ĐÔNG Y CHỈ MÊ PHẦN 3
Phần 1
https://www.facebook.com/thaylangvuon.actemit/posts/4017580624959680
Phần 2
https://www.facebook.com/thaylangvuon.actemit/posts/4020779594639783
19) Thuốc Đông Y chia làm mấy hạng ?
Đông Y chia thuốc làm 3 hạng, không phụ thuộc vào giá của nó
- Thượng dược : là thuốc có tác dụng tốt, dùng không có hại.
Ví dụ như Nhục Thung Dung
- Trung dược : thuốc có tác dụng tốt, dùng với liều lượng hợp lý
- Hạ phẩm : thuốc có tác dụng nhưng phải chế thật cẩn thận mới dùng được
Ví dụ như Bán Hạ phải chế nước gừng để loại bỏ tính gây ho của nó, Mã tiền phải chế dầu vừng mới bớt độc
---> Cho nên, không phải cái gì là đồ tươi thì nó tốt, không phải cứ đắt là tốt và không phải bạ cây thuốc nào cũng dùng được khi không được học về Y và Dược.
20) Các mức độ chữa bệnh của các phương pháp Đông y ?
Bệnh ở ngoài da có thể bôi đắp, bệnh ở chưa vào nội tạng có thể châm chích, bệnh trong tạng phủ có thể uống thuốc. Còn bệnh đã ngấm vào Cao Hoang, thì không thể chữa nổi.
Cao Hoang là một huyệt nằm ở dưới xương bả vai, kim châm không tới được, uống thuốc không tới được. Bệnh đã nhập vào đó thì không tài nào chữa được.
---> Tất nhiên, đây chỉ là một cách nói. Thật sự khi bệnh đã nhập đến tận chỗ đó nghĩa là cơ thể đã suy lắm rồi. Khí huyết cạn kiệt không nuôi cơ thể được nữa, mệnh tuyệt
Các mức trên cũng giúp cho chúng ta hiểu mức tác động của các phương pháp chữa bệnh. Châm cứu, bấm huyệt chỉ tác động được bên ngoài hoặc hỗ trợ, chứ không thể thay thế được thuốc. Đừng có chuộng cái gì quá mức.
21) Dùng thuốc Đông Y thế nào ?
Cũng như Tây y, thuốc Đông y cũng phải dùng cho phù hợp chứ không thể nào dùng bừa bãi.
Đông y nổi tiếng là lành, nhưng cũng có những loại dùng chết ngay. Những loại thuốc độc nổi tiếng như Kiến Huyết Phong Hầu ( thấy máu là phong bế hết các giác quan) là những cây có thật, không phải nói trên phim cho vui.
Hoặc ngay cả Mã Tiền, một vị thuốc tuyệt vời để trị bệnh xương khớp, cũng là một vị đại độc nếu không biết sử dụng đúng cách.
Đông Y tuân thủ việc dùng thuốc theo nguyên tắc tam nhân chế nghi", nghĩa là phải tùy người mà dùng (nhân nhân chế nghi), tùy lúc mà dùng (nhân thời chế nghi) và tùy nơi mà dùng (nhân địa chế nghi).
Tức là tùy cơ thể người bệnh mà dùng, tùy tình trạng hiện tại mà dùng và tùy từng địa phương có dược liệu mà dùng ( thang thuốc có vị thuốc không có sẵn ở địa phương đó thì phải dùng vị khác thay thế)
---> Viết đến đây thì chắc ai đó sẽ bỏ ngay cái quan niệm làm Đông Y là dễ rồi chứ gì.
22) Đông Y gia truyền là gì ? Tốt hay kém ?
Thật ra ngành nghề nào cũng có những bí mật không truyền ra ngoài. Luyện kim, thực phẩm, vũ khí…đều vậy, mà ngành y cũng vậy.
Đông y gia truyền là những bài thuốc, kinh nghiệm, phương pháp chữa bệnh được truyền từ đời này qua đời khác ở trong dòng họ hoặc địa phương nhất định.
Đông y gia truyền có tốt không ? Tất nhiên là tốt, vì nó đa số là đi sâu vào chuyên biệt một bệnh hoặc một vài bệnh. Qua nhiều đời chỉ chuyên về một số bệnh đó, công với lý luận và kinh nghiệm đúc kết từ thực tiễn, nó rất hiệu quả.
Tuy nhiên, Đông y gia truyền có một cái dở, đó là nó không toàn diện. Do đi sâu vào một mảng vấn đề, nên những cái chung về nền tảng, nó không được toàn diện lắm.
---> Cái này cũng như chuyện con dao trong bếp thôi. Con dao pha có thể làm được tất cả mọi việc như băm, chặt, thái, nhưng con dao rựa thì chỉ có thể chặt, hoặc con dao bài chỉ có thể thái.
