ĐỌC LÃO TỬ VỚI CON MẮT DOANH NHÂN
Bấy lâu nay, khi nhắc đến Đạo Lão người ta thường nghĩ ngay đến lời dạy của Lão Tử làm chuyện ''vô vi'', không màng danh lợi, không đua tranh với đời, coi thường tiền bạc...và cho rằng Đạo Lão không hợp, thậm chí còn đối nghịch với hoạt động của doanh nhân. Sự thực thì nếu đọc theo một góc độ khác, Đạo Lão thực ra rất có ích với doanh nhân, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng như bây giờ.
Học giả Lâm Ngữ Đường trong cuốn Sống đẹp (Nguyễn Hiến Lê dịch năm 1993, nxb Văn Hóa) đã viết : nhờ Lão Tử mà dân tộc Trung Hoa mới tồn tại được trong ba bốn ngàn năm vật lộn với đời sống mà không có nhiều người bị bệnh điên, bệnh thần kinh, suy nhược, bệnh đứt gân máu như người Phương Tây*. Điều đó đủ cho thấy tầm quan trọng của Đạo Lão trong xã hội Trung Hoa vốn có rất nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Tư tưởng của Lão Tử thể hiện chủ yếu trong tác phẩm Đạo Đức Kinh ra đời khoảng 600 năm trước Công nguyên. Trong đó, ông đề cập đến các vấn đề về vũ trụ, quy luật biến đổi của vạn vật và đời người. Hãy thử áp dụng quan điểm của đạo Lão vào công việc kinh doanh và quản lý hiện nay.
Về quản trị.
Nếu coi việc quản trị một tập đoàn kinh tế một công ty như quản lý một quốc gia (vào thời của Lão Tử) phương châm sẽ là: Trị nước lớn như nấu nướng cá nhỏ. Nấu cá nhỏ mà lật lên lật xuống, động tới nói nhiều quá thì nó sẽ nát, trị nước lớn (công ty lớn) mà can thiệp vào việc của dân nhiều quá, dân sẽ trá ngụy, chống đối. Như vậy, người quản lý lớn chỉ nên đưa ra các đường lối, nếu can thiệp quá nhiều vào công việc điều hành của từng bộ phận thì sẽ hỏng việc. Ngoài ra, người quản lý giỏi (trị dân theo cách nói của Lão Tử) là phải : Bậc trị dân giỏi nhất thì dân không biết là có vua, thấp hơn một bực thì dân yêu quý và khen, thấp hơn nữa thì dân sợ, thấp nhất thì bị dân khinh lờn...Vua thành công, việc xong rồi mà trăm họ đều bảo : ''tự nhiên mà mình được vậy''. Đó mới thực là tuyệt đỉnh của vô vi. Người quản lý giỏi thì nhân viên làm được việc mà không cần có sự chỉ đạo từ trên xuống. Giám đốc nhân sự của thương hiệu khách sạn sang trọng số một thế giới Four Season cũng nói : mỗi nhân viên của chúng tôi đều nỗ lực hết sức để làm hài lòng khách mà không đợi có sự chỉ đạo của các giám sát viên, quản lý. Đó là ý thức tự giác.
Về quản lý con người.
Một nhà quản lý tốt phải tự tư (vô tư) không có thành kiến, coi ai cũng như ai, không thiên vị : Thánh nhân không có thành kiến, lấy lòng thiên hạ làm lòng mình. Thánh nhân tốt với người tốt, tốt cả với người không tốt, nhờ vậy mà mọi người đều hóa tốt. Ông khuyên người lãnh đạo phải Sang lấy hèn làm gốc, cao lấy thấp làm nền. Với ví dụ là Sông biển sở dĩ làm vua trăm khe lạch (nghĩa là nơi quy tụ của mọi khe lạch) là vì khéo ở dưới thấp nên làm vua trăm khe lạch. Vì vậy thánh nhân (tức vua chúa) muốn ở trên dân thì lời nói phải khiêm hạ, muốn ở trước dân thì phải lùi lại sau). Lãnh đạo con người thì nên cứ thuận tự nhiên, đừng có tư ý, mưu mô thì dùng được mọi người , không phải bỏ ai, mình dạy cho người, người giúp đỡ lại mình mà đức mình càng thêm tỏ.
