Search This Blog

Tuesday, May 12, 2020

Tương lai của Việt Nam rồi sẽ ra sao?

Ask: Tương lai của Việt Nam rồi sẽ ra sao? [4000 từ]
Answer: Chris Freund, Đồng sáng lập quỹ Mekong Capital (2001-nay)
Đã trả lời ngày 3 tháng 5 2020
(Người dịch: mất 4 tiếng của mình :( .Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của người trả lời chính trên QUORA)
{----------------------}
Việt Nam khống chế COVID-19 với 270 ca nhiễm và 0 ca tử vong và hai tuần không có ca nhiễm mới trong cộng đồng. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên có lãnh thổ lớn đánh bại được COVID-19.
Việt Nam đạt được điều này dựa trên sự lãnh đạo mạnh mẽ cũng như hành động có định hướng rõ ràng đến từ chính phủ Quốc gia. Ngay khi dịch bệnh vừa bắt đầu bùng nổ ở Trung Quốc vào tháng một, Việt Nam đã ngay lập tức hành động. Họ đóng cửa trường học ngay đầu tháng hai, giới hạn việc du lịch cũng như cấp Visa, cách ly những người đến từ nước ngoài, và đóng cửa biên giới. Việt Nam thực thi việc truy vết và cách ly bắt buộc đối với tất cả những ai đã phơi nhiễm với virus[1]. Họ đã công bố rộng rãi với người dân về các ca lây nhiễm[2], đến cả địa chỉ nhà và nơi làm việc của những ai bị nhiễm. Việc xét nghiệm đại trà được thực hiện với tỉ lệ 650 test/1 ca dương tính, Việt Nam là nước có tỉ lệ cao nhất trong việc xét nghiệm các ca dương tính trên thế giới. Đất nước này đã có những hành động và những quyết sách từ rất sớm, dẫn đến việc chiến thắng virus COVID-19. [ Link hình ảnh https://cdn.substack.com/image/fetch/c_limit,f_auto,q_auto:good/https://bucketeer-e05bbc84-baa3-437e-9518-adb32be77984.s3.amazonaws.com/public/images/0d038c1d-4712-446d-8bd8-65ec58d67e0a_3400x2400.png ]
Việt Nam là đất nước đầu tiên mở cửa kinh tế an toàn, có lẽ là trước thời điểm mà các quốc gia khác cũng có thể mở cửa lại nhiều tháng. GDP của Việt Nam được dự đoán sẽ tăng vào khoảng 4.9% trong năm 2020[3]. Ngược lại với Mỹ, với hơn 1 triệu ca nhiễm kèm theo sự lây lan mạnh mẽ, sự suy giảm GDP ở Mỹ được dự đoán sẽ là 5% giảm đi trong mỗi tháng phong tỏa. Ví dụ, cứ 3 tháng phong tỏa thì GDP Mỹ giảm đi 15%[4].
Để hiểu tại sao Việt Nam đã ứng phó rất hiệu quả trong khủng hoảng đại dịch này, quan trọng hơn hết, cách mà Việt Nam đã trải nghiệm, cùng với tư duy, giá trị và khả năng để đóng vai trò quan trọng trong tương lai của thế giới, hãy theo chân tôi tìm về Quá khứ, Hiện Tại cũng như bàn về Tương lai của Việt Nam.
SƠ LƯỢC VỀ CÁCH MÀ LỊCH SỬ ĐỊNH HÌNH VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
Độc lập khỏi sự thống trị của Trung Hoa
Việt Nam đã bị cai trị bởi Trung Hoa hơn 1000 năm. Thời kì này là thời mà văn hóa Trung Quốc ảnh hưởng đến người Việt đó chính là Nho giáo, vẫn còn tiếp tục đến ngày nay như là những giá trị vĩ đại mà người Việt áp dụng nó lên giáo dục và tình cảm gia đình. Tuy nhiên, ai cũng khao khát tự do và độc tôn ý chí, Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Người Việt khát khao độc lập và tự do. Những cuộc nổi dậy đầu tiên chống chính quyền cai trị Trung Quốc được lãnh đạo bởi những người phụ nữ, như Hai Bà Trưng và Bà Triệu. Điều này cho thấy rằng xã hội Việt Nam cổ đại là một xã hội Mẫu hệ, hay ít nhất là có truyền thống lãnh đạo mạnh mẽ đến từ phụ nữ, vốn còn tồn tại đến tận ngày nay.
