Search This Blog

Monday, April 27, 2020

Tại sao Solarpunk, chứ không phải là Cyberpunk, là tương lai chúng ta cần ngay lúc này?

https://www.facebook.com/groups/vietnamquora/permalink/2647692412130545/

Tại sao Solarpunk, chứ không phải là Cyberpunk, là tương lai chúng ta cần ngay lúc này?
---------------------------------
Một số thuật ngữ trong bài:
  1. Cyberpunk: Cyberpunk là nhánh của khoa học viễn tưởng trong thế giới tương lai xoay quanh sự "kết hợp của đời sống thấp và công nghệ cao" bao gồm công nghệ hiện đại và các thành tựu khoa học, gồm trí thông minh nhân tạo và điều khiển học, đi kèm với sự suy tàn hoặc sự thay đổi cấp tiến trong tầng lớp xã hội.
  2. Solarpunk: giải thích bên dưới bài
  3. Dystopia/ Dystopian: Dystopia (phản địa đàng) là từ gốc Hy Lạp, dùng để chỉ các xã hội, các thế giới phát triển theo hướng tiêu cực hoặc đáng sợ. Dịch thô ra, dystopia là "nơi không tốt." Các xã hội dystopia xuất hiện nhiều trong các tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt các tác phẩm lấy bối cảnh tương lai. Đặc trưng của các tác phẩm thuộc dòng dystopia là thể hiện sự phi nhân tính, chế độ độc tài, thảm hoạ môi trường, và các yếu tố liên quan đến sự thoái hoá xã hội khác.
  4. Utopia/ Utopian: Utopia là một cộng đồng hoặc xã hội gần lý tưởng hoặc hoàn hảo trên mọi mặt. Thuật ngữ "Utopia" lần đầu tiên được Sir Thomas More sử dụng trong cuốn sách cùng tên "Utopia" của ông trong đó miêu tả mô hình xã hội trên một hòn đảo giả tưởng ở Đại Tây Dương.
  5. byproduct: phụ phẩm. Sản phẩm phụ hay phụ phẩm là một sản phẩm thứ cấp có nguồn gốc từ một quy trình sản xuất, quy trình sản xuất hoặc phản ứng hóa học; nó không phải là sản phẩm hay dịch vụ chính được sản xuất.
  6. You can't have your cake and eat it too (idiom): vừa muốn có cái bánh mà vừa muốn được ăn bánh nữa, nghĩa là muốn được hưởng lợi từ cả hai phía trong khi đó là điều không thể hoặc khó xảy ra.
-----------------------------
Hẳn là không bất ngờ lắm khi tôi nghiện những cuốn tiểu thuyết khoa học. Cũng nói thêm rằng, tôi vừa là graphic designer vừa làm việc trong ngành tiền ảo, thực tế yêu cầu tôi cần phải thể hiện sự tôn kính đối với thế giới tràn ngập ánh đèn neon trong Blade Runner 2049, hay thầm crush Ava của Ex Machina, và say sưa với những thứ đẹp đẽ mà Neal Stephenson mô tả.
Tuy nhiên, thế giới dystopia (3) chỉ có trong lý thuyết giờ đây có vẻ đang tiến đến rất gần với chúng ta, ta nên suy xét về hướng đi của nền văn minh ngày nay hơn bất cứ khi nào. Đột nhiên, viễn cảnh những siêu tập đoàn, những chế độ cai trị ngột ngạt và khủng hoảng toàn cầu lờ mờ hiện ra có vẻ không còn xa xôi nữa.
Những thứ từng chỉ là phép ẩn dụ trong những tiểu thuyết khoa học viễn tưởng giờ đây đã trở thành hiện thực và đang tác động lên cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
Và chúng ta đang ở đây, đánh vật với mớ hiện thực trong khi mắc kẹt trong căn phòng khách nhìn chằm chằm vào hình chữ nhật sặc sỡ trong Ready Player One.
Những sự kiện gần đây xoay quanh COVID-19 đã đưa ta đến gần với bước ngoặt. Chúng ta có một cơ hội ngay trước mắt để tiếp tục đi trên con đường này, hoặc tận dụng chính cuộc khủng hoảng này như một hồi chuông thức tỉnh để xoay chuyển thế giới tương lai trở nên công bằng, an toàn vầ dân chủ cho tất cả. Chúng ta chính là những anh hùng trong hành trình này.
