https://www.facebook.com/nguyen.nam.54/posts/10216276873143097
Tiếp khách!
Thời đầu, chúng tôi chưa có uy tín, cũng chẳng có câu chuyện thành công nào để kể cả. Mỗi lần khách đến thăm là một lần chúng tôi phải gây ấn tượng, để họ có cảm tình mà tiến tới những hợp tác dài hơn.
Một chuyên viên thẩm định của công ty IBM, khi đến thăm Fsoft năm 2003, đã chỉ ngủ trong phần trình bày. Đến khi đi ăn, tôi mới hỏi, mày ngủ thì làm sao hiểu được chúng tao? Ông ấy trả lời: tao đã thẩm định hàng trăm công ty rồi, chỉ cần đi đến phòng trình bày là tao đã hiểu chúng mày rồi, cần gì phải nghe chém gió nữa.
Vậy ông ấy nhìn thấy gì?
Tòa nhà HITC, rất hiện đại. Tầng 6.
Ra khỏi thang máy, rẽ phải, phải đi dọc theo một cái hành lang khá dài mới tới phòng lễ tân. Họ, những khách quốc tế sẽ nghĩ gì khi đi trên hành lang đó. Họ cần phải hiểu Việt Nam. Chúng tôi đã treo dọc hành lang đó những bức tranh Đông Hồ, miêu tả các cảnh sinh hoạt của Việt Nam. Rẻ thối (tôi nhớ là dưới 10k một bức) mà rất ấn tượng. Nhân viên đi cùng nào cũng có thể tự tin chém được.
Bàn lễ tân, bắt chước các khách sạn quốc tế sang trọng, chúng tôi cũng treo các đồng hồ: Paris, Tokyo, New York. Húng lắm. May có cậu giám đốc marketing người Mỹ đã góp ý ngay, mày hạ xuống cho tao, với trình độ lễ tân của mày, tao bảo đảm 3 cái đồng hồ sẽ nhanh chóng chỉ các giờ khác nhau. Dù chỉ lệch 1 vài phút đã mất điểm với khách rồi. Hoặc hạ xuống, hoặc cho nó đứng lại ngay. Chỉ cần 1 em gái mặc áo dài, đăng ký khách, là đủ. Đến đó khách bắt đầu thấy cảm tình với đất nước, con người.
Đương nhiên sau đó khách sẽ muốn gặp ngay ông chủ. Trước đó anh em nhét tôi vào giữa, vì phòng rộng hơn và ngồi gần anh em. Không được phải chuyển về phòng gần nhất cạnh lễ tân, để chào khách. Từ lễ tân rẽ trái đi một đoạn ngắn khách hàng sẽ gặp một khu thư giãn có tên là "Vườn Nhật bản" do họa sĩ nhà tự thiết kế, khách có thể dừng chân vài phút trước khi gặp giám đốc. Khách thấy thư giãn, dễ chịu
Sau đó giám đốc sẽ dẫn khách đến phòng trình bày. Hai bên là các dev của bộ phận kỹ thuật và R&D (lực lượng đặc nhiệm). Khách có thể dừng chân nói chuyện hoặc ngó qua màn hình máy tính. Bụng bảo dạ: bọn này tưởng ngu, hóa ra không ngu lắm.
Sau khi ngán ngẩm nghe mấy bài trình bày với thứ tiếng Anh ngọng nghịu, khách sẽ được dẫn sang khu sản xuất với 1 phòng to đùng (gọi là phòng 100m2) để các LTV có thể giải trí. Tiếp theo là 1 ODC (duy nhất lúc đó). Khách bắt đầu tin, bọn này làm được việc thật.
Ra khỏi khu sản xuất, khách sẽ gặp ngay cửa 1 căn phòng có cái tên là FYT Club, sẽ được giới thiệu là FPT Young Talent Club, nơi tập hợp những sinh viên ưu tú cho tương lai. Khách sẽ ồ lên, bọn này biết lo liệu cho tương lai.
