Search This Blog

Saturday, February 27, 2021

Stop muti tasking

Bạn đang trả lời một cuộc gọi, vừa đọc email vừa trả lời tin nhắn Facebook ở một chiếc điện thoại khác? Trên trình duyệt của bạn có rất nhiều tab đang mở?
Bạn vừa đọc sách, ôn bài chuẩn bị cho kỳ thi nhưng bên cạnh cuốn sách là màn hình với video mới nhất của Youtuber yêu thích.
Có những ngày trôi đi quá nhanh, bạn không hiểu bạn đã làm được những gì, muốn cố làm điều nọ điều kia nhưng cơ thể thì rã rời.  
Cũng có lúc bạn tưởng rằng mình là một siêu nhân khi có thể làm được bao nhiêu việc cùng một lúc và đến cuối ngày thấy đầu thì ong ong, bạn cảm thấy kiệt sức và tự hào vì tưởng bạn đã làm việc hết mình.
Nhưng các nhà tâm lý học, thần kinh học lại không công nhận bạn siêu như bạn tưởng. Họ sẽ nói rằng cách tốt nhất để hoàn thành được nhiều việc là làm từng việc một lúc và khuyên bạn ngưng multitask đi là đằng khác.
Bản chất của Multitasking
Có 3 hoàn cảnh để nhận ra một người đang multitasking:
Bạn làm hơn 2 việc cùng một lúc
Bạn chuyển đổi qua lại từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác
Bạn thực hiện liên tiếp một số nhiệm vụ một cách nhanh chóng.
Ngược lại với mong muốn đa nhiệm thì với những nhiệm vụ yêu cầu nhận thức,  não bộ chúng ta chỉ có khả năng xử lý từng việc một lúc mà thôi.
Chúng ta chỉ có thể làm song hành 2 việc nếu như hai việc đó rơi vào một trong hai hoàn cảnh sau.
Trong hai việc đó thì ít nhất có một việc chúng ta đã làm thuần thục thành thói quen và không cần phải tập trung hay suy nghĩ thấu đáo mới có thể làm được (đi bộ, chạy bộ hay đánh răng)
Chúng được xử lý ở các phần khác nhau trong não bộ.
Ví dụ như khi bạn nghe nhạc cổ điển để đọc sách thì sẽ rất vào nhưng nếu bạn thay bằng các bài hát thì khả năng lưu giữ thông tin của bạn lại giảm vì cả hai hoạt động này đều kích hoạt trung tâm ngôn ngữ của não.
Như vậy, bản chất của việc multitasking –  đa nhiệm chúng ta vẫn ảo tưởng là switchtasking – chuyển sự chú ý từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác.
Các hệ quả khi chúng ta tiếp tục làm việc đa nhiệm
Hãy thử bài test này để so sánh năng suất của bạn khi singletasking và multitasking (ví dụ khác  là một video khá đơn giản mà bạn cũng có thể thử mà không cần hiểu tiếng Anh)
Mình đã có kết quả 20 giây thực hiện theo singletasking và 41 giây khi multitasking. Nghĩa là khi đa nhiệm mình tốn hơn gấp đôi thời gian để hoàn thành cùng một nhiệm vụ. Chữ viết của mình cũng lộn xộn hơn và xấu hơn, nghĩa là chất lượng công việc của mình bị đi xuống. Chưa kể là đang viết thì rất dễ nhầm lẫn và căng thẳng hơn nữa.
Kết quả của mình đã được đúc kết trong các hệ quả của việc multitasking mà ông Dave Crenshaw, tác giả cuốn The Myth of Multitasking đã trình bày trong bài diễn thuyết dưới đây: (hãy bật phụ đề nếu bạn không hiểu vì video rất đáng xem.)
Trong bài diễn thuyết này ông Dave Crenshaw nhắc tới hệ quả thứ 4 của việc multitasking – giảm chất lượng và tương tác trong các mối quan hệ.
Khi mình về Việt Nam, vì mình về ít cho nên việc sắp xếp thời gian đi gặp bạn bè không dễ dàng, nhiều khi bỏ vài cuộc hẹn để có mặt ở chỗ mình trân trọng hơn. Nhưng khi tới nơi thì nhận ra những đối phương không coi trọng mình như cách mà mình dành cho họ. Thay vì hỏi han nhau chân thành, chúng ta để điện thoại làm kỳ đà.
Điều này cũng có thể thấy ở các bậc cha mẹ khi họ đa nhiệm mà một trong những nhiệm vụ ấy là con cái.
Sau khi xem xét về kết quả và năng suất công việc rồi, chúng ta đi sâu một chút vào yêu tố khoa học qua các lập luận từ các nhà tâm lý học và thần kinh học nhé.
Các tác hại của multitasking tới sức khoẻ tâm lý và khả năng hoạt động của não bộ
Ông Daniel J Levitin –  nhà tâm lý và thần kinh học tới từ Canada chỉ ra những điều xảy ra với não bộ khi chúng ta multitask: "Khi chúng ta chuyển sự chú ý từ hoạt động này sang hoạt động khác vỏ não trước và tiền đình đốt cháy glucose: nguyên liệu để hoạt động của não". Vì thế mà khi ngồi làm việc máy tính lâu các bạn sẽ cảm giác bị hạ đường huyết dù chỉ ngồi yên một chỗ. Bảo sao các quán trà sữa mở ở các khu nhà văn phòng làm ăn rất tốt!
