Search This Blog

Monday, May 11, 2020

Cái bẫy của đại cách mạng Nông Nghiệp

Cái bẫy của đại cách mạng Nông Nghiệp

Cái buồn cười của Nông Nghiệp là bỏ bao nhiêu tiền vào vẫn thấy thiếu.😅

Con người ta dựa vào khoa học kỹ thuật để nghĩ rằng mình có thể thay đổi được tự nhiên và bắt tự nhiên phục tùng theo cách mình muốn. Càng ngày kỹ thuật canh tác theo định hướng của các công ty phân bón và thuốc bảo vệ thực vật thông qua đội ngũ bán hàng, quảng cáo rầm rộ càng in vào tiềm thức nông dân sâu đậm, hiển nhiên nó chỉ phục vụ cho lợi ích vài nhóm người. Đâu phải các nhà khoa học, kỹ thuật viên tự bỏ tiền túi ra nghiên cứu được, ai chi tiền cho các hoạt động đó? Và rồi người ta muốn nó sao nó phải như thế.

Việc khuyến nông viên , chủ nhiệm các hợp tác xã... Thành cộng tác viên của các công ty thuốc và giống là lẽ thường hiện nay. Thế rồi những thứ vốn đơn giản luôn được phức tạp hóa lên để móc được hầu bao của đại đa số nông dân. 1 thế hệ, 2 thế hệ ,3 thế hệ và thế là nó thành kỹ thuật bắt buộc và cố hữu.

Buồn cười là khi người ta không bao giờ nghĩ bỏ bớt công đoạn này có được không mà họ luôn nghĩ làm thêm cái này cái kia thì sẽ như thế nào( thế với lấy tiền được). Người ta không biết rằng hầu hết các khó khăn như nấm bệnh, sâu hại, năng suất... Đều do chính mình tạo ra khi tham gia vào cái vòng luẩn quẩn canh tác sai ngay từ ban đầu. Nó giống như một người tự làm bể cái ống nước xong nghĩ ra cách băng cái lỗ đó lại rồi nghĩ mình thật cơ trí.

Trong nông nghiệp hiện nay cái ngược đời là tôn vinh những ông dùng thuốc này thuốc kia, trị được bệnh này bệnh kia trong khi đó ông giữ cho vườn không bị bệnh lại chẳng ai tôn vinh(kiểu như họ nghĩ gặp may thôi, vì nói ra nguyên lý gốc nó rất đơn giản và chẳng có gì to tát cả 😝).

Biện pháp đưa ra xử lí vấn đề hôm nay luôn làm tiền đề cho việc khắc phục lần sau trở nên tốn kém hơn, nông nghiệp bây giờ là thế.

Điều hoàn hảo nhất là tôn trong tự nhiên và vận hành theo cái cách mà tự nhiên đang vận hành. Thì sẽ thấy chi phí giảm và nông nghiệp thật sự rất đơn giản.

Có bao giờ bạn đặt giờ đặt câu hỏi cày xới, tận diệt cỏ để có một mảnh đất sạch bóng  có nhất thiết quan trọng không trong canh tác nông nghiệp khi mà trong tự nhiên rễ cây và giun dế, vi sinh vật làm việc đó rất tốt. Rễ cây  hoạt động như một bấc nước thẩm thấu đưa nước vào lòng đất và giữ cho đất luôn ẩm, khi rễ cây,thân cây khô nó trở thành mùn cho đất và làm đất thông thoáng hơn, giun dế thì chắc khỏi phải giải thích hen . Theo nguyên lý thì cày đất làm đất thoáng khí giúp tơi xốp đất và nước dễ thẩm thấu vào đất,tiêu diệt mầm bệnh, làm sạch cỏ để nó khỏi lấy mất dinh dưỡng từ cây trồng chính( kỹ thuật canh tác hiện này nói vậy) hệ lụy của vấn đề này là đất bị xáo trộn,phơi thân trong nắng, mưa xói mòn, phong hóa  làm đất dần mất đi độ keo của mình. Môi trường sống của vi sinh vật và thiên địch bị mất vì không còn thức ăn và chỗ trú ẩn khiến cây trồng phải phụ thuộc vào phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật khiến đội chi phí giá thành lên và phát sinh thêm nhiều vấn đề nữa như dư lượng thuốc, sản lượng ngày càng sụt giảm, chi phí đầu tư ngày càng tăng, tiền nhân công, tiền xăng dầu, tâm sức.....

Khi canh tác một khu đất bỏ qua yếu tố địa hình,khí hậu mà muốn nó như thế này thế kia, trồng cây này, cây kia mà dùng máy móc, thiết bị cải tạo tới lui, phân thuốc mịt mùng tốn kém muôn phần sau đó vắt óc nghĩ biện pháp khác phục sạt lở,  xụt lún, ngập úng, bệnh tật, chất lượng nông sản, năng suất....

Lấy thêm một ví dụ nữa như khi ươm cây con. Người ta chăm sóc cây trong nhà kính với tất cả các điều kiện lý tưởng, cho ăn phân ,thuốc kích thích đều dặn để cây trông phổng phao và đẹp mặt. Đa số nông dân đâu biết với cây giống phổng phao đẹp mắt kia bên trong toàn là nước, họ kích thích cho tế bào cây phình to ra khiến vách tế bào mỏng lại. Khi mang ra đất trồng hiển nhiên điều kiện không thể nào được lý tưởng như nhà ươm cả, cây giống yếu ớt chống chọi lại với sự thay đổi của thời tiết, sự tấn công mãnh liệt từ côn trùng vì dễ tấn công mở đường cho các loại nấm bệnh. Rồi lại quay lại cái chu kỳ phun xịt, chăm dưỡng chỉ thấy tốn tiền thuốc và tốn công mà bệnh vẫn hoàn bệnh. Mọi thứ lập đi lập lại cái vòng lẫn quẩn như thế chỉ có ông bán phân, thuốc là giầu.

Có hằng hà sa số các ví dụ như thế để chỉ ra các điểm nhảm nhí trong nông nghiệp hiện nay. Chỉ sau chiến tranh lượng hóa chất phục vụ chiến tranh không biết làm gì, phụ phẩm của công việc khai thác khoáng sản chẳng biết để đâu thế là mấy ông rảnh chuyện đầu tư vào nghiên cứu cái thứ được gọi với tên mỹ miều là thuốc Bảo Vệ Thực Vật và rồi thấy nó lời quá, cứ thế cứ thế vẽ vời thêm đủ kiểu.

Sẽ có người nói nếu không làm thế thì không thể làm diện tích lớn được, cùng lắm là vài ba ha của gia đình lấy công làm lời.  Mình sẽ và đang chứng minh diện tích lớn vẫn có thể làm áp dụng sự vận vận hành của tự nhiên vào được . Ở diện tích lớn chỉ cần bạn bớt đi một chút ở các công đoạn thôi con số tiết kiệm được là rất lớn.

Đôi mắt thịt cùng nhưng sai lệch về kiến thức do sự định hướng khiến người ta nghi ngờ và chỉ THẤY RỒI VỚI TIN nhưng trong cuộc sống này có nhiều điều chỉ TIN RỒI VỚI THẤY ĐƯỢC.

Nhiều người hay khó chịu , cảm thấy mình lập dị và hay suy nghĩ ngược đời nhưng mình quen với điều đó rồi. Đến mẹ mình ngày xưa còn nói thế cơ mà 😂😂😂.

No comments:

Post a Comment

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ Hội đồng quản trị, tiếng Anh là BOD (Board Of Directors). Còn Ban giám đốc hay Ban quản lý tiếng Anh là BOM (B...