Sau nhiều thế kỉ cố gắng để khôi phục một Việt Nam độc lập, ở thế kỉ thứ 10, trận thủy chiến đầu tiên trên sông Bạch Đằng đã diễn ra. Tướng Ngô Quyền sử dụng tư duy chiến thuật độc đáo, đoán trước nước cờ của hải quân Trung Quốc, bẫy chúng và rồi tiêu diệt những tên xâm lăng. Từ chiến thắng ấy về sau, Việt Nam luôn luôn mạnh mẽ đánh đổi mọi thứ để giữ vững nền độc lập và tự do.
Hoàng Đế đầu tiên của Việt Nam
Sau khi đánh bại Trung Quốc và sau khi Ngô Quyền băng hà, đây đã là một kỉ nguyên loạn lạc. Mười hai lãnh chúa dẫn đầu 12 sứ quân chém giết nhau để tranh quyền thống trị nước Việt. Đương nhiên, ngoài kia vẫn còn nguy cơ cao Trung Hoa sẽ xâm lược trở lại để giành lại quyền thống trị. Thời thế tạo anh hùng, Đinh Bộ Lĩnh, được biết như là Hoàng Đế đầu tiên của nhà họ Đinh, niên hiệu Đinh Tiên Hoàng. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh tự xưng là Hoàng Đế và đổi tên nước thành Đại Cồ Việt. Đây như là tuyên bố chủ quyền khỏi Trung Hoa. Khi lên ngôi, ông đã thống nhất đất nước và tạo nên thể chế riêng cho quốc gia, như là hệ thống Tư pháp, khi vẫn bám sát các nguyên lý của Phật giáo.
Thời Cực thịnh của Phật Giáo tại Việt Nam
Từ thời triều Đinh ở thế kỉ thứ 10 về sau, việc học và thực hành Phật pháp đã được thực thi chặt chẽ như là một niềm tin quốc gia. Lý Thái Tổ, lập nên triều Lý vào thế kỉ 11, đã được nuôi dạy trong một ngôi chùa và ông bắt đầu cho kỉ nguyên vàng son của việc học hành giáo lý nhà Phật, kéo dài đến khoảng 400 năm sau. Chùa chiền được xây dựng và bùng nổ, trong khi đó người Việt được rèn luyện sự giác ngộ, yên bình và vô thường đúng với những triết lý cốt lõi của lời Phật dạy.
Đánh bại quân chinh phạt Mông Cổ
Vào thế kỉ thứ 13, dưới sự xâm lăng bành trướng liên tục của Đế Chế Mông Cổ dẫn dắt bởi Hốt Tất Liệt, Trần Nhân Tông – vốn là Hoàng Đế Đại Việt thời bấy giờ – giao cho Võ Tướng Trần Hưng Đạo chỉ đạo trực tiếp công cuộc đánh bại Mông Cổ. Tiếp nối bước chân của Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo đã chỉ đạo trận chiến thứ 2 với quân Mông trên sông Bạch Đằng. Hải quân Mông bị bắt bài và tiêu diệt giống như cách mà Trung Quốc đã bị đánh bại hàng thế kỉ trước. Đại Việt thời điểm này đã thành công trong việc kháng cự cả ba cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ, cũng như là quốc gia duy nhất trên châu Á lục địa chưa từng bị đô hộ thông qua chiến tranh quân sự bởi Mông Cổ.