Thế giới quan và ý tưởng về những thứ có thể xảy ra đang bị nhào nặn bởi phương tiện truyền thông ta tiếp xúc. Sau tất cả, chúng ta chính là những gì ta đang tiêu thụ. Và trong khi ta được truyền tin qua những bản tin, thì những cuốn tiểu thuyết khích lệ ta tưởng tượng về những gì có thể xảy ra.
Tiểu thuyết viễn tưởng luôn luôn đặt ra những câu hỏi lớn, đồng thời cũng chuẩn bị tinh thần cho con người về những điều có khả năng diễn ra.
Chúng ta đang hướng đến điều gì ?
Những vấn đề nào chúng ta có thể tạo ra cho chính bản thân mình?
Và đợi một chút…liệu ta có từng hứa hẹn về những chiếc ô tô bay?
Thông qua việc đắm chìm trong những nhân vật, cốt truyện hồi hộp, và sự trầm ngâm triết lý được hòa quyện lại với nhau, chúng ta sử dụng tiểu thuyết trên hết là để kể những câu chuyện vĩ đại và giải trí. Nhưng có có một mục đích khác, đó là để truyền cảm hứng cho thế hệ kế tiếp về khả năng của loài người và tạo dựng tương lai cho các thế hệ về sau.
Có bao nhiêu kĩ sư đã bắt đầu sau khi xem Star Wars? Có bao nhiêu designer đã được khơi nguồn cảm hứng bởi Minority Report? Nổi tiếng nhất có thể kể đến Steve Jobs được truyền cảm hứng để tạo ra iPad sau lần đầu tiên xem một khái niệm trong 2001: A Space Odyssey.
Thế giới cần tầm nhìn này hơn bất cứ lúc nào. Và trong khi tôi yêu thích vibe của dystopia về viễn cảnh cyberpunk như bất cứ ai, liệu rằng chúng ta có thể kiến thiết một thế giới có thể khích lệ chúng ta (và cả thế hệ tiếp theo) tạo dựng nên một tương lai ổn định, công bằng và tự do cho tất cả ?
Làm quen với Solarpunk
Gần đây tôi đã bắt gặp một dòng tiểu thuyết viễn tưởng ít được biết đến rộng rãi gọi là "solarpunk". Giống như cyberpunk, đó là một thể loại tiểu thuyết có tính chất suy đoán được bao bọc bởi một khung cảnh đặc trưng, nơi vẽ nên tầm nhìn về tương lai chúng ta có thể tạo lập. Định nghĩa dưới đây tóm tắt như sau:
"Solarpunk" là một xu hướng về tiểu thuyết suy đoán, nghệ thuật, thời trang và chủ nghĩa tích cực tìm kiếm câu trả lời với câu hỏi tiêu biểu "Một nền văn minh ổn định sẽ trông như thế nào, và làm sao chúng ta có thể đạt đến thế giới ấy?" Viễn cảnh của solarpunk là sự hợp nhất của cái thực với cái đẹp, cái cầu kì với cái xanh tươi và hoang dã, cái tươi sáng đầy màu sắc với cái rắn rỏi của đất đai. Solarpunk có thể là Utopian (4), một cách tích cực, quan tâm đến những trở ngại trên con đường đến một thế giới tốt đẹp hơn – nhưng không bao giờ là dystopian. Khi thế giới bị khuấy động bởi những thảm họa tai ương, chúng ta cần những giải pháp, chứ không phải những cảnh báo. Đó là những giải pháp để sống một cách thoải mái mà không cần đến xăng dầu, để quản lý sự khan hiếm và chia sẻ sự dư dật một cách công bằng, để trở nên tốt bụng hơn với người khác và với hành tinh ta đang sống. Đây đồng thời là tầm nhìn cho tương lai, vừa là sự khiêu khích thấu đáo và cũng là lối sống có thể đạt được.
Ngoại trừ những điều khác biệt rõ ràng, điểm khác biệt mấu chốt giữa solarpunk và cyberpunk là sự nhấn mạnh vào giải pháp, chứ không phải cảnh báo.