Về kinh doanh
ông nói : ''Người biết thì bỏ những gì thái quá và không cho tình trạng nào dù tốt tới mấy, phát triển tới cực điểm vì theo quy luật tuần hoàn trong vũ trụ, hễ phát tới cực điểm thì sẽ quay trở lại (phản phục), sẽ suy''. ở chương 42 ông nói ''Hễ lên gần tới cực điểm rồi thì ngưng lại nếu trái lại không ngưng mà cứ cho tăng hoài thì mau suy, mau kiệt, như vậy là thêm lên mà lại hóa ra bớt đi''. Đây là một quan điểm tài tình vì nó khẳng định việc kinh doanh có lúc lên, lúc xuống. Khi túi của Prada ở Nhật bán quá chạy, người ta ồ ạt nhập khẩu loại túi này vào đây bằng mọi giá kết quả là nhu cầu chững lại. Một ví dụ đơn giản khác nữa là việc mức cầu bùng nổ về rau quả sau đợt lũ ở Hà Nội hoặc việc được mùa lại lỗ nặng trong nông nghiệp nước ta. Khi kinh doanh thì không nên đẩy mọi việc đi quá xa, vượt quá giới hạn (thái) bởi sau đó sẽ là sự suy giảm, đi xuống. Và sự đi xuống cũng là dấu hiệu, mầm mống của sự đi lên. Áp dụng vào tình hình kinh tế thế giới hiện nay, người kinh doanh có thể tin vào việc sự thịnh vượng sẽ trở lại.
Về tiền bạc, danh lợi.
Lão Tử khuyến nghị người ta không để bị nó chi phối, nó chỉ là phương tiện không phải là mục đích. Biết dừng lại đúng lúc là người túc trí: ''Biết thế nào là đủ thì không nhục, biết thế nào nên ngừng thì không nguy...Biết thế nào là đủ thì sẽ thấy đủ, đợi cho có đủ thì bao giờ mới đủ''. Nếu cứ mải mê chạy theo lợi nhuận thì chẳng bao giờ thấy đủ, chẳng bao giờ thỏa mãn. Ông viết : ''Vàng ngọc đầy nhà, làm sao giữ nổi ; giàu sang mà kiêu là tự rước lấy họa. Công thành rồi thì nên lui về đó là đạo trời''. Hay ''Danh tiếng với sinh mệnh cái nào quý ? Sinh mệnh với của cải cái nào quan trọng ? Được danh lợi mà mất sinh mệnh cái nào hại ? Cho nên ham danh quá thì phải hao tổn nhiều, chứa của cải nhiều thì mất nhiều''. Kẻ biết thế nào là đủ là người giàu.
Về lối sống.
Đối với mình thì quả dục (hạn chế ham muốn), không nóng nảy, hiếu thắng, đối với người thì khiêm nhu như vậy thì lòng thanh thản, tâm thần vui và mạnh mà tâm thần ảnh hưởng nhiều đến thể chất. Đặc biệt, trong hoàn cảnh hiện nay khi mức sống của tầng lớp doanh nhân nói chung tương đối cao, việc giữ gìn sức khỏe tinh thần và thể chất trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Không phải ngẫu nhiên mà Liên hợp quốc đã dành cả một chương trình truyền thông lớn trên toàn thế giới vào năm 2005 dành riêng cho sức khỏe tinh thần. Song song với việc bỏ ra cả ngàn đô la mua thẻ tập tại các trung tâm thể dục hàng đầu, có lẽ người ta cũng nên dành sự chú ý cho chính lối sinh hoạt của mình. Lão Tử khuyên muốn sống lâu đừng nên phụng dưỡng mình quá hậu tức đừng hưởng thụ thái quá. Những kẻ có thể sống lâu được mà chết sớm là vì họ tự phụng dưỡng mình quá hậu. Đây chính là phép dưỡng sinh của Lão Tử.
Về sự tiến thân trong sự nghiệp và cư xử với đồng nghiệp.
