Search This Blog

Tuesday, July 7, 2020

3 MẢNH GHÉP CÒN THIẾU & phương thức kiểm tra nhanh

3 MẢNH GHÉP CÒN THIẾU & phương thức kiểm tra nhanh
Có 3 điều bạn hoặc nhân viên của bạn có thể đang thiếu khi làm việc cùng nhau cho các công việc quan trọng then chốt gây LÃNG PHÍ, MẤT THỜI GIAN, NĂNG LƯỢNG, CÔNG SỨC, CON NGƯỜI, CƠ HỘI VÀ TIỀN:
-- Mục tiêu
-- Kế hoạch
-- Báo cáo & Báo cáo chính mình
Dưới đây là bộ câu hỏi kiểm tra - bạn tự chấm từ 0 đến 10 cho mỗi chủ đề nha:
--
MỤC TIÊU
Mục tiêu được làm rõ?
-- đủ rõ ý nghĩa,
-- việc cần làm phải làm hai bên đều rõ ràng, minh bạch và không thể hiểu sai
-- các mức độ thế nào được xem là hoàn thành, thành công, vượt trội,
-- các kết quả nào là then chốt
-- thời hạn
--
Giải thích
Mục tiêu là điều cần phải hoàn thành. Khi nhận việc hay giao việc, hai bên cần thống nhất mục tiêu là gì, tại sao cần thực hiện, và làm rõ những điểm then chốt cần hoàn thành.
Rất hiếm khi điều này được thực hiện tại các doanh nghiệp. Kết quả là hai bên đều căng thẳng và mệt mỏi, không hiểu ý nhau, thất vọng về nhau, dễ dán nhãn nghĩ xấu cho nhau.
--
KẾ HOẠCH
Kế hoạch thực hiện mục tiêu được làm rõ?
-- tới các chức năng, mục tiêu nhỏ hơn,
-- tới từng bước,
-- nguồn lực & các rào cản,
-- phương thức thực thi đảm bảo khả năng cao vượt qua rào cản,
-- cách thức đo lường hiệu quả & chi phí,
-- các lịch giao kết quả,
-- làm rõ các hành động nào là then chốt,
-- các nguyên tắc hành xử, ra quyết định cần lưu ý
-- người thực thi có những quyền hạn gì
--
Giải thích
Các mục tiêu cần hoàn thành quan trọng thường luôn phức tạp và có thể vượt năng lực của người thực hiện. Dù đã có làm rõ mục tiêu và các kết quả then chốt, việc làm rõ kế hoạch thực hiện nhanh sẽ giảm khả năng thực thi sai, tăng khả năng thành công, có lợi cho cả hai bên.
Hiện nay phần lớn các cá nhân không rèn luyện lập kế hoạch công việc thường xuyên, không được huấn luyện về mặt này nên rất lúng túng khi được giao việc.
--
BÁO CÁO & BÁO CÁO CHÍNH MÌNH
Báo cáo trong và sau khi thực hiện đã làm rõ?
-- phương thức báo cáo tiến độ và kết quả dựa trên mục tiêu và kế hoạch,
-- người thực hiện đã làm gì tốt có thể chia sẻ lại cho đồng đội,
-- người thực hiện cần làm gì để tốt hơn cho lần tới,
-- mục tiêu cụ thể cho lần tới,
-- cấp trên cần phản hồi, góp ý những mặt nào và góp ý hướng nào vào từng thời điểm thực thi và trên kết quả sau khi thực thi
-- hệ thống lưu trữ báo cáo của cá nhân với quyền truy cập của cấp trên và đội nhóm
--
Giải thích
Mỗi người trong tổ chức cần rút ra bài học cho chính mình để chiêm nghiệm được mình đã làm gì tốt có thể chia sẻ lại cho người khác, và mình cần điều chỉnh gì để tốt hơn. Người thực thi cần lưu trữ các báo cáo này như những bài học cho chính mình để liên tục vươn lên không ngừng, đem lại giá trị ngày càng tốt hơn cho đội nhóm, cho doanh nghiệp.
Hiện nay các báo cáo phần lớn đều thực hiện dạng định kỳ, cho có, thiếu nội dung làm rõ và không khai thác được thông tin cần thiết để ra quyết định.
--
Bạn tự chấm được mấy điểm?
--
Trần Xuân Hải - Missionizer
Business Design
Faster, Stronger, Happier
20200707
— with Nguyen Thuc Khoa and
3 others
.

No comments:

Post a Comment

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ Hội đồng quản trị, tiếng Anh là BOD (Board Of Directors). Còn Ban giám đốc hay Ban quản lý tiếng Anh là BOM (B...