Có vẻ solarpunk không hứng thú trong việc khám phá những con đường tiềm năng có thể đi sai hướng. Thay vào đó, nó thừa nhận rằng những vấn đề đã và đang tồn tại và chỉ tập trung chủ yếu vào giải pháp và con đường phía trước. Những cảnh báo của cyberpunk gây ra nỗi sợ hãi về những thứ có thể xảy ra, và sử dụng nó như một giả thuyết để tao ra sự căng thẳng của cốt truyện. Solarpunk khuyến khích chúng ta chấp nhận thực tại và tiến lên phía trước bằng việc tập trung vào các giải pháp cho các vấn đề trong tầm tay.
Có vài điểm khác nhau rõ ràng về cách xã hội được tạo ra và mô tả trong 2 thể loại này:
Cyberpunk:
• Nền kinh tế bị thống trị bởi các tập đoàn lớn
• Môi trường thường xuyên bị tàn phá nặng nề
• Công nghệ mạnh mẽ tạo ra khoảng cách giàu nghèo
• Thuốc được sử dụng để thoát khỏi thực tại
• Con người hợp nhất với máy móc
• Trời luôn luôn mưa
Solarpunk:
• Phân quyền cấu trúc kinh tế cộng sinh
• Sống hòa hợp với môi trường
• Công nghệ được trao cho từng cá nhân
• Thuốc được sử dụng để mở rộng ý thức về hiện thực
• Con người làm việc cùng với máy móc
• Thời tiết nắng ráo và thính thoảng có mưa
Một sự khác biệt lớn ở đây đó là cách con người lựa chọn khai thác công nghệ mà chúng ta tạo ra. Liệu chúng ta sẽ sử dụng nó để tiến hóa khỏi cấu trúc sinh học hiện tại và đẩy nhanh đến việc hợp nhất với máy móc hay chúng ta sẽ thận trọng và chỉ sử dụng công nghệ để giúp ta sống cân bằng hòa hợp hơn với cấu trúc sinh học của bản thân và hệ sinh thái?
Câu hỏi được đặt ra từ rất lâu rồi, và tôi không nghĩ rằng câu trả lời sẽ phải thật trắng đen rõ ràng. Bằng nhiều cách thức, tạo ra và sử dụng công nghệ là thứ bản năng nhất chúng ta có thể làm với tư cách là một sinh vật sống. Một con hải ly nhặt nhạnh những que củi nhỏ để xây đập cũng chẳng khác gì việc một người sử dụng một cái rìu để xây mái nhà trên đầu mình cả. Những đường thẳng sắc nét của một chiếc iPhone có vẻ tương phản với những đường nguệch ngoạc của nguyên liệu thô tạo ra nó, nhưng đến cuối cùng nó hoàn toàn là một sản phẩm phụ (byproduct) (5) của siêu tân tinh.
Công nghệ không đáng bị coi là một hiện tượng ngoài hành tinh chia cắt chúng ta khỏi tự nhiên, hơn hết đó là một hiện tượng nổi bật và là phụ phẩm (byproduct) không thể tránh khỏi của mọi hệ thống tự nhiên.
Ý tưởng về solarpunk gợi nhắc chúng ta rằng có một con đường phía trước ở đó chúng ta vừa có thể sở hữu bánh ngọt và ăn chúng (have our cake and eat it too) (6). Chúng ta có thể có được tầm hiểu biết tăng theo cấp số mũ và kiểm soát vũ trụ đồng thời sử dụng những kiến thứ đó để đảm bảo rằng chúng ta không phá hủy môi trường, xã hội và chính bản thân mình trong tiến trình phát triển.
Và giờ tôi hiểu những điều bạn có thể đang suy nghĩ ngay lúc này, bởi vì tôi luôn ở đây cùng bạn.
Liệu điều này có quá tốt đẹp để trở thành hiện thực? Có lẽ.
Liệu nó có khả năng phát triển và hoàn thiện trong hòa bình hay không? Không chắc lắm.
Nó sẽ khiến ta ngừng cố gắng ư? Không.
Nó được gọi là tiểu thuyết suy đoán vì một lý do. Nó không giả định rằng mọi thứ sẽ vào đúng vị trí một cách thần kì nếu chúng ta hòa cùng một nhịp với vũ trụ. Chúng ta cần một hệ thống được tính toán kĩ càng khởi nguồn từ những ngành khoa học nền tảng, và cần phải hiểu rằng sự thỏa hiệp và sự đánh đổi sẽ luôn tồn tại.