Ông khuyên Làm người phải giữ ba vật báu : Lòng tự ái, tính kiệm ước và nhường người. Kẻ biêt người là người khôn, kẻ tự biết mình là người sáng suốt. Thắng được người là có sức mạnh, thắng được mình là kẻ kiên cường. Ông nói: Chỉ vì không tranh nên không ai tranh giành với mình được... Đạo trời không tranh mà khéo thắng. Người thiện vào bậc cao thì như nước. Nước khéo làm lợi cho vạn vật mà không tranh với vật nào, ở chỗ mọi người ghét (chỗ thấp) cho nên gần với Đạo. Với những người thành công chưa đến thì có thể tự nhủ với lời dạy của ông: Đại khí vãn thành người có tài lớn thường thành công muộn.
Về môi trường.
Lão Tử chủ trương vô vi. Vô vi không phải là không làm gì cả mà là thuận theo tự nhiên mà làm. Học giả Nguyễn Hiến Lê giảng : đạo vô tri vô giác, cố nhiên là không can thiệp vào cuộc sống vạn vật rồi. Nhưng con người hữu tri, hữu giác lại hay can thiệp vào mà can thiệp vào thì thường rất tai hại...loài người hay can thiệp vào đời sống của nhau gây ra loạn lạc chiến tranh. Chính vì thế, trong kế hoạch kinh doanh của mình, các doanh nghiệp bao giờ cũng phải nghĩ đến bảo vệ môi trường và thiên nhiên.
Như vậy hiểu và làm theo Lão Tử tức là tôn trọng thiên nhiên, dùng lối cư xử mềm mỏng, chân thực, lùi ra sau để trị người, không mù quáng chạy theo tiền bạc danh vọng, phải biết dừng lại đúng lúc, không để cho cái gì phát triển thái quá, tình hình xấu là tiền đề cho giai đoạn phát triển thịnh vượng sau này, lúc kinh doanh cực thịnh thì phải nghĩ đến lúc khó khăn sau này, kinh doanh phải tôn trọng thiên nhiên và môi trường. Những lời nói cách đây hơn hai nghìn năm tưởng chừng xa vời mà vẫn còn rất chí lý.
Nguyễn Đình Thành
Đồng sáng lập Elite PR School
Bấy lâu nay, khi nhắc đến Đạo Lão người ta thường nghĩ ngay đến lời dạy của Lão Tử làm chuyện ''vô vi'', không màng danh lợi, không đua tranh với đời, coi thường tiền bạc...và cho rằng Đạo Lão không hợp, thậm chí còn đối nghịch với hoạt động của doanh nhân. Sự thực thì nếu đọc theo một góc độ khác, Đạo Lão thực ra rất có ích với doanh nhân, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng như bây giờ.
Học giả Lâm Ngữ Đường trong cuốn Sống đẹp (Nguyễn Hiến Lê dịch năm 1993, nxb Văn Hóa) đã viết : nhờ Lão Tử mà dân tộc Trung Hoa mới tồn tại được trong ba bốn ngàn năm vật lộn với đời sống mà không có nhiều người bị bệnh điên, bệnh thần kinh, suy nhược, bệnh đứt gân máu như người Phương Tây*. Điều đó đủ cho thấy tầm quan trọng của Đạo Lão trong xã hội Trung Hoa vốn có rất nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Tư tưởng của Lão Tử thể hiện chủ yếu trong tác phẩm Đạo Đức Kinh ra đời khoảng 600 năm trước Công nguyên. Trong đó, ông đề cập đến các vấn đề về vũ trụ, quy luật biến đổi của vạn vật và đời người. Hãy thử áp dụng quan điểm của đạo Lão vào công việc kinh doanh và quản lý hiện nay.
Về quản trị.
