Search This Blog

Sunday, January 10, 2021

CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ KHI ĐƯA CON ĐI KHÁM BỆNH❓❓❓

1. Trường hợp cấp cứu🆘
Đưa con #đến_bệnh_viện hoặc #cơ_sở_y_tế_gần_nhất mà mình biết, từ bệnh viện đó các bác sĩ sẽ cấp cứu sơ bộ, nếu cần thiết họ sẽ dùng xe chuyên dụng chuyển viện cho con một cách nhanh nhất. Khi cấp cứu, thời gian là yếu tố quyết định nên mẹ không nên nhất quyết chọn bệnh viện chuyên khoa theo ý mình để rồi mất thời gian chạy loanh quanh.
2. Trường hợp không cấp cứu
#Đặt_lịch_hẹn_trước với bác sĩ nếu có thể. Kiểm tra lại đường đi đến phòng khám để biết chính xác địa điểm nhằm tránh đi lạc gây mất thời gian, cũng như đừng đi quá sát giờ hẹn khám sẽ khiến ba mẹ vội vàng mà quên nhiều thứ.
Nếu được hãy cho con đi khám vào buổi chiều. Vì buổi sáng, nhất là sáng đầu tuần và cuối tuần, là giờ cao điểm, bệnh nhân rất đông, buổi chiều vắng hơn, bác sĩ có thể khám cho con chu đáo và ít sai sót hơn. Đồng thời, ba mẹ có thời gian hỏi thăm tình trạng bệnh của con nhiều hơn.
Ba mẹ có thể gọi điện thoại hoặc nhờ người đến phòng khám hoặc bệnh viện để lấy số hẹn trước, tránh được sự chờ đợi mệt mỏi trước phòng khám đông đúc.
✅Chuẩn bị đồ dùng đi khám
• Đồ dùng cho bé như bỉm, khăn xô, khăn ướt, quần áo và một chiếc khăn mỏng cho bé, đồ ăn trong trường hợp có thể phải đợi lâu, cũng có thể mang theo 1 món đồ chơi bé thích.
• Mặc cho bé : ba mẹ nên cho bé mặc #quần_áo_rộng thoáng, #dễ_kéo,#dễ_cởi... Tránh cho trẻ mặc những bộ quần áo cầu kỳ, khó cởi cũng như những bộ quần áo quá bí
• Giấy tờ : thẻ Bảo hiểm Y tế, sổ khám bệnh cũ, đơn thuốc cũ, các thuốc đang sử dụng, các kết quả xét nghiệm, sổ tiêm chủng … bởi đó là những #thông_tin_đáng_giá để các bác sĩ nắm được tình hình sức khỏe của trẻ; một quyển sổ, bút viết để ghi thông tin cần thiết từ lời khuyên của bác sĩ.
✅Chuẩn bị tâm lý cho trẻ🧑👧
Ba mẹ hãy chuẩn bị tâm lý cho trẻ bằng cách #nói_trước cho trẻ những điều có thể xảy ra khi tới phòng khám nhi khoa (bác sĩ sẽ hỏi thăm, vén áo để khám, đặt ống nghe, kiểm tra miệng, họng…). Có thể những chuẩn bị của ba mẹ chưa đầy đủ nhưng sẽ giúp trẻ có một khái niệm nhất định khi đi khám bệnh. Việc chuẩn bị tâm lý trước cho trẻ sẽ giúp cho trẻ #cảm_thấy_thoải_mái_hơn, không lo sợ khi đi khám bệnh.
✅ Về phía ba mẹ
#Ghi_nhớ_đầy_đủ các #triệu_chứng của con ( hỏi kĩ người chăm sóc trực tiếp cho trẻ hoặc đưa người chăm sóc trẻ đi cùng ), #tiền_sử bệnh lý, tiền sử dị ứng…
Chuẩn bị sẵn #các_câu_hỏi dành cho bác sỹ, có thể ghi ra giấy.
✅ Trong quá trình thăm khám
Ba mẹ nên #bình_tĩnh và #tin_tưởng vào bác sỹ, y tá tại phòng khám.
#Cung_cấp_mọi_thông_tin về bệnh tình của bé và thông tin liên quan một cách #trung_thực và #đầy_đủ khi bác sĩ yêu cầu.
#Đừng_ngại_hỏi bác sĩ bất cứ điều gì mà mẹ thắc mắc hoặc chưa hiểu rõ.
Sau khi khám xong, cần xem kỹ trong sổ khám bệnh về #ngày_tái_khám. Nếu bác sĩ không ghi ngày tái khám vào sổ, mẹ nên hỏi bác sĩ ngay. Xem kỹ đơn thuốc và hỏi bác sỹ nếu chưa rõ cách sử dụng.
💥Chú ý : Nguy cơ lây nhiễm chéo
Những nơi tập trung đông người thường là những nơi dễ gây ra tình trạng lây nhiễm chéo. Lây nhiễm chéo có thể bắt nguồn từ các trẻ đang bị các bệnh khác, các vật dụng công cộng và các giọt bắn nước bọt từ người khác. #Sau_khi_khám bệnh xong và về nhà, ba mẹ cần #vệ_sinh, rửa mặt mũi, tay chân cho trẻ và bản thân mình.


No comments:

Post a Comment

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ Hội đồng quản trị, tiếng Anh là BOD (Board Of Directors). Còn Ban giám đốc hay Ban quản lý tiếng Anh là BOM (B...