Mục đích của solarpunk không phải là để mộng tưởng về một tương lai tốt đẹp hơn, mà là truyền bá một tập hợp các giá trị, cách tiếp cận và nhận thức đến tiềm thức của chúng ra để tiếp tục đi lên phía trước mà không cần phải hy sinh lòng trắc ẩn và mối liên kết với thế giới tự nhiên ta đang theo đuổi.
Tầm nhìn trong tương lai
Có một khái niệm phổ biến rằng những mong muốn dành cho tương lai của chúng ta được dẫn dắt phần lớn bởi những lời tiên đoán về việc nó sẽ trông như thế nào. Bạn không cần phải ngồi im như một pho tượng trong phòng kí túc để suy nghĩ "Thằng ngu này…tương lai chỉ trông giống như tương lai bởi vì chúng ta nói rằng tương lai trông sẽ như vậy."
Và đương nhiên sự tưởng tượng của chúng ta không phải luôn luôn đúng. Ta liên tục đánh giá quá cao những gì có thể làm được trong một năm và đánh giá quá thấp những gì có thể đạt được trong 10 năm. Rõ ràng là bức tranh từ thời Victoria đã chứng minh rằng sự tiên tri của con người về tương lai thường bị sai lệch bởi thời điểm hiện tại (của thời Victoria).
Khi chúng ta nói rằng cái gì đó trông có tương lai đấy, chúng ta hầu hết sẽ so sánh nó với những đồ vật khác ở hiện tại, ví dụ như concept nghệ thuật hay phim bom tấn mới nhất năm nay. Do đó nó sẽ gây ra rất nhiều áp lực lên những nhà sáng tạo- người định hình thế giới trong tiểu thuyết, bởi vì họ là những người đầu tiên phong trong một trận chiến giữa ý tưởng và việc định nghĩa thế giới tương lai có thể và nên trông như thế nào.
Phần lớn những câu chuyện về tương lai là dystopian. Tôi hiểu tầm quan trọng của một chế độ cai trị tù túng trong cách tạo ra phe đối lập mà bạn ghét bỏ, hoặc là cách một thí nghiệm sai sót tạo ra những anh hùng, nhưng tôi vẫn cảm thấy bản thân khao khát một viễn cảnh khác trong tương lai. Chúng ta chắc chắn rằng con đường ta đang đi sẽ dẫn đến dystopia mà không thể khám phá ra một lựa chọn thay thế khác ngay cả trong tưởng tượng ư?
Tôi không cố gắng để nói với mọi người rằng chúng ta nên hay không nên tạo ra cái gì. Trên thực tế, tôi tin rằng sự tự do của chúng ta sẽ làm điều đó, nó chính là một sự giải phóng cần được chiến đấu để giành lấy bằng bất cứ giá nào. Những gì tôi đang tự hỏi, tuy nhiên, đó là lý do tại sao con người luôn có xu hướng khám phá những ngóc ngách đen tối nhất về tương lai trong những câu chuyện chúng ta tự kể cho chính mình? Cứ mơ về tương lai của công nghệ dystopian cho vui đi, mà tôi cá rằng hầu hết chúng ta chẳng thích thú gì sống trong một thế giới nặng nề, nguy hiểm, lại còn luôn luôn mưa nữa.
Tôi tin là, nếu chúng ta xây dựng nhiều hơn nữa những tầm nhìn, sự tưởng tượng trong tương lai không chỉ dựa trên những gì chúng ta lo sợ, mà dựa trên những gì ta mong muốn, chúng ta sẽ bất ngờ với những gì chúng ta đạt được và những người chúng ta truyền cảm hứng.
-------------------------
Đây là bài đầu tiên mình dịch trên Medium ạ  Nếu có sai sót gì hay dịch chưa trôi chảy mong mọi người đóng góp thêm ạ. Thanks for reading !
Image may contain: outdoor and water
282282
36 Comments
Like
Comment

No comments:

Post a Comment

Phật giáo vs cúng sao

Nhiều người nói Phật giáo bây giờ biến tướng, cúng sao giải hạng mê tín dị đoan... Nhưng mất đi cái đó rồi, nhóm những con người có ít họ...