Cho nên, các thầy thuốc gia truyền vẫn phải cắp sách đi học ở trường là thế.
23) Tại sao lại có khái niệm "Gia truyền 3 đời" ?
Khái niệm 3 đời này không chỉ có ở ngành Đông y, mà là có ở tất cả các ngành nghề.
Nếu như các bạn đã nhiều lần bực mình vì quản cáo Youtube " Nhà tôi 3 đời chữa sỏi thận…" thì chính là nó đấy.
Thực tế có những gia tộc làm nghề Đông y 5-7 đời, thậm chí là 10 đời cũng có, khái niệm 3 đời chẳng qua là hay dùng thôi.
Một đời con người được tính khoảng 20-25 năm, từ lúc người đó được sinh ra cho đến lúc sinh ra được đời kế tiếp.
Ba đời ở đây là đời ông, đời cha và đời hiện tại. Do tuổi thọ con người hữu hạn, cho nên, thường là 3 đời này cùng tồn tại.
Cũng có 4 đời nối tiếp nhau nhưng mà thường thì đời cụ đã quá già và không giúp gì được mấy.
Nó là sự kết hợp giữa kinh nghiệm, độ chín chắn, lòng nhiệt huyết và tiếp thu cái mới. Đó là lí do tại sao người ta chuộng cái khái niệm "3 đời".
Ba đời nó là mang tính ước lệ thôi.
24) Mức độ trị khỏi bệnh của Đông Y thế nào ?
Thật ra thì cũng như Tây y mà thôi, khái niệm trị bệnh khỏi của Đông y cũng mang tính tương đối.
Trích y văn cổ nói " Với bệnh thật nặng, hiệu quả sáu phần. Với bệnh thông thường, hiệu quả bẩy phẩn. Với bệnh nhẹ, hiệu quả tám phần. Với người không bệnh, hiệu quả chín phần. Dinh dưỡng, thể dục, triệt bệnh tận gốc"
Có nghĩa là việc trị bệnh phải có kèm cả dinh dưỡng và lối sống, chứ thuốc thang cũng đến một hạn độ nhất định.
---> Cho nên, ai cứ dựa vào thuốc để mong khỏe mạnh hoàn toàn mà từ chối ăn uống tử tế và sinh hoạt lành mạnh thì không thực tế.
25) Người sắp chết thì như thế nào ?
Không ai muốn chết cả, nhưng Đông y cũng tổng kết là người sắp chết thì như thế nào. Nếu gặp những biểu hiện sau đây, gia đình nên cho về sớm, tránh chạy chữa tốn tiền vô ích lại muộn việc lo hậu sự
Đó là :
Thở như lên cơn hen, mặt bóng nhẫy như có bôi mỡ ; Lỗ mũi đen như có muội than, muội bóng đèn; Hai tai chuyển màu đen xạm; rãnh mũi dầy lên cao so với bình thường; Miệng không đóng lại được, thở không ra hơi; Mồ hôi dính nhớ, kết như hạt; Vầng trán bị ám đen chuyển màu; Khóe miệng chuyển màu xanh đen; Tiểu tiện không ngừng, bộ phận sinh dục teo lại; Lưỡi teo thụt, mắt trợn; Đầu nghiêng sang một bên, chân tay co quắp lung tung; Trên da xuất hiện vết bầm đen; Không nhận biết được bất cứ ai.
Y văn có thêm một câu "Chỉ có thần tiên xuống mới cứu được".
Lại hết 3 trang A 4 rồi, các bạn mời đọc và tiêu hóa tiếp đi.
Ảnh : Huyệt Cao Hoang
Phần 1
https://www.facebook.com/thaylangvuon.actemit/posts/4017580624959680
Phần 2
https://www.facebook.com/thaylangvuon.actemit/posts/4020779594639783
19) Thuốc Đông Y chia làm mấy hạng ?
Đông Y chia thuốc làm 3 hạng, không phụ thuộc vào giá của nó
- Thượng dược : là thuốc có tác dụng tốt, dùng không có hại.
Ví dụ như Nhục Thung Dung
- Trung dược : thuốc có tác dụng tốt, dùng với liều lượng hợp lý
- Hạ phẩm : thuốc có tác dụng nhưng phải chế thật cẩn thận mới dùng được
Ví dụ như Bán Hạ phải chế nước gừng để loại bỏ tính gây ho của nó, Mã tiền phải chế dầu vừng mới bớt độc
---> Cho nên, không phải cái gì là đồ tươi thì nó tốt, không phải cứ đắt là tốt và không phải bạ cây thuốc nào cũng dùng được khi không được học về Y và Dược.
20) Các mức độ chữa bệnh của các phương pháp Đông y ?