Một thời gian sau, Trần Nhân Tông quyết định thoái vị để trở về làm một nhà sư, nên ông ta truyền ngôi lại cho con trai. Ông còn sáng lập nên trường phái Thiền Trúc Lâm – một phiên bản Việt Nam của Thiền tông (Zen Buddhism). Ông đã đi khắp đất nước và dạy thiền cũng như các bộ môn khác trước khi băng hà.
Các Đức thánh Mẫu và Phật nữ
Kèm theo việc thực hành Phật giáo, Việt Nam thời kì này giữ một mối quan hệ thờ phụng Mẫu thần. Quay lại với truyền thống Mẫu hệ của người Việt, kèm theo đó là việc thờ phụng các Bà như Po Nagar của người Chăm (nhập cư từ Ấn Độ) cũng như là Quan Âm Bồ Tát, Việt Nam có một lịch sử dồi dào niềm tin ở các thần đức Mẫu và Phật nữ. Một số những văn hóa đó như Hầu Đồng, là người lên đồng sẽ cúng tế để nhập hồn tạo nên kênh liên lạc giữa các linh hồn của những mẫu thần. Đã có những sự khôi phục lại nền văn hóa này trong những năm gần đây.
Pháp xâm lược và Chiến tranh Thế giới thứ Hai
Những năm cuối của thế kỉ 19, Pháp bắt đầu cuộc chinh phạt ở Việt Nam. Đây là thời kì mà nhiều người Việt mất đi đất của mình và bị buộc phải trở thành tầng lớp thường dân. Giáo dục thời này bị hạn chế, việc cưỡng chế và bắt bớ gia tăng, xảy ra khoảng cách vô cùng lớn giữa nghèo và giàu (chỉ các tên thực dân và một số nhỏ những người Việt giàu) kèm theo đó là nghèo đói tràn lan. Thế kỉ 20 cùng với Chiến tranh thế giới thứ 2 và sự xâm lăng của Phát xít Nhật ở Việt Nam xảy ra. Năm 1945, nguồn cung gạo của Việt Nam bị đưa thẳng về quân đội Đế Quốc Nhật Bản, dẫn đến nạn nói chết khoảng 1 triệu người.
Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh
Giữa vấn nạn Quốc gia này, vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đã chính thức đọc tuyên ngôn độc lập của Việt Nam[5]. Người dân Việt được truyền cảm hứng về một đất nước độc lập và tự do trên sự khẳng định của Hồ chủ tịch đó là ai ai trên thế giới cũng có quyền được tự do và bình đẳng. Tuyên bố của Hồ Chí Minh với thế giới trên sự chứng kiến của toàn thể người dân Việt Nam, đó là "Việt Nam có quyền được là một đất nước độc lập và tự do – đó là sự thật không thể chối cãi. Toàn nhân dân Việt Nam quyết chí sẵn sàng mọi thứ từ sức lực đến trí lực, hi sinh tất cả để đổi lấy độc lập và tự do."
Đây không phải là một chỉ dẫn thụ động đến từ một người bề trên. Đây chính là sự sáng lập! Với lời nói của mình, Hồ Chí Minh đã tạo nên một tương lai mới cho Việt Nam. Nhân dân Việt Nam đã tự phản ánh bản thân họ là ai, và tương lai cho Việt Nam được hình thành nhờ Hồ Chí Minh. Họ thấy bản thân họ trong cái tương lai đó. Họ còn có nhiều khó khăn trắc trở phải vượt qua, nhiều điều tiêu cực hãm chân họ lại. Nhưng người dân luôn luôn dõi theo cái tương lai mà Hồ Chủ tịch đã nói. Khi Việt nam chiến đấu cho sự độc lập, phụ nữ cũng là những người lãnh đạo vô cùng quan trọng. Một phụ nữ trẻ tên là Nguyễn Thị Minh Khai đã đứng lên vì độc lập của đất nước và cuối cùng bị xử tử trước dàn lục binh. Ngay từ đầu các chiến dịch vì độc lập cho đến khi kết thúc chiến tranh, nhiều lãnh đạo Việt nam và anh hùng dân tộc đều là phụ nữ[6].
