Đọc kỹ, nghĩ sâu, phản biện từ từ...
Trả lời câu hỏi mục tiêu có bắt buộc phải có con số để đo lường (chữ M - Measurable trong SMART), và nếu không có con số thì làm cách nào biết được là đạt hay không đạt mục tiêu. Dưới đây là quan điểm có phần ngược đời (không giống bất kỳ tài liệu, sách vở nào) của tôi. Nó thể trùng hoặc khác với quan điểm của các bạn. Hãy cứ tham khảo nhé!
Đa số các bạn trả lời là mục tiêu nhất thiết phải có con số để định lượng, đo lường và đánh giá. Thứ gì không đo được thì không đánh giá được, và nếu không đánh giá được thì thiết lập mục tiêu chẳng để làm gì.
Đây là những câu trả lời tôi đánh giá rất cao, và tôi rất vui mừng khi thấy đa số các bạn đều hiểu rõ thế nào là mục tiêu so với mục đích. Mục đích không đo được; mục tiêu bắt buộc phải đo được, tức phải xác định được thế nào là đạt, thế nào là không đạt. Thực tế, còn nhiều người mơ hồ giữa mục tiêu và mục đích nên khi tôi nói cuộc họp nên có mục tiêu thì họ nhảy vào tranh luận "trớt quớt" vì nói khác ngôn ngữ (tôi thấy mệt quá với kiểu tranh luận không cùng ngôn ngữ này nên phải viết loạt bài về mục đích và mục tiêu trước khi post lại bài về cuộc họp hiệu quả).
Trở lại với câu hỏi mục tiêu có nhất thiết phải kèm theo con số; và chữ M (Measurable) trong chữ SMART có nhất thiết phải thể hiện bằng số? Các bạn hầu hết trả lời rất đúng - mục tiêu rất cần có con số để đo lường!
*** 👉 Tuy vậy, có một chữ "nhưng" ở đây mà nhiều người có thể chưa gặp, hay chưa hình dung, hay chưa nghĩ tới. Chữ nhưng đó là: Dù mục tiêu thường có con số kèm theo, nhưng không phải tất cả mọi mục tiêu đều bắt buộc phải thể hiện dưới dạng con số thì mới đo lường được. Có những mục tiêu không cần có một con số cụ thể nào mà vẫn có thể xác định được là đạt hay không đạt một cách chắc chắn, không lăn tăn, không nghi ngờ. Chú ý, ở đây, mình chỉ nói con số định lượng của mục tiêu (chữ M - Measurable), còn mốc thời gian (chữ T - Time-bound trong SMART goal) thì đương nhiên phải có rồi nhé!
* Ví dụ 1: Mục tiêu đạt thị phần cao nhất đối với sản phẩm X trong năm là một mục tiêu hoàn toàn có thể đánh giá được mà không cần phải có con số cụ thể nào. Cao nhất (so với mọi đối thủ, không cần biết bao nhiêu đối thủ) là một trạng thái có thể xác định được mà không cần phải chắc chắn doanh số bao nhiêu, thị phần chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm, hơn đối thủ bao nhiêu, hơn bao nhiêu đối thủ... (miễn là nó cao hơn mọi đối thủ, còn cao hơn bao nhiêu cũng được).
* Vd 2: Mục tiêu đạt thủ khoa trong kỳ thi đại học cũng là một mục tiêu hoàn toàn có thể đánh giá được là có đạt hay không đạt mà không cần phải có số điểm cụ thể nào (miễn là tổng điểm cao hơn tất cả các thí sinh dự thi).
* Vd3: Mục tiêu lấy được giấy chứng nhận ISO 9001 trong năm hay lấy được bằng ĐH trong năm là một mục tiêu hoàn toàn có thể đánh giá mà không cần phải thể hiện con số nào.
* Vd4: Mục tiêu cưới được vợ trong năm (không quan trọng bao nhiêu vợ) cũng là một mục tiêu không có con số thể hiện, nhưng vẫn có thể đánh giá (và thưởng phạt) được.🙂
* Vd5: Mục tiêu hoàn thành khóa học và được cấp giấy chứng nhận học xong chương trình CEO trong năm là một mục tiêu đo lường được mà không cần có con số cụ thể nào....
Cần lưu ý, những cụm từ như "cao nhất", "thấp nhất", "dài nhất", "ngắn nhất", "nhanh nhất"... là những cụm từ có thể xác định và đánh giá được mà không cần phải có con số cụ thể. Các từ "có", "không", "đạt", "không đạt" cũng hoàn toàn đánh giá được dù không có con số. Ví dụ, mục tiêu CÓ khách hàng đến mua hàng trong ngày khai trương đầu năm cũng là một mục tiêu đánh giá được. Mục tiêu về đích SỚM HƠN một đối thủ nào đó cũng là một mục tiêu có thể đánh giá được mà không cần có con số cụ thể....
Và còn nhiều ví dụ khác, dù không có con số cụ thể, mục tiêu vẫn đánh giá được! Hãy đọc kỹ và suy nghĩ kỹ các bạn nhé!
==========
* Chú ý, ở đây, mình chỉ nói con số định lượng của mục tiêu (chữ M - Measurable), còn mốc thời gian (chữ T - Time-bound trong SMART goal) thì đương nhiên phải có rồi nhé!