Nếu là khách vẫn đang nghiêm túc, tour đến đây là hết, tiếp theo sẽ là đi WC sạch như lau như ly và màn tặng quà.
Còn nếu khách đã phê phê. Lúc đó tôi mới hỏi là mày có muốn ghé qua 1 khu đặc biệt của chúng tao không. Quầy lễ tân rẽ trái là sang Vườn Nhật bản và phòng Giám đốc, rẽ phải sẽ gặp 1 cánh cửa gỗ đóng kín im ỉm. Mày có chắc là mày muốn xem không? Thôi mà Nam, đừng làm tao tò mò quá. Mở cửa ra, sập lại ngay, khách sẽ gặp ngay 1 góc vỉa hè Hà Nội, ghế sub bệt, chè chén, rượu lậu, khói thuốc mù mịt. Khu này được gọi là Phương Hiệp quán.
Phê rồi, khách sẽ được gặp Hiệu trưởng của Trường đào tạo nội bộ. Trường này nổi tiếng là thành lập khi công ty chỉ có 10 người. Và hiệu trưởng là một tiến sĩ Toán 2 lần thi IMO. Trước cửa là khẩu hiệu: Company is the campus. Business is the curriculum and Leader shall teach. Đúng là tổ chức học tập.
Sau tour thăm quan công ty, cộng với độ dày mặt ngang đít chai của các nhân viên FWB (bộ phận bán hàng), rất ít khách có thể ra về mà lại không hứa hẹn cho chúng tôi một cơ hội
Bây giờ, nhiều công ty đua nhau làm kiến trúc độc đáo, phòng truyền thống đắt tiền, rồi sảnh chào mừng hoành tráng… để đón và gây ấn tượng với khách. Nhưng rất ít ông chủ công ty hiểu được là khách đến thăm công ty là để hiểu ông chủ, biết công ty và thăm nhân viên, chứ không phải xem hàng mẫu.
Ảnh: HITC, ngôi nhà đã giúp chúng tôi trưởng thành!
Thời đầu, chúng tôi chưa có uy tín, cũng chẳng có câu chuyện thành công nào để kể cả. Mỗi lần khách đến thăm là một lần chúng tôi phải gây ấn tượng, để họ có cảm tình mà tiến tới những hợp tác dài hơn.
Một chuyên viên thẩm định của công ty IBM, khi đến thăm Fsoft năm 2003, đã chỉ ngủ trong phần trình bày. Đến khi đi ăn, tôi mới hỏi, mày ngủ thì làm sao hiểu được chúng tao? Ông ấy trả lời: tao đã thẩm định hàng trăm công ty rồi, chỉ cần đi đến phòng trình bày là tao đã hiểu chúng mày rồi, cần gì phải nghe chém gió nữa.
Vậy ông ấy nhìn thấy gì?
Tòa nhà HITC, rất hiện đại. Tầng 6.
Ra khỏi thang máy, rẽ phải, phải đi dọc theo một cái hành lang khá dài mới tới phòng lễ tân. Họ, những khách quốc tế sẽ nghĩ gì khi đi trên hành lang đó. Họ cần phải hiểu Việt Nam. Chúng tôi đã treo dọc hành lang đó những bức tranh Đông Hồ, miêu tả các cảnh sinh hoạt của Việt Nam. Rẻ thối (tôi nhớ là dưới 10k một bức) mà rất ấn tượng. Nhân viên đi cùng nào cũng có thể tự tin chém được.
Bàn lễ tân, bắt chước các khách sạn quốc tế sang trọng, chúng tôi cũng treo các đồng hồ: Paris, Tokyo, New York. Húng lắm. May có cậu giám đốc marketing người Mỹ đã góp ý ngay, mày hạ xuống cho tao, với trình độ lễ tân của mày, tao bảo đảm 3 cái đồng hồ sẽ nhanh chóng chỉ các giờ khác nhau. Dù chỉ lệch 1 vài phút đã mất điểm với khách rồi. Hoặc hạ xuống, hoặc cho nó đứng lại ngay. Chỉ cần 1 em gái mặc áo dài, đăng ký khách, là đủ. Đến đó khách bắt đầu thấy cảm tình với đất nước, con người.
