PRACTICE YOUR EQ – EMOTIONAL INTELLIGENCE – TRÍ TUỆ CẢM XÚC
LUYỆN TẬP NÂNG CAO EQ CHO BẢN THÂN
Tôi đã viết rất nhiều về EQ, giải thích EQ là gì, tại sao cần thiết cho thế kỷ 21, nhất là khi con người phải hợp tác và cạnh tranh với máy. Khi robot lên ngôi, người chỉ có thể là người nhất mới tạo ra sự khác biệt mà thôi. Hôm qua, đọc một bài dự đoán về việc bot thay thế giáo viên vào năm 2027, tuy sẽ đến trước với các quốc gia phát triển, tôi không khỏi băn khoăn vậy thì máy sẽ dạy con em mình, dạy cho thế hệ trẻ của nhân loại trở thành máy hết ư? Vì máy làm sao dạy cho người trở thành người được? Vậy nên, trong thế kỷ 21 này, EQ – emotional intelligence – trí tuệ cảm xúc, là một trong những phẩm chất quan trọng hàng đầu để người vẫn có thể là người, vẫn có thể điều hành thế giới này để thế giới là thế giới của người, không phải máy.
Chia sẻ với các bạn 7 điều bạn có thể luyện tập và giúp con em mình luyện tập để tăng cường EQ nhé.
1. Learn the language of emotion – Học ngôn từ về cảm xúc: Để có thể quản trị cảm xúc, trước hết người ta cần hiểu và diễn tả được cảm xúc. Nếu cứ thấy nghèn nghẹn, đau đớn, trầm uất mà không hiểu cảm xúc là gì thì không thể quản trị được. Do đó, bạn cần phải tăng vốn từ cảm xúc của mình lên, gọi tên được cảm xúc, phân biệt được cảm xúc. Giờ bạn xem cái vòng quay cảm xúc trong hình này nhé, đọc và học cách gọi tên cảm xúc. Tôi để tiếng Anh không dịch, vì nghĩ rằng thôi sẵn đó cũng nên học cả tiếng Anh nữa thì tốt nhất.
2. Name your emotions – Gọi tên cảm xúc: Bạn bắt đầu tập để ý đến những cảm xúc khác nhau của mình nhé. Tôi luyện bài này thường xuyên để giữ mình luôn bình tĩnh. Cảm xúc là không có tiêu cực nhe. Con người ai cũng có những cảm xúc khác nhau. Ai cũng bực dọc, sợ hãi, chán nản, buồn phiền, vv…. Cho nên, khi bạn chạm trán với những cảm xúc này, ấy là chuyện hết sức bình thường. Đừng bao giờ tự cho là cảm xúc của mình tiêu cực quá rồi tìm cách giấu nó vào cái túi vô hình nào đó không dám show ra. Giấu là tệ lắm. Vì cảm xúc là động cơ dẫn dắt chúng ta đến hành động. Dù bạn có giấu thế giới thì cũng chẳng thể giấu mình. Cho nên, bỏ vào trong túi, thiên hạ không thấy, nhưng bạn thì vẫn cứ bị cảm xúc dẫn dắt đến hành động à. Vậy cho nên, tốt nhất là khi cảm xúc xuất hiện, nhận diện nó, gọi tên nó, mang nó ra ánh sáng để nó không ảnh hưởng bạn một cách vô thức.
3. Cảm xúc là dữ liệu: Muốn cảm xúc không ảnh hưởng khiến ta có những hành động điên rồ hay đáng trách, thì ta xem nó như là thông tin và dữ liệu để xử lý thôi à. Ví dụ, thay vì nói "Tôi đang rất bực mình", bạn có thể thay đổi nó thành ngôi thứ 3 "Tôi đang trải nghiệm một cảm xúc gọi là bực mình". Không cần vội vàng nhảy sổ vào phản ứng, thay đổi, sửa chữa, hiệu chỉnh gì hết cả. Nhận biết thông tin đã, rồi mới tìm cách xử lý. Còn xử lý sao thì xem số 4 tiếp theo nhe.