Còn khoảng 30 năm nữa để chiến đấu cho độc lập, đầu tiên là Pháp, tiếp theo là người Mỹ, đánh đổi khoảng 3 triệu người Việt hi sinh cùng với gia đình mà luôn yêu thương họ trước khi ngoại xâm bị đánh đuổi và rút lui. Cuối cùng, ngày 30 tháng 4 năm 1975, chiến tranh kết thúc. Đất nước Việt Nam được thống nhất. Mọi người được tự do. Hòa bình lập lại. Nhưng Việt Nam đã vô cùng kiệt quệ sau chiến tranh.
Lúc này Việt Nam có hai lựa chọn:
· Việt Nam có thể đay nghiến quá khứ, tự xem là một nạn nhân của một lịch sử bất công bị xâm lăng bởi Pháp, Nhật và Mỹ. Đất nước này có thể xây dựng danh tính quốc gia của mình xung quanh những tội ác đã được thực hiện trên đây, hoặc
· Việt Nam chọn bỏ qua quá khứ và chọn lấy tương lai mới. Việt Nam có thể chọn lấy tương lai mà đã được Hồ Chủ tịch tuyên thệ trong Tuyên Ngôn Độc Lập: một tương lai của độc lập, tự do, hạnh phúc.
Việt Nam đã chọn trường hợp sau. Với lòng nhân từ lớn đến ngạc nhiên, người Việt tha thứ cho tất cả những quốc gia đã từng gây nên nỗi đau và thống khổ cho họ. Họ còn chào mừng và tiếp đón những người nước ngoài, kể cả những kẻ thù khi trước. Việt Nam đã chọn lấy tương lai, không phải là quá khứ.
VIỆT NAM TRỖI DẬY
Tôi đến với Việt Nam du lịch bụi vào năm 1992. Tôi đã nghĩ rằng Việt Nam lúc này nhìn như vùng chiến, nghèo nàn và đổ vỡ. Tôi đã nghĩ rằng người ta sẽ ghét tôi vì tôi là người Mỹ. Thay vào đó, tôi đã sáng mắt bởi vì sự cởi mở, tư duy tiến bộ lạc quan của những người quý trọng mối quan hệ thân thiết cũng như người dân ở đây có giá trị về bình yên rất sâu đậm. Tôi đã bị choáng ngợp bởi sự thân thiện, cởi mở và đón tiếp hào hiệp của từng người mà tôi gặp. Kể cả những người tôi đã từng gặp trong chiến tranh hay gia đình của những người ở hai bên chiến tranh đã rất thân thiện và mong muốn kết bạn giao lưu dù cho lúc trước từng là kẻ thù. Đất nước kiểu gì thế này?
Tỉ lệ nghèo giảm liên tục và sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu
Như phượng hoàng vực dậy từ tro tàn sau 100 năm thê thảm, Việt Nam đã xây dựng, gầy dựng và gầy dựng. Ngày hôm nay là một Việt Nam ổn định, yên bình và sôi động, trở thành câu chuyện về một quốc gia đang phát triển thành công trong vòng nửa thập kỉ trở lại đây.
Việt Nam ghi nhận sự sụt giảm liên tục của tỉ lệ người nghèo nhanh nhất thế giới, giảm từ 94% năm 1992 đến 29% người nghèo vào năm 2018[7]. Trong khoảng thời gian đó, một tầng lớp trung lưu Việt Nam hùng mạnh đã bùng nổ. 91% gia đình Việt nam có nhà riêng[8], và đại đa số không có nợ ngân hàng. Đây làm Việt Nam trở thành một đất nước có tỉ lệ sở hữu nhà cao, đặc biệt là trong thời kì sự sở hữu nhà đang sụt giảm trên thế giới. Làm chủ nhà, cùng với giáo dục chất lượng cao, là nền tảng cho một tầng lớp trung lưu mạnh mẽ. Trong khi có nhiều nhóm doanh nghiệp thành công đại diện cho tầng lớp giàu có của Việt Nam, sự tăng trưởng của Việt Nam chủ yếu là do nhờ đến tầng lớp trung lưu mạnh mẽ.