Nếu coi việc quản trị một tập đoàn kinh tế một công ty như quản lý một quốc gia (vào thời của Lão Tử) phương châm sẽ là: Trị nước lớn như nấu nướng cá nhỏ. Nấu cá nhỏ mà lật lên lật xuống, động tới nói nhiều quá thì nó sẽ nát, trị nước lớn (công ty lớn) mà can thiệp vào việc của dân nhiều quá, dân sẽ trá ngụy, chống đối. Như vậy, người quản lý lớn chỉ nên đưa ra các đường lối, nếu can thiệp quá nhiều vào công việc điều hành của từng bộ phận thì sẽ hỏng việc. Ngoài ra, người quản lý giỏi (trị dân theo cách nói của Lão Tử) là phải : Bậc trị dân giỏi nhất thì dân không biết là có vua, thấp hơn một bực thì dân yêu quý và khen, thấp hơn nữa thì dân sợ, thấp nhất thì bị dân khinh lờn...Vua thành công, việc xong rồi mà trăm họ đều bảo : ''tự nhiên mà mình được vậy''. Đó mới thực là tuyệt đỉnh của vô vi. Người quản lý giỏi thì nhân viên làm được việc mà không cần có sự chỉ đạo từ trên xuống. Giám đốc nhân sự của thương hiệu khách sạn sang trọng số một thế giới Four Season cũng nói : mỗi nhân viên của chúng tôi đều nỗ lực hết sức để làm hài lòng khách mà không đợi có sự chỉ đạo của các giám sát viên, quản lý. Đó là ý thức tự giác.
Về quản lý con người.
Một nhà quản lý tốt phải tự tư (vô tư) không có thành kiến, coi ai cũng như ai, không thiên vị : Thánh nhân không có thành kiến, lấy lòng thiên hạ làm lòng mình. Thánh nhân tốt với người tốt, tốt cả với người không tốt, nhờ vậy mà mọi người đều hóa tốt. Ông khuyên người lãnh đạo phải Sang lấy hèn làm gốc, cao lấy thấp làm nền. Với ví dụ là Sông biển sở dĩ làm vua trăm khe lạch (nghĩa là nơi quy tụ của mọi khe lạch) là vì khéo ở dưới thấp nên làm vua trăm khe lạch. Vì vậy thánh nhân (tức vua chúa) muốn ở trên dân thì lời nói phải khiêm hạ, muốn ở trước dân thì phải lùi lại sau). Lãnh đạo con người thì nên cứ thuận tự nhiên, đừng có tư ý, mưu mô thì dùng được mọi người , không phải bỏ ai, mình dạy cho người, người giúp đỡ lại mình mà đức mình càng thêm tỏ.
Về kinh doanh
ông nói : ''Người biết thì bỏ những gì thái quá và không cho tình trạng nào dù tốt tới mấy, phát triển tới cực điểm vì theo quy luật tuần hoàn trong vũ trụ, hễ phát tới cực điểm thì sẽ quay trở lại (phản phục), sẽ suy''. ở chương 42 ông nói ''Hễ lên gần tới cực điểm rồi thì ngưng lại nếu trái lại không ngưng mà cứ cho tăng hoài thì mau suy, mau kiệt, như vậy là thêm lên mà lại hóa ra bớt đi''. Đây là một quan điểm tài tình vì nó khẳng định việc kinh doanh có lúc lên, lúc xuống. Khi túi của Prada ở Nhật bán quá chạy, người ta ồ ạt nhập khẩu loại túi này vào đây bằng mọi giá kết quả là nhu cầu chững lại. Một ví dụ đơn giản khác nữa là việc mức cầu bùng nổ về rau quả sau đợt lũ ở Hà Nội hoặc việc được mùa lại lỗ nặng trong nông nghiệp nước ta. Khi kinh doanh thì không nên đẩy mọi việc đi quá xa, vượt quá giới hạn (thái) bởi sau đó sẽ là sự suy giảm, đi xuống. Và sự đi xuống cũng là dấu hiệu, mầm mống của sự đi lên. Áp dụng vào tình hình kinh tế thế giới hiện nay, người kinh doanh có thể tin vào việc sự thịnh vượng sẽ trở lại.
Về tiền bạc, danh lợi.