4. Observe your emotion – Quan sát cảm xúc: chuyện này quan trọng đây. Khi thấy mình lên cơn, cứ để cho cảm xúc lên hết cơn. Khoan cố phản ứng gì hết cả. Nguyên tắc là phản ứng hoá học trong cơ thể khi cảm xúc lên cơn là cứ phải hết 6 giây mới tan được. Cho nên, cho mình cơ hội trong 6 giây chỉ quan sát, thở, thở thật sâu, Thường thì ta hay gán ghép chuyện người khác làm vào việc mình bực dọc chẳng hạn "Tôi bực mình vì nó làm thế này, thế kia…" Gán ghép như thế chỉ làm cho cảm xúc bị tăng độ mà thôi. "Tôi đang trải nghiệm sự bực dọc" và thở, thở sâu thôi à. Đó là lý do mà người ta luyện tập meditation – thiền, chứ chẳng phải tôn giáo gì cả. Mediation đã trở thành môn quản trị cảm xúc, giúp con người khắp nơi trên thế giới học cách trở về với chính mình, nhận diện và quản trị cảm xúc cá nhân thôi. Làm được vậy thì thế giới này hoà bình thôi à.
5. Feel the emotion in your body – Nhận biết ảnh hưởng của cảm xúc đến cơ thể: Khi cảm xúc xuất hiện, cơ thể bạn chắc chắn phản ứng theo. Để có thể quản trị được cảm xúc, bạn cần phải nhận biết nó ảnh hưởng đến cơ thể mình thế nào, và học cách nhận biết các phản ứng lập đi lập lại của cá nhân khi cảm xúc tương tự xuất hiện. Ví dụ, khi giận thì không thở được, lồng ngực như bị kẹt xe ấy. Thường thì có 6 cảm xúc thường gặp nhất và ảnh hưởng cơ thể giống nhau cho mọi người. Đây là các cảm xúc anger – tức giận, fear – sợ hãi, disgust – kinh tởm, happiness – hạnh phúc, sadness – buồn bã, surprise – ngạc nhiên.
6. Avoid common traps – Tránh bẫy cảm xúc thường gặp: đây là điều hoàn toàn thay đổi cuộc sống của bạn nè, khi bạn học được cách không để cho cảm xúc dẫn dắt hành động nữa. Có 2 cái bẫy mà ai cũng hay mắc phải khi cảm xúc xuất hiện. Bẫy thứ nhất là đổ thừa cho người khác. Con người ai cũng dễ bị lâm vào tình cảnh là chứng tỏ mình giỏi hơn, nên có chuyện gì xảy ra thì đổ ngay cho người khác. Bạn trở nên có EQ khi bạn không phản ứng ngay lập tức bằng cách đổ thừa nữa mà dừng lại, không phản ứng gì vội, hay đưa ra kết luận tiêu cực nào về chuyện mới xảy ra. Bẫy thứ 2 là bạn dễ bị chuyện bên ngoài làm cho nổi cơn, có khi là không cần thiết. Nhiều khi, chuyện nhỏ như con thỏ, nhưng bạn nổi cơn, nổi cơn, đổ thừa, đổ thừa, lát sau cảm xúc nó cứ được cho ăn đồ tiêu cực mà thổi phồng lên, rồi chuyện nhỏ biến thành chuyện vĩ đại hồi nào không biết. Thay vì vậy, bạn chỉ cần nói "À, chuyện này lạ ta", hay "Nó bị sao vậy ta?", hay "Chắc bạn này đang stress dữ nè".
7. Reminding yourself, "Emotions are data" – Luôn nhắc nhở mình, cảm xúc là dữ liệu: cái này như là câu mantra – thần chú của bạn mỗi ngày "Cảm xúc là dữ liệu". Mà đã là dữ liệu thì chỉ cần phân tích và xử lý chứ không cần phản ứng gì hết. Cứ từ từ bình tĩnh thôi. Chậm lại. Hít thở. Nhớ là, cảm xúc dẫn dắt hành động, nên muốn thay đổi hành động thì chỉ cần hiểu và quản trị cảm xúc cho tốt. Cuối cùng, những gì chúng ta làm nãy giờ là, know yourself – hiểu mình. Không hiểu mình thì đâu có thay đổi được mình. Thế giới thay đổi khi ta thay đổi chính mình thôi bạn. Đừng ngồi đó mong người khác thay đổi. Chuyện viễn tưởng đó ☺
Thôi lo mà luyện tập mỗi ngày nhe. Từng chút từng chút một, kiên nhẫn, tiến bộ từng ngày, and don't forget to have fun – và đừng quên phải vui khi luyện tập!