Ý thức mạnh mẽ về hòa bình và sự trung lập
Việt Nam đã trải qua những bi kịch và sự hủy diệt đến từ chiến tranh 100 năm qua – Đế Quốc Nhật xâm lăng trong thế chiến thứ 2, Thực dân Pháp độc chiếm Việt Nam và Chiến tranh Việt nam, dẫn đến 3 triệu người Việt hi sinh. Việt Nam trỗi dậy từ một đất nước như thế, hướng về phía trước và yêu chuộng hòa bình.
Ngay sau khi thống nhất vào năm 1975, Việt Nam gia nhập Phong trào Không Liên kết (Non-Aligned Movement) vào năm 1976[9]. Phong trào Không Liên kết là diễn đàn gồm 125 quốc gia đang phát triển không công khai chống hay liên minh với bất cứ siêu cường nào vào thời điểm đó. Mục tiêu của khối Phong trào Không Liên kết là giúp đỡ các quốc gia thành viên giữ vững nền độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đặc biệt là dưới các mối đe dọa chủ nghĩa thực dân, phân biệt chủng tộc, chính sách đối ngoại hà khắc hay can thiệp ngoại giao bởi các siêu cường như Hoa Kì, Liên bang Soviet hay Trung Quốc. Với tầm nhìn của việc tôn trọng độc lập tự do của các quốc gia yếu hơn, và quyền của họ trong việc không dính dáng đến các vấn đề địa chính trị của các siêu cường, Việt Nam đã giữ vững việc đối thoại, hợp tác và quan hệ thân hữu với tất cả các quốc gia, mà không phải chọn phe hay bị vướng và các khối chính trị lớn. Trong trường hợp này Việt Nam đã giữ mối quan hệ thân thiện với Mỹ, và cả Iran, Bắc Hàn, Cuba hay Palestine.
Sự trung lập của Việt Nam cùng với thái độ cởi mở đã phản ánh qua số lượng thỏa thuận thương mại được kí kết với Việt nam:
· World Trade Organization (WTO)
· ASEAN Free Trade Agreement (AFTA)
· US-Vietnam Bilateral Trade Agreement
· Japan-Vietnam Economic Partnership Agreement
· Korea-Vietnam Free Trade Agreement
· EU-Vietnam (Hiệp định Thương mại duy nhất giữa Liên minh Châu Âu với một quốc gia đang phát triển ở châu Á)
· Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership (CPTPP), đây là hiệp định mà Việt Nam là nước ít phát triển nhất, cũng như được hưởng lợi nhiều nhất.
Vai trò của sự lãnh đạo bởi nữ giới ở Việt Nam
Cùng với New Zealand và Bắc Âu, Việt Nam đặt ra một tiêu chuẩn toàn cầu cho lãnh đạo nữ giới, đặc biệt là trong châu Á. 27% đại biểu Quốc hội là phụ nữ. Sự tham gia của phụ nữa trong lực lượng lao động Việt Nam là ở khoảng 72.5% cao nhất trên thế giới[10]. Khỏang 25% giá trị các công ty được liệt kê trên Giao Dịch Chứng khoán Việt nam đều có các CEO là nữ. Những công ty này thường hoạt động hiệu quả hơn các công ty có CEO là nam giới[11]. Một số công ty lớn này là Vinamilk, Trang Sức Phú Nhuận, VietJet, REE, Công ty Dược Hậu Giang, Traphaco và nhiều nữa[12].