Ông nói thêm: khi thay đổi nhiệm vụ liên tục, chúng ta sẽ đốt cháy nhiên liệu nhanh đến mức có thể cảm thấy kiệt sức và mất phương hướng chỉ sau một thời gian ngắn. Theo nghĩa đen, chúng ta đã làm cạn kiệt các chất dinh dưỡng trong não.  
Ông Levitin cũng nói rằng Multitask đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ có rất nhiều thứ phải quyết định dù chỉ là những hành động nhỏ như liệu có nên trả lời tin nhắn này hoặc mặc kệ? Trả lời nó ra sao? viết email này không? Tôi có tiếp tục những gì tôi làm việc bây giờ hoặc nghỉ ngơi không?  Và việc ra quyết định cũng rất khó khăn đối với mức độ hoạt động thần kinh của bạn và những quyết định nhỏ dường như chiếm nhiều năng lượng như những quyết định lớn. Khiến chúng ta nhanh chóng chuyển sang trạng thái cạn kiệt năng lượng. Thêm vào đó, sau khi đưa ra nhiều quyết định không đáng kể, cuối cùng chúng ta có thể đưa ra những quyết định thực sự tồi tệ với việc quan trọng. Dần dần là mất kiểm soát và mất khả năng tự ra quyết định cho bản thân.
Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng năng suất làm việc sẽ bị giảm đi 40% khi chúng ta cứ thay đổi liên tục giữa các nhiệm vụ so với việc chỉ tập trung hoàn thành một việc rồi mới làm tiếp việc khác.
Việc liên tục tiếp diễn việc đa nhiệm – multitasking này, sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của chúng ta. Mức độ hormone căng thẳng cortisol trong não tăng lên, khiến ta dễ rơi vào trạng thái lo âu. Một số người dễ có những hành vi hung hăng và bốc đồng.
Nếu bạn đột nhiên hay quên và nhận thấy trí nhớ suy giảm thì có thể bạn đang chịu hậu quả từ thói quen đa nhiệm. Khi chúng ta multitask, hóc môn stress như adrenaline cũng được tiết ra và dần dần mang lại những tác hại lâu dài cho sức khoẻ trong đó cũng có cả việc mất trí nhớ ngắn hạn.
Đa nhiệm là một thói quen gây nghiện?
Có nhiều thói quen rất khó bỏ và multitasking thì lại càng khó. Bởi vì với cơ chế thưởng phạt trong não bộ, mỗi khi chúng ta hoàn thành được công việc với thói quen đa nhiệm, chúng ta cảm thấy mình 'thành công', mình thật siêu thì não của chúng ta sẽ nhanh chóng tiết ra dopamine – hóc môn vui vẻ. Điều này tạo ra tín hiệu sai và ta trở nên lạc quan với khả năng của mình và khuyến khích bản thân tiếp tục thói quen đa nhiệm này. Khi ta quá lạc quan thì cũng rất dễ trở nên 'cẩu thả' hơn trong công việc và vô hình chung chẳng những làm giảm năng suất mà còn là kết quả thực hiện công việc nữa.
Làm sao để từ bỏ thói quen này?
Thay vì multitasking, hãy chuyển sang monotasking, singletasking hay unitasking
Mình hiểu rằng cách sắp xếp ở chốn công sở bây giờ dù có thể giúp việc kết nối trong công việc nhanh hơn ngày trước nhưng sẽ khiến chúng ta buộc phải multitask. Thêm vào đó là cuộc sống bận rộn với nhiều trách nhiệm mỗi người phải gánh thì rất dễ không tránh khỏi thói quen đa nhiệm này.
Nhưng để tránh những hệ quả về tâm lý, thần kinh và đặc biệt là tránh bị giảm trí nhớ và bị lão hoá não sớm thì chúng mình nên để tâm hơn và thay đổi thói quen làm việc. Một vài gợi ý của mình:
Áp dụng phương thức pomodoro
Giảm những thứ gây phân tâm như điện thoại.
Chia sẻ với những người xung quanh. Trao đổi với đồng nghiệp và người thân để họ không làm phiền mình. Điều này không chỉ tốt cho mình mà còn tốt cho họ nữa. Bởi vì khi chúng ta dành thời gian cho họ, họ sẽ có được sự chú ý tuyệt đối.
Chủ động cho bản thân thời gian nghỉ ngơi ngắn để cân bằng.
Giờ đến lượt bạn, bạn thấy mình là singletasker hay multitasker? bạn có cách nào để bỏ thói quen multitasking này không? Comment bên dưới để chia sẻ với mình và các bạn đọc khác nhé!

No comments:

Post a Comment

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ Hội đồng quản trị, tiếng Anh là BOD (Board Of Directors). Còn Ban giám đốc hay Ban quản lý tiếng Anh là BOM (B...