Trả lời câu hỏi mục tiêu có bắt buộc phải có con số để đo lường (chữ M - Measurable trong SMART), và nếu không có con số thì làm cách nào biết được là đạt hay không đạt mục tiêu. Dưới đây là quan điểm có phần ngược đời (không giống bất kỳ tài liệu, sách vở nào) của tôi. Nó thể trùng hoặc khác với quan điểm của các bạn. Hãy cứ tham khảo nhé!
Đa số các bạn trả lời là mục tiêu nhất thiết phải có con số để định lượng, đo lường và đánh giá. Thứ gì không đo được thì không đánh giá được, và nếu không đánh giá được thì thiết lập mục tiêu chẳng để làm gì.
Đây là những câu trả lời tôi đánh giá rất cao, và tôi rất vui mừng khi thấy đa số các bạn đều hiểu rõ thế nào là mục tiêu so với mục đích. Mục đích không đo được; mục tiêu bắt buộc phải đo được, tức phải xác định được thế nào là đạt, thế nào là không đạt. Thực tế, còn nhiều người mơ hồ giữa mục tiêu và mục đích nên khi tôi nói cuộc họp nên có mục tiêu thì họ nhảy vào tranh luận "trớt quớt" vì nói khác ngôn ngữ (tôi thấy mệt quá với kiểu tranh luận không cùng ngôn ngữ này nên phải viết loạt bài về mục đích và mục tiêu trước khi post lại bài về cuộc họp hiệu quả).
Trở lại với câu hỏi mục tiêu có nhất thiết phải kèm theo con số; và chữ M (Measurable) trong chữ SMART có nhất thiết phải thể hiện bằng số? Các bạn hầu hết trả lời rất đúng - mục tiêu rất cần có con số để đo lường!
*** 👉 Tuy vậy, có một chữ "nhưng" ở đây mà nhiều người có thể chưa gặp, hay chưa hình dung, hay chưa nghĩ tới. Chữ nhưng đó là: Dù mục tiêu thường có con số kèm theo, nhưng không phải tất cả mọi mục tiêu đều bắt buộc phải thể hiện dưới dạng con số thì mới đo lường được. Có những mục tiêu không cần có một con số cụ thể nào mà vẫn có thể xác định được là đạt hay không đạt một cách chắc chắn, không lăn tăn, không nghi ngờ. Chú ý, ở đây, mình chỉ nói con số định lượng của mục tiêu (chữ M - Measurable), còn mốc thời gian (chữ T - Time-bound trong SMART goal) thì đương nhiên phải có rồi nhé!
* Ví dụ 1: Mục tiêu đạt thị phần cao nhất đối với sản phẩm X trong năm là một mục tiêu hoàn toàn có thể đánh giá được mà không cần phải có con số cụ thể nào. Cao nhất (so với mọi đối thủ, không cần biết bao nhiêu đối thủ) là một trạng thái có thể xác định được mà không cần phải chắc chắn doanh số bao nhiêu, thị phần chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm, hơn đối thủ bao nhiêu, hơn bao nhiêu đối thủ... (miễn là nó cao hơn mọi đối thủ, còn cao hơn bao nhiêu cũng được).
* Vd 2: Mục tiêu đạt thủ khoa trong kỳ thi đại học cũng là một mục tiêu hoàn toàn có thể đánh giá được là có đạt hay không đạt mà không cần phải có số điểm cụ thể nào (miễn là tổng điểm cao hơn tất cả các thí sinh dự thi).
* Vd3: Mục tiêu lấy được giấy chứng nhận ISO 9001 trong năm hay lấy được bằng ĐH trong năm là một mục tiêu hoàn toàn có thể đánh giá mà không cần phải thể hiện con số nào.
* Vd4: Mục tiêu cưới được vợ trong năm (không quan trọng bao nhiêu vợ) cũng là một mục tiêu không có con số thể hiện, nhưng vẫn có thể đánh giá (và thưởng phạt) được.🙂
* Vd5: Mục tiêu hoàn thành khóa học và được cấp giấy chứng nhận học xong chương trình CEO trong năm là một mục tiêu đo lường được mà không cần có con số cụ thể nào....
Cần lưu ý, những cụm từ như "cao nhất", "thấp nhất", "dài nhất", "ngắn nhất", "nhanh nhất"... là những cụm từ có thể xác định và đánh giá được mà không cần phải có con số cụ thể. Các từ "có", "không", "đạt", "không đạt" cũng hoàn toàn đánh giá được dù không có con số. Ví dụ, mục tiêu CÓ khách hàng đến mua hàng trong ngày khai trương đầu năm cũng là một mục tiêu đánh giá được. Mục tiêu về đích SỚM HƠN một đối thủ nào đó cũng là một mục tiêu có thể đánh giá được mà không cần có con số cụ thể....
Và còn nhiều ví dụ khác, dù không có con số cụ thể, mục tiêu vẫn đánh giá được! Hãy đọc kỹ và suy nghĩ kỹ các bạn nhé!
==========
* Chú ý, ở đây, mình chỉ nói con số định lượng của mục tiêu (chữ M - Measurable), còn mốc thời gian (chữ T - Time-bound trong SMART goal) thì đương nhiên phải có rồi nhé!
No comments:
Post a Comment