Việt Nam tập trung vào các mục tiêu phát triển bền vững
Năm 2015 Việt Nam kí kết Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp Quốc. Mười bảy tiêu chí toàn cầu đã được quốc gia hóa thành 115 tiêu chuẩn trong "Chương trình phát triển bền vững đến năm 2030", dựa trên hoàn cảnh và các vấn đề ưu tiên[13]. Trong năm 2018, Việt Nam là một trong 46 nước đã tình nguyện xét duyệt cấp cao về tiến độ phát triển bền vững như đã cam kết[14].
Dấu chân Carbon (Carbon footprint) ít trên hành tinh
Tuy còn nhiều vấn đề phải làm để đưa mức độ Carbon trong không khí của Việt Nam về với mức trung bình, đất nước này đã có mức độ dấu chân carbon khiêm tốn vào khoảng 1.8 MT/người/năm. So với mức 7.5MT ở Trung Quốc, và 16.5 MT ở Hoa Kì[15]. Và bên cạnh đó, việc tái trồng rừng cũng là một ưu tiên hàng đầu cho Việt Nam, và đây là một trong các lĩnh vực nơi mà Việt Nam sẽ đóng vai trò lãnh đạo của mình trên thế giới.
Phật giáo và Giác ngộ
Sự chú ý mạnh mẽ về việc thuyết giảng Phật pháp đã luôn ổn định ở Việt Nam gần 2000 năm qua. Ngày nay Việt Nam có những nhà sư vĩ đại như Thích Nhất Hạnh, người đã truyền cảm hứng cho 10 triệu người trên khắp thế giới về việc thực hành giác ngộ và quý trọng cuộc sống hiện tại trong mọi lúc. Phong cách nhẹ nhàng giác ngộ và sự chấp nhận cõi đời này như là một lời mời gọi chứ không phải là cái gì đó mà người dân phải làm theo hay bị ép buộc phải theo. Sự thanh tịnh, quý trọng từng phút giây hiện tại, làm giàu nên văn hóa người Việt Nam.
Nền ẩm thực đỉnh cao tốt cho sức khỏe
Ẩm thực Việt cùng với Nhật Bản là một trong những loại thức ăn bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe nhất thế giới. Ẩm thực Việt Nam sử dụng rau quả rất nhiều kèm với hải sản. Không chỉ vậy, thức ăn Việt vô cùng ngon miệng cùng với cả muôn ngàn loại khác nhau để khám phá. Chỉ có khoảng 2.1% dân số bị béo phì, Việt Nam là đất nước có mức độ béo phì thấp nhất thế giới[16].
Thảm họa tự nhiên và sự nóng lên toàn cầu
Việt Nam phải đối mặt với nhiều hiểm họa, và đây cũng là đất nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự nóng lên toàn cầu[17]. Với đường bờ biển dài, nhiều đồng bằng và vùng lũ lụt bãi bồi cũng như ở vị thế phải đụng độ với bão táp khiên Việt Nam có nguy cơ cao bị mắc thiên tai. Hạn hán trở nên phổ biến hơn, và hiện tại đồng bằng song Mekong đang bị ảnh hưởng nặng nề do hạn hán[18]. Mức nước biển dâng, nhiều vùng nồng nhiệt bị nhiễm mặn. Lũ đã luôn là một vấn nạn ở miền Trung Việt Nam, và thiệt hại này còn sẽ lớn hơn do sự gia tang của bão tố gây nên bơỉ sự nóng lên toàn cầu.
Việt Nam sẵn sàng cho vị thế lãnh đạo thế giới
Với lịch sử không may mắn của mình, thiên tai và quá khứ đối mặt sớm với dịch bệnh SARS, H1N1 đã chuẩn bị cho Việt Nam phản ứng nhanh, mạnh mẽ với các tình trạng khẩn cấp quốc gia và mối hiểm họa toàn cầu. Sự sẵn sàng của Việt Nam cho vai trò lãnh đạo đã được thể hiện qua công cuộc chiến đấu chống COVID-19.
