Search This Blog

Monday, June 8, 2020

Marketing 7p

SAI BE BÉT LÀ SAO? BÀI HỌC CƠ BẢN MARKETING 7P TỪ VJ
Khi làm marketing thì chúng ta có thể nhìn vào công thức cơ bản 7P – có lẽ nhà kinh doanh hay tiếp thị truyền thông nào cũng biết. 7P bao gồm 1. Product (sản phẩm), 2. Price (giá), 3. Promotion (quảng bá truyền thông),4. Place (Nơi và thời điểm), 5.Packaging (đóng gói, hình ảnh), 6.Positioning (định vị), 7.People (con người)
Hãy nhớ công thức 7P này không thể áp dụng từ dịp này sang dịp khác một cách mày móc, trong quá khứ đã tốt nhưng chưa chắc 3 tháng sau còn thích hợp. Chúng ta luôn luôn phải quay lại xác định rõ 7P theo từng thời điểm, và mục tiêu cho thích hợp. Vì sao? Vì  con người, tình huống,  nhu cầu, thị hiếu,cảm xúc của thị trường liên tục thay đổi!
Đầu tiên VJ đã xác định rõ ràng là VJ muốn nhân dịp tài trợ  đội banh quốc gia U23 này để thúc đẩy bán vé, hay để xây dựng thương hiệu, hay xây dựng uy tín, hay tạo sự lan tỏa thương hiệu hay có mục tiêu nào khác?

1. PRODUCT (Sản phẩm)
Sử dụng các cô gái ăn mặc theo kiểu fashion show cũng không phải, Victoria Secret nữa mùa cũng không đúng, hoa hậu áo tắm cũng không chuẩn …có thích hợp và đáp ứng nhu cầu của khách hàng lúc này không?
Bạn có nên chọn sản phẩm đó vào lúc này? Nhu cầu thị trường đang có hay không?

2. PRICE (Giá )
Khung giá hiện tại của bạn có thích hợp với thị trường? 
Luôn linh hoạt tăng hoạch giảm giá tùy theo hoàn cảnh thích hợp. Trường hợp VJ muốn sử dụng hình ảnh các cô gái ăn mặc kiểu này, đi đứng uốn éo nhìn một cách thảm hại đó trước ánh mắt bối rối của các em U23 với mục tiêu gì?  Giá rẻ? Rẻ mạt đến nỗi đi catwalk nửa vời ngay trên đường đi trong máy bay chật chội và eo hẹo như vầy?
Tiêu chí: Khi bạn muốn chia sẻ thông điệp là giá thấp, giá rẻ thì đừng bị nhầm với sự "thấp kém và rẻ tiền". Hai cái này rất khác nhau. Ví dụ Honda quảng bá thương hiệu là "hợp lý, kinh tế" nhưng chất lượng vẫn hoàn chỉnh và đáng tin cậy; Walmart với khẩu hiệu "Low price always" (Giá rẻ luôn luôn) không có nghĩa là họ bán hàng hóa kém chất lượng. 

3. PROMOTION (quảng bá)
Điều này bao gồm ý tưởng chiến lược tiếp thị, truyền thông, bán hàng, triển lãm…
Ý tưởng trong chiến dịch này là gì? Điều gì thích hợp nhất trong hoàn cảnh cụ thể này là gì? 
Trong không khí kiêu hãnh, yêu nước, đoàn kết thương yêu, tự hào dân tộc này… liệu VJ nên đem các em gái ăn mặc theo kiểu phòng ngủ đón chào những chàng trai anh hùng của đất nước? Và hình ảnh đó sẽ được lan tỏa khắp nơi trên thế giới về VJ lẫn dân tộc Việt Nam? 

4. PLACE ( Nơi, chỗ, thời điểm)
Bạn có thể chọn rất nhiều kênh để bán và quảng bá thương hiệu: bán lẻ, qua đại lý, qua hệ thống, qua điện thoại, qua mạng, qua affiliate marketing, qua truyền miệng, qua mạng xã hội, qua quảng cáo, qua sự kiện… Quan trọng nhất là sản phẩm này, lúc này chọn vào kênh nào là thích hợp nhất? Bạn chọn một kênh duy nhất hay đánh đại trà? Hoàn cảnh và thời điểm có thích hợp không?
VJ chọn có đúng nơi đúng thời điểm để quảng bá hình ảnh của các cô gái này? Thời tiết băng giá của Thường Châu Trung Quốc, đường đi máy bay chật hẹp, các em trai U23 đang còn đầy cảm xúc cao quý, nhân dân (người tiêu dùng Vietnam khắp nơi trên thế giới) còn đang nghẹn ngào cảm xúc cao quý…
Hay VJ đã chọn đúng thời điểm nhưng hình ảnh quảng bá lại hoàn toàn sai lệch? Câu hỏi này dẫn đến điểm số 5 –PACKAGING.

5. PACKAGING (bao bì, đóng gói, tạo hình ảnh)
Ở đây bạn thể hiện sự đóng gói, tạo hình ảnh cho thương hiệu và sản phẩm của bạn. Packaging  tượng trưng cho bề ngoài. Chúng ta có 7 giây đầu tiên để phán đoán xem  sản phẩm này tượng trưng cho điều gì qua kiểu mẫu, cách đóng gói, kiểu dáng, cách ăn mặc, tương tác, phong thái, vẻ bề ngoài.
Tôi hiểu rằng VJ muốn người tiêu dùng nhìn họ như một thương hiệu trẻ trung, tươi mát. Tuy nhiên, những em gái đại diện cho thương hiệu VJ đã không thể hiện được mục đích đó qua "packaging" này. 

6. POSITIONING (định vị)
Bạn/ thương hiệu/ sản phẩm của bạn là gì trong tâm trí của khách hàng?
Bạn đại diện điều gì?
Nói đến bạn, là người khác nghĩ ngay đến vấn đề gì mà bạn giải quyết được?
Ngoài thị trường, người ta đang nói gì về bạn? 
Giá trị bạn mang đến cho xã hội là gì?
Có lẽ bạn đọc có thể trả lời được các câu hỏi này. Hiệu ứng Positioning của VJ đã thành công hay thất bại?

7. PEOPLE (con người)
Việc tuyển dụng, thu phục được người tài, người có tâm là điều sống còn của một doanh nghiệp. Chúng ta có dư thừa vật chất, nhưng cái đầu hiểu sai vấn đề, quyết định sai, thực hiện sai là do con người trong tỗ chức của mình. 
Liên tục đào tạo, rèn luyện, cải thiện con người trong và ngoài tổ chức của mình là điều vô cùng quan trọng. Người trong tổ chức là đội nhóm, nhân viên, quản lý lãnh đạo của tổ chức mình. Người ngoài gồm đối tác, đại lý và những tổ chức liên quan mà chúng ta luôn cận kề làm việc với họ.

Tôi cũng chưa hiểu vì sao một chiến dịch "Chào đón các anh hùng U23 của đất nước"  quan trọng, lớn mang tầm lịch sử này lại vượt qua được rất nhiều phòng ban, lãnh đạo, quản lý và đã được thực thi!

Lan Bercu
Tác giả 36 Kế Trong Kinh Doanh Hiện Đại
Sáng lập LanBercu TV
#lanbercu #marketing # Vietjet

No comments:

Post a Comment

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ Hội đồng quản trị, tiếng Anh là BOD (Board Of Directors). Còn Ban giám đốc hay Ban quản lý tiếng Anh là BOM (B...