Đương nhiên sau đó khách sẽ muốn gặp ngay ông chủ. Trước đó anh em nhét tôi vào giữa, vì phòng rộng hơn và ngồi gần anh em. Không được phải chuyển về phòng gần nhất cạnh lễ tân, để chào khách. Từ lễ tân rẽ trái đi một đoạn ngắn khách hàng sẽ gặp một khu thư giãn có tên là "Vườn Nhật bản" do họa sĩ nhà tự thiết kế, khách có thể dừng chân vài phút trước khi gặp giám đốc. Khách thấy thư giãn, dễ chịu
Sau đó giám đốc sẽ dẫn khách đến phòng trình bày. Hai bên là các dev của bộ phận kỹ thuật và R&D (lực lượng đặc nhiệm). Khách có thể dừng chân nói chuyện hoặc ngó qua màn hình máy tính. Bụng bảo dạ: bọn này tưởng ngu, hóa ra không ngu lắm.
Sau khi ngán ngẩm nghe mấy bài trình bày với thứ tiếng Anh ngọng nghịu, khách sẽ được dẫn sang khu sản xuất với 1 phòng to đùng (gọi là phòng 100m2) để các LTV có thể giải trí. Tiếp theo là 1 ODC (duy nhất lúc đó). Khách bắt đầu tin, bọn này làm được việc thật.
Ra khỏi khu sản xuất, khách sẽ gặp ngay cửa 1 căn phòng có cái tên là FYT Club, sẽ được giới thiệu là FPT Young Talent Club, nơi tập hợp những sinh viên ưu tú cho tương lai. Khách sẽ ồ lên, bọn này biết lo liệu cho tương lai.
Nếu là khách vẫn đang nghiêm túc, tour đến đây là hết, tiếp theo sẽ là đi WC sạch như lau như ly và màn tặng quà.
Còn nếu khách đã phê phê. Lúc đó tôi mới hỏi là mày có muốn ghé qua 1 khu đặc biệt của chúng tao không. Quầy lễ tân rẽ trái là sang Vườn Nhật bản và phòng Giám đốc, rẽ phải sẽ gặp 1 cánh cửa gỗ đóng kín im ỉm. Mày có chắc là mày muốn xem không? Thôi mà Nam, đừng làm tao tò mò quá. Mở cửa ra, sập lại ngay, khách sẽ gặp ngay 1 góc vỉa hè Hà Nội, ghế sub bệt, chè chén, rượu lậu, khói thuốc mù mịt. Khu này được gọi là Phương Hiệp quán.
Phê rồi, khách sẽ được gặp Hiệu trưởng của Trường đào tạo nội bộ. Trường này nổi tiếng là thành lập khi công ty chỉ có 10 người. Và hiệu trưởng là một tiến sĩ Toán 2 lần thi IMO. Trước cửa là khẩu hiệu: Company is the campus. Business is the curriculum and Leader shall teach. Đúng là tổ chức học tập.
Sau tour thăm quan công ty, cộng với độ dày mặt ngang đít chai của các nhân viên FWB (bộ phận bán hàng), rất ít khách có thể ra về mà lại không hứa hẹn cho chúng tôi một cơ hội
Bây giờ, nhiều công ty đua nhau làm kiến trúc độc đáo, phòng truyền thống đắt tiền, rồi sảnh chào mừng hoành tráng… để đón và gây ấn tượng với khách. Nhưng rất ít ông chủ công ty hiểu được là khách đến thăm công ty là để hiểu ông chủ, biết công ty và thăm nhân viên, chứ không phải xem hàng mẫu.
Ảnh: HITC, ngôi nhà đã giúp chúng tôi trưởng thành!
No comments:
Post a Comment