COVID-19 chỉ là một thứ âm vang nhỏ bé cho việc tương tác không bền vững của nhân loại với Trái Đất. Tương lai sẽ có nhiều đại dịch toàn cầu hơn nữa. Sẽ có thêm nhiều đất nông nghiệp bị nhiễm mặn, thêm hạn hán, lũ lụt và sự sụp đổ thời tiết khí hậu. Thêm nhiều loài bị tuyệt chủng và cũng như mức độ đa dạng sinh học ngày càng giảm đi. Thêm nhiều người xa rời thiên nhiên cũng như chất lượng cuộc sống sẽ ngày càng tệ hại cho con cháu của chúng ta.
Việt Nam có thể làm được điều gì đó. Họ đã chứng minh cho sự thành tâm hoàn thiện các tiêu chuẩn phát triển bền vững của Liên hiệp Quốc và đã có những tiến triển đáng kể. Việt Nam trỗi dậy như một mô hình của sự bền vững cho các quốc gia đang phát triền và là nhà vô địch trong hợp tác quốc tế.
Sau thảm họa COVID-19, sẽ có một vai trò lớn hơn trên thế giới cho các cơ quan toàn cầu cùng chia sẻ chung các nghĩa vụ: y tế thế giới, hòa bình thế giới, bình đẳng giới, chống biến đổi khí hậu và sự bền vững môi trường. Việt Nam sẽ đóng vai trò quan trọng trong các mục tiêu và nghĩa vụ trên.
Thế giới cần Việt Nam gánh vác một nghĩa vụ to lớn hơn cho sự phát triển bền vững toàn cầu
Việt Nam sẽ có thể tiếp tục truyền bá hòa bình và hợp tác quốc tế hơn là xung đột. Phong cách của Việt Nam đó là cùng nhau hợp tác để vượt qua các chướng ngại hơn là đổ lỗi cho kẻ thù, vốn là phong cách mà giới lãnh đạo thế giới đang rất thiếu ngày nay. Thế giới cần những quốc gia như Việt Nam cung cấp các chỉ dẫn lãnh đạo mang tính xây dựng cho các vấn đề của hành tinh.
Mối quan hệ tích cực giữa khoa học và quản lý khoa học là một mô hình tốt cho thế giới. Trong các tình huống báo động toàn quốc, quốc gia này được dẫn dắt bởi các ý niệm khoa học và phương pháp giải quyết vấn đề thực tế mà không dính đến chính trị hay niềm tin tôn giáo. Chính vì vậy, Việt Nam có vai trò đưa sự thật, phương pháp suy nghĩ khoa học và giải quyết vấn đề thực tế đến với các cuộc đối thoại thế giới để đạt được mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu. Cách Việt Nam tương tác với môi trường có thể là hình mẫu cho thế giới, cũng như đi tiên phong trong nông nghiệp bền vững, vấn đề sử dụng nước hay chống ô nhiễm. Chúng ta có thể bảo vệ nền đa dạng sinh học của hệ sinh thái Việt Nam. Như những đất nước có những phụ nữ lãnh đạo rất tốt trong việc chống COVID-19[19], những chị em mạnh mẽ của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc định hình giới lãnh đạo phấn đấu cho tương lai mà họ mong ước. Điều này sẽ động viên mạnh mẽ sự dẫn đầu của phụ nữ trên toàn thế giới, vốn sẽ có lợi cho hòa bình và ổn định. Không nghi ngờ gì, khi mà thế giới sẽ hạnh phúc hơn, hòa bình hơn, ổn định hơn và hợp tác hơn nếu như có sự tham gia lãnh đạo của phụ nữ ở các vị trí cấp cao trong chính phủ và các tổ chức quốc tế.
Như Thích Nhất Hạnh đã từng làm, nhân dân Việt Nam có thể truyền động lực và mời gọi thế giới đến với sự giác ngộ, trân trọng thiên nhiên và hạnh phúc với những gì mình có ở hiện tại.
