HOÀI NIỆM!
Hôm qua tự dưng hoài niệm, nhớ lại những ngày tháng làm việc ở ABB và lôi ra một đống tài liệu.
Nhân duyên đến với ABB rất thú vị. Năm 1995, đang làm trưởng bộ phận Điện ở SSY, đọc báo thấy ABB tuyển Sales Engineer, với mong muốn làm việc ở tập đoàn lớn nên mình nộp đơn ứng tuyển chứ trước đó có bao giờ làm sales đâu. Ông Trưởng VPĐD Pat Donnely béo ù, người Ireland, phỏng vấn mình một hồi nói rằng: tôi thấy cậu hợp với vị trí khác hơn. Thế là trở thành Estimation Manager chuyên lo đấu thầu. Mang danh là manager chứ chẳng có lính. Mãi sau mới có team mà sau đó nhiều người trở thành sếp ở Siemens, Avera, Schneider, Alstoms v.v
Chỉ sau 1 thời gian ngắn mình được quy hoạch vào chương trình Localization, có nghĩa là đào tạo người địa phương để thay thế sếp nước ngoài. Trong chương trình ấy thì miền Nam có chỉ có mình, Hà Nội được 3 người. Lúc ấy, những năm thập kỷ 90, chi phí cho sếp nước ngoài không thấp hơn 500.000 USD/năm/người mà 1000 USD mua được gần 3 lượng vàng . Tính ra chi phí cho một sếp nước ngoài khoảng 1500 lượng vàng/năm tương đương với hơn 80 tỷ nếu chiếu theo giá vàng hiện nay (just kidding)!
Mình được công ty đào tạo rất nhiều và luân chuyển nhiều vị trí khác nhau: từ kỹ thuật, quản lý dự án, đến phát triển kinh doanh, quản lý để thử thách. Mình được cử đi on-the-job training ở Úc suốt 1 tháng. Lúc thì đi công trường, lúc thì ở văn phòng học hỏi cách quản lý điều hành. Cuối cùng mang về một đống kiến thức, trải nghiệm thực tế và cả những quy trình xây dựng hệ thống vận hành doanh nghiệp rất khoa học.
Rồi mình đi học 4 tuần chương trình Asia Pacific Advanced Management Training do ABB mời các giáo sư từ INSEAD Business School - một trong những trường kinh doanh hàng đầu thế giới - đến dạy. Cả khu vực có khoảng 30 người, mà toàn là cấp Tổng Giám Đốc hay tệ nhất cũng nằm trong Ban Giám Đốc, duy có mình là vị trí thấp nhất. Lúc đó học tốn tiền kinh khủng, ở toàn khách sạn 5 sao. Thời ấy mình không có credit card, nên phải mang theo séc để rút tiền. Cầm tấm séc 6.000 USD đến ngân hàng HSBC Hong Kong và Kuala Lumpur, rút tiền mặt về gởi trong két an toàn của khách sạn . Mà đi 2 đợt như thế. Đó là một chương trình đào tạo toàn diện và rất sâu mà bây giờ mình vẫn đọc đi đọc lại các tài liệu và áp dụng trong công việc.
Sau đó mình còn tham dự những chương trình đào tạo khác từ lãnh đạo, dịch vụ, đến tài chính, bán hàng, nhân sự, quản lý dự án v.v Tất cả những chương trình ấy giúp cho mình có được nền móng kiến thức quản trị vững chắc mà sau này được bồi đắp thêm bằng chương trình MBA tại Úc.
Mình cũng ấn tượng với ABB International Service, chương trình đã khai sáng tư duy của mình rất nhiều về service concept và cách vận hành.
Tất cả các công ty hàng đầu thế giới như ABB, Tetra Pak, Mettler Toledo mà mình đã làm việc đều có 1 điểm chung khiến họ thành công: họ đầu tư rất nhiều vào việc phát triển con người. Họ có những chương trình đào tạo xuyên suốt từ cấp quốc gia, khu vực, toàn cầu. Họ có chương trình mentoring và coaching mà mình cũng đã may mắn được tham gia. Trong những khoản đầu tư ấy, có cái đem lại hiệu quả ngay lập tức, có cái cần thời gian. Tuy nhiên, về lâu dài những khoản đầu tư ấy tạo nên nền móng vững chắc mà các đối thủ khó theo kịp.
Trong lúc ngồi thơ thẩn lật lại những trang tài liệu, chợt 1 câu hỏi bật ra: cách tốt nhất để chuyển giao những tri thức này đến các doanh nghiệp Việt là gì? Đặc biệt về hệ thống tổng thể từ đấu thầu đến quản lý dự án thành công và hệ thống dịch vụ kỹ thuật!
