Search This Blog

Sunday, February 28, 2021

Sản phẩm thực ra là một phần của thương hiệu

CẨN THẬN VỚI LỜI KHUYÊN SẢN PHẨM PHẢI TỐT! Biết rồi, khổ lắm, nhưng phải nói mãi (vì có nhiều người vẫn chưa hiểu!😕)

Một sản phẩm tệ mọi mặt thì khó bán được. Nhưng một sp tốt toàn diện thì cũng chưa chắc đã sống nổi. Vì sao?

Nếu có ai đó khuyên bạn một lời khuyên chung chung là bạn phải làm sản phẩm cho thật tốt rồi mới làm thương hiệu, hoặc thậm chí khuyên bạn phải làm tốt cả hai (thương hiệu và sản phẩm) một cách chung chung, bạn hãy cẩn trọng. 

Khi nói đến một thương hiệu, nó đã bao gồm sản phẩm rồi! Không có thương hiệu sản phẩm nào mà không bao gồm sản phẩm trong đó!

Sản phẩm là một phần của thương hiệu, và là một điểm chạm thương hiệu (a brand touchpoint). Nhưng sự nhầm lẫn là ở chỗ, nhiều người (trong đó có cả chuyên gia) cứ nghĩ điểm chạm này là một điểm chạm vật lý, tức cảm giác cầm, nắm, ăn, uống, ngửi, hút (thuốc lá), lái (xe), sử dụng... 

Không hoàn toàn như thế đâu!

Cần hiểu rằng đây là một điểm chạm thiên về TÂM LÝ nhiều hơn. Nó bao gồm cả phần LÝ TÍNH (là ăn uống, hút, lái, sử dụng...) và phần CẢM TÍNH, là cảm xúc khi nhìn, ngắm, cầm nắm, ăn uống, sử dụng (hãnh diện, tự hào, trìu mến thân thương, thư giãn, khoan khoái, dễ chịu, thích thú...). 

Nếu bạn sống ở nước ngoài đã lâu, được ăn một bữa ăn có thịt luộc, cà pháo, mắm tôm (của người miền Bắc), hay món cá lóc kho tộ (của người miền Nam) cảm xúc nhớ quê của bạn sẽ dâng trào ghê lắm, cho dù món ăn chưa hẳn đã ngon!

Chính vì yếu tố tâm lý ở điểm chạm này, sản phẩm cần phải phù hợp với định vị thương hiệu và tâm tư người tiêu dùng (consumer/customer insight) chứ không phải là tốt chung chung theo chủ quan của người bán (hay của chuyên gia tư vấn tung sản phẩm).

Bạn không nên làm tốt chung chung cho sản phẩm ở mọi khía cạnh. Trong nhiều trường hợp, bạn phải chấp nhận LÀM XẤU nhiều yếu tố để tập trung làm nổi bật một yếu tố có chủ đích. Ví dụ, một chiếc xe được định vị là "hầm hố" nó phải chấp nhận xấu xí về mặt thanh lịch, tao nhã trong thiết kế; một chiến quần jean "bụi" cho giới trẻ phải chấp nhận rách rưới, thủng lỗ, te tua ở nhiều nơi, mà nhiều người mới nhìn vô đã thấy "phát gớm"...

Muốn làm tốt một thương hiệu, tức xây dựng một thương hiệu mạnh, bạn phải chọn một sản phẩm PHÙ HỢP VỚI ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU chứ KHÔNG PHẢI một sản phẩm tốt chung chung. Một thương hiệu mạnh phải có sản phẩm phù hợp với nó (chứ không phải một sản phẩm tốt).

Điều này cũng tương tự như bộ quần áo bạn mặc khi đi ra ngoài không nên đẹp một cách chung chung mà phải phù hợp với "định vị" mục đích bạn đi đâu, đi cùng ai, đến gặp ai, để làm gì... Đi vào chùa khác với đi dã ngoại; đi dự đám tang khác với đi dự đám cưới; đi làm ruộng khác với đi ăn tiệc... chứ nhỉ?

Khách hàng cần một sản phẩm phù hợp với định vị (khi định vị đã có nghiên cứu insight của nhóm khách hàng mục tiêu) chứ không cần một sản phẩm tốt chung chung theo quan điểm của người bán!

Bạn nghĩ sao về bài viết này của tôi?

Đọc thêm bài này: 

No comments:

Post a Comment

CON NGƯỜI và TINH THẦN

CON NGƯỜI và TINH THẦN 1 –  " Nếu có một gã trọc phú hàng to súng lớn, có thể mua biệt thự alibaba cho em ở, xe lếch xù cho em đi, nạp ...