Lão Tử khuyến nghị người ta không để bị nó chi phối, nó chỉ là phương tiện không phải là mục đích. Biết dừng lại đúng lúc là người túc trí: ''Biết thế nào là đủ thì không nhục, biết thế nào nên ngừng thì không nguy...Biết thế nào là đủ thì sẽ thấy đủ, đợi cho có đủ thì bao giờ mới đủ''. Nếu cứ mải mê chạy theo lợi nhuận thì chẳng bao giờ thấy đủ, chẳng bao giờ thỏa mãn. Ông viết : ''Vàng ngọc đầy nhà, làm sao giữ nổi ; giàu sang mà kiêu là tự rước lấy họa. Công thành rồi thì nên lui về đó là đạo trời''. Hay ''Danh tiếng với sinh mệnh cái nào quý ? Sinh mệnh với của cải cái nào quan trọng ? Được danh lợi mà mất sinh mệnh cái nào hại ? Cho nên ham danh quá thì phải hao tổn nhiều, chứa của cải nhiều thì mất nhiều''. Kẻ biết thế nào là đủ là người giàu.
Về lối sống.
Đối với mình thì quả dục (hạn chế ham muốn), không nóng nảy, hiếu thắng, đối với người thì khiêm nhu như vậy thì lòng thanh thản, tâm thần vui và mạnh mà tâm thần ảnh hưởng nhiều đến thể chất. Đặc biệt, trong hoàn cảnh hiện nay khi mức sống của tầng lớp doanh nhân nói chung tương đối cao, việc giữ gìn sức khỏe tinh thần và thể chất trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Không phải ngẫu nhiên mà Liên hợp quốc đã dành cả một chương trình truyền thông lớn trên toàn thế giới vào năm 2005 dành riêng cho sức khỏe tinh thần. Song song với việc bỏ ra cả ngàn đô la mua thẻ tập tại các trung tâm thể dục hàng đầu, có lẽ người ta cũng nên dành sự chú ý cho chính lối sinh hoạt của mình. Lão Tử khuyên muốn sống lâu đừng nên phụng dưỡng mình quá hậu tức đừng hưởng thụ thái quá. Những kẻ có thể sống lâu được mà chết sớm là vì họ tự phụng dưỡng mình quá hậu. Đây chính là phép dưỡng sinh của Lão Tử.
Về sự tiến thân trong sự nghiệp và cư xử với đồng nghiệp.
Ông khuyên Làm người phải giữ ba vật báu : Lòng tự ái, tính kiệm ước và nhường người. Kẻ biêt người là người khôn, kẻ tự biết mình là người sáng suốt. Thắng được người là có sức mạnh, thắng được mình là kẻ kiên cường. Ông nói: Chỉ vì không tranh nên không ai tranh giành với mình được... Đạo trời không tranh mà khéo thắng. Người thiện vào bậc cao thì như nước. Nước khéo làm lợi cho vạn vật mà không tranh với vật nào, ở chỗ mọi người ghét (chỗ thấp) cho nên gần với Đạo. Với những người thành công chưa đến thì có thể tự nhủ với lời dạy của ông: Đại khí vãn thành người có tài lớn thường thành công muộn.
Về môi trường.
Lão Tử chủ trương vô vi. Vô vi không phải là không làm gì cả mà là thuận theo tự nhiên mà làm. Học giả Nguyễn Hiến Lê giảng : đạo vô tri vô giác, cố nhiên là không can thiệp vào cuộc sống vạn vật rồi. Nhưng con người hữu tri, hữu giác lại hay can thiệp vào mà can thiệp vào thì thường rất tai hại...loài người hay can thiệp vào đời sống của nhau gây ra loạn lạc chiến tranh. Chính vì thế, trong kế hoạch kinh doanh của mình, các doanh nghiệp bao giờ cũng phải nghĩ đến bảo vệ môi trường và thiên nhiên.
Như vậy hiểu và làm theo Lão Tử tức là tôn trọng thiên nhiên, dùng lối cư xử mềm mỏng, chân thực, lùi ra sau để trị người, không mù quáng chạy theo tiền bạc danh vọng, phải biết dừng lại đúng lúc, không để cho cái gì phát triển thái quá, tình hình xấu là tiền đề cho giai đoạn phát triển thịnh vượng sau này, lúc kinh doanh cực thịnh thì phải nghĩ đến lúc khó khăn sau này, kinh doanh phải tôn trọng thiên nhiên và môi trường. Những lời nói cách đây hơn hai nghìn năm tưởng chừng xa vời mà vẫn còn rất chí lý.
Nguyễn Đình Thành
Đồng sáng lập Elite PR School
No comments:
Post a Comment