Hôm qua tự dưng hoài niệm, nhớ lại những ngày tháng làm việc ở ABB và lôi ra một đống tài liệu.
Nhân duyên đến với ABB rất thú vị. Năm 1995, đang làm trưởng bộ phận Điện ở SSY, đọc báo thấy ABB tuyển Sales Engineer, với mong muốn làm việc ở tập đoàn lớn nên mình nộp đơn ứng tuyển chứ trước đó có bao giờ làm sales đâu. Ông Trưởng VPĐD Pat Donnely béo ù, người Ireland, phỏng vấn mình một hồi nói rằng: tôi thấy cậu hợp với vị trí khác hơn. Thế là trở thành Estimation Manager chuyên lo đấu thầu. Mang danh là manager chứ chẳng có lính. Mãi sau mới có team mà sau đó nhiều người trở thành sếp ở Siemens, Avera, Schneider, Alstoms v.v
Chỉ sau 1 thời gian ngắn mình được quy hoạch vào chương trình Localization, có nghĩa là đào tạo người địa phương để thay thế sếp nước ngoài. Trong chương trình ấy thì miền Nam có chỉ có mình, Hà Nội được 3 người. Lúc ấy, những năm thập kỷ 90, chi phí cho sếp nước ngoài không thấp hơn 500.000 USD/năm/người mà 1000 USD mua được gần 3 lượng vàng . Tính ra chi phí cho một sếp nước ngoài khoảng 1500 lượng vàng/năm tương đương với hơn 80 tỷ nếu chiếu theo giá vàng hiện nay (just kidding)!
Mình được công ty đào tạo rất nhiều và luân chuyển nhiều vị trí khác nhau: từ kỹ thuật, quản lý dự án, đến phát triển kinh doanh, quản lý để thử thách. Mình được cử đi on-the-job training ở Úc suốt 1 tháng. Lúc thì đi công trường, lúc thì ở văn phòng học hỏi cách quản lý điều hành. Cuối cùng mang về một đống kiến thức, trải nghiệm thực tế và cả những quy trình xây dựng hệ thống vận hành doanh nghiệp rất khoa học.
Rồi mình đi học 4 tuần chương trình Asia Pacific Advanced Management Training do ABB mời các giáo sư từ INSEAD Business School - một trong những trường kinh doanh hàng đầu thế giới - đến dạy. Cả khu vực có khoảng 30 người, mà toàn là cấp Tổng Giám Đốc hay tệ nhất cũng nằm trong Ban Giám Đốc, duy có mình là vị trí thấp nhất. Lúc đó học tốn tiền kinh khủng, ở toàn khách sạn 5 sao. Thời ấy mình không có credit card, nên phải mang theo séc để rút tiền. Cầm tấm séc 6.000 USD đến ngân hàng HSBC Hong Kong và Kuala Lumpur, rút tiền mặt về gởi trong két an toàn của khách sạn . Mà đi 2 đợt như thế. Đó là một chương trình đào tạo toàn diện và rất sâu mà bây giờ mình vẫn đọc đi đọc lại các tài liệu và áp dụng trong công việc.
Sau đó mình còn tham dự những chương trình đào tạo khác từ lãnh đạo, dịch vụ, đến tài chính, bán hàng, nhân sự, quản lý dự án v.v Tất cả những chương trình ấy giúp cho mình có được nền móng kiến thức quản trị vững chắc mà sau này được bồi đắp thêm bằng chương trình MBA tại Úc.
Mình cũng ấn tượng với ABB International Service, chương trình đã khai sáng tư duy của mình rất nhiều về service concept và cách vận hành.
Tất cả các công ty hàng đầu thế giới như ABB, Tetra Pak, Mettler Toledo mà mình đã làm việc đều có 1 điểm chung khiến họ thành công: họ đầu tư rất nhiều vào việc phát triển con người. Họ có những chương trình đào tạo xuyên suốt từ cấp quốc gia, khu vực, toàn cầu. Họ có chương trình mentoring và coaching mà mình cũng đã may mắn được tham gia. Trong những khoản đầu tư ấy, có cái đem lại hiệu quả ngay lập tức, có cái cần thời gian. Tuy nhiên, về lâu dài những khoản đầu tư ấy tạo nên nền móng vững chắc mà các đối thủ khó theo kịp.
Trong lúc ngồi thơ thẩn lật lại những trang tài liệu, chợt 1 câu hỏi bật ra: cách tốt nhất để chuyển giao những tri thức này đến các doanh nghiệp Việt là gì? Đặc biệt về hệ thống tổng thể từ đấu thầu đến quản lý dự án thành công và hệ thống dịch vụ kỹ thuật!
No comments:
Post a Comment