LUYỆN TẬP NÂNG CAO EQ CHO BẢN THÂN
Tôi đã viết rất nhiều về EQ, giải thích EQ là gì, tại sao cần thiết cho thế kỷ 21, nhất là khi con người phải hợp tác và cạnh tranh với máy. Khi robot lên ngôi, người chỉ có thể là người nhất mới tạo ra sự khác biệt mà thôi. Hôm qua, đọc một bài dự đoán về việc bot thay thế giáo viên vào năm 2027, tuy sẽ đến trước với các quốc gia phát triển, tôi không khỏi băn khoăn vậy thì máy sẽ dạy con em mình, dạy cho thế hệ trẻ của nhân loại trở thành máy hết ư? Vì máy làm sao dạy cho người trở thành người được? Vậy nên, trong thế kỷ 21 này, EQ – emotional intelligence – trí tuệ cảm xúc, là một trong những phẩm chất quan trọng hàng đầu để người vẫn có thể là người, vẫn có thể điều hành thế giới này để thế giới là thế giới của người, không phải máy.
Chia sẻ với các bạn 7 điều bạn có thể luyện tập và giúp con em mình luyện tập để tăng cường EQ nhé.
1. Learn the language of emotion – Học ngôn từ về cảm xúc: Để có thể quản trị cảm xúc, trước hết người ta cần hiểu và diễn tả được cảm xúc. Nếu cứ thấy nghèn nghẹn, đau đớn, trầm uất mà không hiểu cảm xúc là gì thì không thể quản trị được. Do đó, bạn cần phải tăng vốn từ cảm xúc của mình lên, gọi tên được cảm xúc, phân biệt được cảm xúc. Giờ bạn xem cái vòng quay cảm xúc trong hình này nhé, đọc và học cách gọi tên cảm xúc. Tôi để tiếng Anh không dịch, vì nghĩ rằng thôi sẵn đó cũng nên học cả tiếng Anh nữa thì tốt nhất.
2. Name your emotions – Gọi tên cảm xúc: Bạn bắt đầu tập để ý đến những cảm xúc khác nhau của mình nhé. Tôi luyện bài này thường xuyên để giữ mình luôn bình tĩnh. Cảm xúc là không có tiêu cực nhe. Con người ai cũng có những cảm xúc khác nhau. Ai cũng bực dọc, sợ hãi, chán nản, buồn phiền, vv…. Cho nên, khi bạn chạm trán với những cảm xúc này, ấy là chuyện hết sức bình thường. Đừng bao giờ tự cho là cảm xúc của mình tiêu cực quá rồi tìm cách giấu nó vào cái túi vô hình nào đó không dám show ra. Giấu là tệ lắm. Vì cảm xúc là động cơ dẫn dắt chúng ta đến hành động. Dù bạn có giấu thế giới thì cũng chẳng thể giấu mình. Cho nên, bỏ vào trong túi, thiên hạ không thấy, nhưng bạn thì vẫn cứ bị cảm xúc dẫn dắt đến hành động à. Vậy cho nên, tốt nhất là khi cảm xúc xuất hiện, nhận diện nó, gọi tên nó, mang nó ra ánh sáng để nó không ảnh hưởng bạn một cách vô thức.
3. Cảm xúc là dữ liệu: Muốn cảm xúc không ảnh hưởng khiến ta có những hành động điên rồ hay đáng trách, thì ta xem nó như là thông tin và dữ liệu để xử lý thôi à. Ví dụ, thay vì nói "Tôi đang rất bực mình", bạn có thể thay đổi nó thành ngôi thứ 3 "Tôi đang trải nghiệm một cảm xúc gọi là bực mình". Không cần vội vàng nhảy sổ vào phản ứng, thay đổi, sửa chữa, hiệu chỉnh gì hết cả. Nhận biết thông tin đã, rồi mới tìm cách xử lý. Còn xử lý sao thì xem số 4 tiếp theo nhe.
