện nó. Cách đồng nghiệp của bạn xử lý các vấn đề và những điều cần thiết để khắc phục tình thế phụ thuộc vào độ cam kết của họ với kế hoạch. Nếu, họ thấy bạn lo lắng, họ sẽ tìm lý do để giải thích tại sao kế hoạch này lại thất bại, thay vì sáng tạo và tìm cách vượt qua trở ngại khi tin rằng kế hoạch này sẽ thành công. Trao đổi kế hoạch một cách tự tin có thể giúp tạo ra một nửa thành công (create a self-fullfilling prophecy)
Thứ hai, những phản biện của bạn về quyết định còn có thể giúp hoàn thiện kế hoạch, danh sách những điểm phản đối bạn tập hợp khi thuyết phục bản thân, giờ sẽ trở thành danh sách những điểm mà có thể gây trở ngại cho dự án. Giờ bạn đã hiểu rõ về những lý do mà kế hoạch này có thể thất bại, vậy hãy sử dụng danh sách này để để lên kế hoạch dự phòng (develop contingencies) để xử lý những tình huống xấu có thể diễn ra. Nhiều nghiên cứu cho thấy càng chuẩn bị tốt cho các vấn đề trước khi chúng xảy ra, thì lúc xử lý tình huống xấu càng dễ dàng hơn.
Cuối cùng, hướng dẫn phương pháp vv xử lý tình huống khi gặp phải các quyêt định không hợp ý (disappointing decision) cho các nhân viên của bạn. Khi bạn phát triển công ty, đôi khi các quyết định của bạn sẽ mâu thuẫn với những điều mà nhân viên của bạn tin là đúng. Và lúc đó, bạn cần họ hiểu, và xử lý các quyết định của bạn theo cách đã được hướng dẫn ở đầu bài viết này, để mang đến thành công chung cho tất cả mọi người.