Search This Blog

Friday, February 19, 2021

Test độ phù hợp cv

👉 Làm thế nào để biết công việc hiện tại có "PHÙ HỢP" với bạn không?
Tôi thường xuyên gặp các bạn đang bối rối với công việc hay nghề nghiệp, trẻ có già có, ít kinh nghiệm cũng nhiều nhiều kinh nghiệm cũng không ít. Vấn đề mà tôi thấy các bạn chia sẻ và hỏi nhiều nhất đó là: "Liệu công việc hiện tại hay cơ hội công việc mới có phù hợp hay không?"
Tôi cũng đã từng gặp phải vấn đề này và có thời gian nhảy việc liên tục, đôi khi còn cảm thấy phát điên giống như bị lạc trong rừng và không biết đâu là lối ra, rồi sức ép từ việc phải có tiền để sống, sức ép từ gia đình và xã hội. Hôm nay xin chia sẻ với các bạn một cách để có thể tham khảo để dễ dàng đánh giá được sự phù hợp (cho dù chưa phải là tất cả) với công việc hiện tại.
Chia sẻ này của tôi dự trên quan điểm về sự phù hợp về giá trị nghề nghiệp của bạn và công việc bạn đang làm. Sự phù hợp trong công việc đang làm phụ thuộc rất nhiều vào chính công việc và môi trường làm việc (bao gồm cả những những người liên quan như đồng nghiệp, sếp, khách hàng, đối tác …) có phù hợp hay tương đồng với các GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP của bạn hay không. Nói đơn giản là công việc đó có mang lại những điều bạn mong muốn hay không.
Và bây giờ hãy thư giãn và trung thực với chính mình để bắt đầu thực hiện theo các bước sau để xem công việc có phù hợp với bạn không nhé.
Bước 1️⃣:
Liệt kê 6-10 điều thực sự mình rất coi trọng cho bản thân trong công việc, hãy nhớ ĐÂY LÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN THỰC SỰ COI TRỌNG.
Chỉ những điều mình coi trọng thôi nhé, đừng sợ bị người khác đánh giá. Ví dụ bạn muốn Thu nhập cao, muốn có Quyền lực... hay Sự cân bằng cuộc sống, Sự bình yên... cũng chẳng sao, mọi giá trị đều bình đẳng.
Bước 2️⃣:
Sắp xếp những điều bạn coi trọng thứ theo thứ tự ưu tiên, từ cao đến thấp và điền vào cột dọc Những giá trị coi trọng (như hình ảnh đính kèm).
Bước 3️⃣:
Hãy đánh giá tương quan giá trị bản thân coi trọng với công việc hiện tại bằng cách cho điểm vào các ô tương ứng giữa Giá trị coi trọng và Công việc như sau:
👉Rất phù hợp: 3 điểm
👉Tương đối phù hợp: 2 điểm
👉Có lẽ phù hợp: 1 điểm
👉Không phù hợp: 0 điểm
👉Rất không phù hợp: -1 điểm
Cộng tổng lại các điểm trên cùng 1 cột và chia điểm trung bình trên mỗi giá trị (tổng điểm/số giá trị coi trọng).
Bước 4️⃣:
Hãy đánh giá quan điểm giá trị bản thân coi trọng với Quản lý trực tiếp hiện tại bằng cách cho điểm vào các ô tương ứng giữa Giá trị coi trọng và Quản lý trực tiếp như sau:
👉Rất đồng quan điểm: 3 điểm
👉Tương đối đồng quan điểm: 2 điểm
👉Có lẽ đồng quan điểm: 1 điểm
👉Không đồng quan điểm: 0 điểm
👉Rất không đồng quan điểm: -1 điểm
Cộng tổng lại các điểm trên cùng 1 cột và chia điểm trung bình trên mỗi giá trị (tổng điểm/số giá trị coi trọng).
Cũng có thể làm thêm bước này với đồng nghiệp, nếu bạn thấy cần thiết.
Giờ hãy phân tich nhé:
Với công việc:
👉 Nếu điểm trung bình từ 2-3: Công việc đang mang lại cho bạn nhiều giá trị, cơ bản là phù hợp
👉 Nếu điểm trung bình từ 1- dưới 2: Bạn nên cân nhắc về sự phù hợp, nếu điểm trung bình gần 1 thì cũng là lúc bạn nên suy nghĩ đến một công việc mới
👉 Nếu điểm trung bình dưới 1: Công việc có nhiều điểm không phù hợp với bạn
Với quản lý:
👉 Nếu điểm trung bình từ 2-3: Ồ bạn đang cùng sếp trực tiếp có nhiều điểm tương đồng, công việc có nhiều thuận lợi trong việc phối hợp, cơ bản là phù hợp.
👉 Nếu điểm trung bình từ 1- dưới 2: Bạn nên cân nhắc điều chỉnh trong mối quan hệ công việc với sếp, chú ý tránh phát sinh mâu thuẫn để phối hợp tốt hơn
👉 Nếu điểm trung bình dưới 1: Bạn và sếp có nhiều quan điểm trái ngược, hãy cân nhắc đến giá trị với công việc để đưa ra những quyết định tiếp theo, nhưng về lâu dài bạn hoặc sếp của bạn sẽ ra đi.
Hy vọng với những bước này sẽ giúp các bạn một phần nhận ra công việc có phù hợp với mình hay không.
Lần tới tôi sẽ chia sẻ cùng các bạn công việc hiện tại có cho các bạn động lực và cảm hứng hay không.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về Giá trị nghề nghiệp tại đây: https://www.facebook.com/groups/hrlinkvn/permalink/3389159867880016
Hay biết được tại sao lại nghỉ việc tại đây: https://www.facebook.com/groups/hrlinkvn/permalink/3375605032568833


No comments:

Post a Comment

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ Hội đồng quản trị, tiếng Anh là BOD (Board Of Directors). Còn Ban giám đốc hay Ban quản lý tiếng Anh là BOM (B...