4. Observe your emotion – Quan sát cảm xúc: chuyện này quan trọng đây. Khi thấy mình lên cơn, cứ để cho cảm xúc lên hết cơn. Khoan cố phản ứng gì hết cả. Nguyên tắc là phản ứng hoá học trong cơ thể khi cảm xúc lên cơn là cứ phải hết 6 giây mới tan được. Cho nên, cho mình cơ hội trong 6 giây chỉ quan sát, thở, thở thật sâu, Thường thì ta hay gán ghép chuyện người khác làm vào việc mình bực dọc chẳng hạn "Tôi bực mình vì nó làm thế này, thế kia…" Gán ghép như thế chỉ làm cho cảm xúc bị tăng độ mà thôi. "Tôi đang trải nghiệm sự bực dọc" và thở, thở sâu thôi à. Đó là lý do mà người ta luyện tập meditation – thiền, chứ chẳng phải tôn giáo gì cả. Mediation đã trở thành môn quản trị cảm xúc, giúp con người khắp nơi trên thế giới học cách trở về với chính mình, nhận diện và quản trị cảm xúc cá nhân thôi. Làm được vậy thì thế giới này hoà bình thôi à.
5. Feel the emotion in your body – Nhận biết ảnh hưởng của cảm xúc đến cơ thể: Khi cảm xúc xuất hiện, cơ thể bạn chắc chắn phản ứng theo. Để có thể quản trị được cảm xúc, bạn cần phải nhận biết nó ảnh hưởng đến cơ thể mình thế nào, và học cách nhận biết các phản ứng lập đi lập lại của cá nhân khi cảm xúc tương tự xuất hiện. Ví dụ, khi giận thì không thở được, lồng ngực như bị kẹt xe ấy. Thường thì có 6 cảm xúc thường gặp nhất và ảnh hưởng cơ thể giống nhau cho mọi người. Đây là các cảm xúc anger – tức giận, fear – sợ hãi, disgust – kinh tởm, happiness – hạnh phúc, sadness – buồn bã, surprise – ngạc nhiên.
6. Avoid common traps – Tránh bẫy cảm xúc thường gặp: đây là điều hoàn toàn thay đổi cuộc sống của bạn nè, khi bạn học được cách không để cho cảm xúc dẫn dắt hành động nữa. Có 2 cái bẫy mà ai cũng hay mắc phải khi cảm xúc xuất hiện. Bẫy thứ nhất là đổ thừa cho người khác. Con người ai cũng dễ bị lâm vào tình cảnh là chứng tỏ mình giỏi hơn, nên có chuyện gì xảy ra thì đổ ngay cho người khác. Bạn trở nên có EQ khi bạn không phản ứng ngay lập tức bằng cách đổ thừa nữa mà dừng lại, không phản ứng gì vội, hay đưa ra kết luận tiêu cực nào về chuyện mới xảy ra. Bẫy thứ 2 là bạn dễ bị chuyện bên ngoài làm cho nổi cơn, có khi là không cần thiết. Nhiều khi, chuyện nhỏ như con thỏ, nhưng bạn nổi cơn, nổi cơn, đổ thừa, đổ thừa, lát sau cảm xúc nó cứ được cho ăn đồ tiêu cực mà thổi phồng lên, rồi chuyện nhỏ biến thành chuyện vĩ đại hồi nào không biết. Thay vì vậy, bạn chỉ cần nói "À, chuyện này lạ ta", hay "Nó bị sao vậy ta?", hay "Chắc bạn này đang stress dữ nè".
7. Reminding yourself, "Emotions are data" – Luôn nhắc nhở mình, cảm xúc là dữ liệu: cái này như là câu mantra – thần chú của bạn mỗi ngày "Cảm xúc là dữ liệu". Mà đã là dữ liệu thì chỉ cần phân tích và xử lý chứ không cần phản ứng gì hết. Cứ từ từ bình tĩnh thôi. Chậm lại. Hít thở. Nhớ là, cảm xúc dẫn dắt hành động, nên muốn thay đổi hành động thì chỉ cần hiểu và quản trị cảm xúc cho tốt. Cuối cùng, những gì chúng ta làm nãy giờ là, know yourself – hiểu mình. Không hiểu mình thì đâu có thay đổi được mình. Thế giới thay đổi khi ta thay đổi chính mình thôi bạn. Đừng ngồi đó mong người khác thay đổi. Chuyện viễn tưởng đó ☺
Thôi lo mà luyện tập mỗi ngày nhe. Từng chút từng chút một, kiên nhẫn, tiến bộ từng ngày, and don't forget to have fun – và đừng quên phải vui khi luyện tập!
No comments:
Post a Comment