Cuối cùng, tôi sẽ kết thúc câu trả lời này với một bài văn được viết bởi nhà văn Hoài Sơn vào năm 1965, trong sách Quốc sử lớp nhì giữa cuộc chiến tranh Việt Nam. Dù tôi không sinh ra ở đây nhưng tôi đã dành nửa phần đời của mình ở Việt Nam, hai con gái tôi cũng mang dòng máu Việt. Tôi rất ngưỡng mộ bởi tinh thần lạc quan và yêu thiên nhiên của người Việt:
Tôi là người dân Việt, sinh giữa lòng đất nước tổ - tiên tôi.
Nước tôi là một nước bé nhỏ ở ven bờ bể cả, có núi lớn làm thành, sông sâu làm lũy, có những danh-lam thắng-cảnh trang-hòang.
Dân tôi là một giống dân hiền-lành nhưng quả-cảm, kiên-nhẫn và kiêu-hùng, một giống dân giàu tình-cảm và nhân-đạo.
Tôi yêu nước tôi, tôi mến dân-tộc tôi, lòng yêu mến của tôi vô lượng vô biên, thiêng-liêng cao-cả. Vì nước tôi là nơi chôn nhau cắt rún của tôi, vì dân tôi đã biết giữ-gìn đất nước tôi.
Tôi sống trên mảnh đất tổ-tiên tôi đã sống, tôi thở không-khí của tổ-tiên tôi đã thở; những đồi núi sông ngòi, những cỏ cây hoa lá, đâu đâu cũng phảng- phất in hình dấu-vết tổ-tiên tôi.
Tôi nghĩ đã đến lúc phải định nghĩa lại khái niệm quốc gia "siêu cường" trên thế giới. Việt Nam hoàn toàn có thể là một siêu cường mới, không dựa trên quân sự, quy mô hay tăng trưởng kinh tế không bền vững, mà là một cường quốc dựa trên các giá trị về hợp tác quốc tế, toàn vẹn và bền vững với thiên nhiên, tiêu chuẩn cao về sức khỏe và giáo dục, mở khóa sức mạnh tiềm năng của nữ giới trong lãnh đạo và lòng thành kính sâu sắc với an yên và giác ngộ.
[1] Vietnam May Have the Most Effective Response to Covid-19, The Nation, 2020
 [2] Vietnam Ministry of Health, 2020
 [3] World Bank cuts Vietnam's 2020 GDP growth outlook to 4.9%, The Star, 2020
 [4] The Cost of COVID-19: A Rough Estimate of the 2020 US GDP Impact, Mercatus Center, 2020
 [5] Declaration of Independence of the Democratic Republic of Vietnam, History Matters
 [6] The Women Who Fought for Hanoi, The New York Times, 2017
 [7]Vietnam Poverty Rate 1992–2020, Macrotrends
 [8] Millennials finding home-ownership difficult, Vietnam Economic Times, 2018
 [9] Non-aligned movement, NTI, 2018
[10] Female labor force participation — Country rankings, The Global Economy, 2019
 [11] VNX Women CEO indexes, IFRC
 [12] Vietnam's 20 most influential businesswomen in 2019, Vietnam Investment Review, 2019
 [13] Viet Nam's voluntary national review- key messages, U.N., 2018
 [14] Viet Nam's voluntary national Review on the Implementation of the sustainable development goals, U.N., 2018
 [15] CO2 emissions, The World Bank
 [16]List of countries by obesity rate, Wikipedia
 [17] Climate change in Vietnam, Wikipedia
 [18] Vietnam's Mekong Delta Declares Emergency on Devastating Drought, Bloomberg, 2020
 [19] Women leaders are doing a disproportionately great job at handling the pandemic. So why aren't there more of them?, CNN, 2020

No comments:

Post a Comment

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ Hội đồng quản trị, tiếng Anh là BOD (Board Of Directors). Còn Ban giám đốc hay Ban quản lý tiếng Anh là BOM (B...