Bệnh ở ngoài da có thể bôi đắp, bệnh ở chưa vào nội tạng có thể châm chích, bệnh trong tạng phủ có thể uống thuốc. Còn bệnh đã ngấm vào Cao Hoang, thì không thể chữa nổi.
Cao Hoang là một huyệt nằm ở dưới xương bả vai, kim châm không tới được, uống thuốc không tới được. Bệnh đã nhập vào đó thì không tài nào chữa được.
---> Tất nhiên, đây chỉ là một cách nói. Thật sự khi bệnh đã nhập đến tận chỗ đó nghĩa là cơ thể đã suy lắm rồi. Khí huyết cạn kiệt không nuôi cơ thể được nữa, mệnh tuyệt
Các mức trên cũng giúp cho chúng ta hiểu mức tác động của các phương pháp chữa bệnh. Châm cứu, bấm huyệt chỉ tác động được bên ngoài hoặc hỗ trợ, chứ không thể thay thế được thuốc. Đừng có chuộng cái gì quá mức.
21) Dùng thuốc Đông Y thế nào ?
Cũng như Tây y, thuốc Đông y cũng phải dùng cho phù hợp chứ không thể nào dùng bừa bãi.
Đông y nổi tiếng là lành, nhưng cũng có những loại dùng chết ngay. Những loại thuốc độc nổi tiếng như Kiến Huyết Phong Hầu ( thấy máu là phong bế hết các giác quan) là những cây có thật, không phải nói trên phim cho vui.
Hoặc ngay cả Mã Tiền, một vị thuốc tuyệt vời để trị bệnh xương khớp, cũng là một vị đại độc nếu không biết sử dụng đúng cách.
Đông Y tuân thủ việc dùng thuốc theo nguyên tắc tam nhân chế nghi", nghĩa là phải tùy người mà dùng (nhân nhân chế nghi), tùy lúc mà dùng (nhân thời chế nghi) và tùy nơi mà dùng (nhân địa chế nghi).
Tức là tùy cơ thể người bệnh mà dùng, tùy tình trạng hiện tại mà dùng và tùy từng địa phương có dược liệu mà dùng ( thang thuốc có vị thuốc không có sẵn ở địa phương đó thì phải dùng vị khác thay thế)
---> Viết đến đây thì chắc ai đó sẽ bỏ ngay cái quan niệm làm Đông Y là dễ rồi chứ gì.
22) Đông Y gia truyền là gì ? Tốt hay kém ?
Thật ra ngành nghề nào cũng có những bí mật không truyền ra ngoài. Luyện kim, thực phẩm, vũ khí…đều vậy, mà ngành y cũng vậy.
Đông y gia truyền là những bài thuốc, kinh nghiệm, phương pháp chữa bệnh được truyền từ đời này qua đời khác ở trong dòng họ hoặc địa phương nhất định.
Đông y gia truyền có tốt không ? Tất nhiên là tốt, vì nó đa số là đi sâu vào chuyên biệt một bệnh hoặc một vài bệnh. Qua nhiều đời chỉ chuyên về một số bệnh đó, công với lý luận và kinh nghiệm đúc kết từ thực tiễn, nó rất hiệu quả.
Tuy nhiên, Đông y gia truyền có một cái dở, đó là nó không toàn diện. Do đi sâu vào một mảng vấn đề, nên những cái chung về nền tảng, nó không được toàn diện lắm.
---> Cái này cũng như chuyện con dao trong bếp thôi. Con dao pha có thể làm được tất cả mọi việc như băm, chặt, thái, nhưng con dao rựa thì chỉ có thể chặt, hoặc con dao bài chỉ có thể thái.
Cho nên, các thầy thuốc gia truyền vẫn phải cắp sách đi học ở trường là thế.
23) Tại sao lại có khái niệm "Gia truyền 3 đời" ?
Khái niệm 3 đời này không chỉ có ở ngành Đông y, mà là có ở tất cả các ngành nghề.
Nếu như các bạn đã nhiều lần bực mình vì quản cáo Youtube " Nhà tôi 3 đời chữa sỏi thận…" thì chính là nó đấy.
Thực tế có những gia tộc làm nghề Đông y 5-7 đời, thậm chí là 10 đời cũng có, khái niệm 3 đời chẳng qua là hay dùng thôi.
Một đời con người được tính khoảng 20-25 năm, từ lúc người đó được sinh ra cho đến lúc sinh ra được đời kế tiếp.
Ba đời ở đây là đời ông, đời cha và đời hiện tại. Do tuổi thọ con người hữu hạn, cho nên, thường là 3 đời này cùng tồn tại.
Cũng có 4 đời nối tiếp nhau nhưng mà thường thì đời cụ đã quá già và không giúp gì được mấy.
Nó là sự kết hợp giữa kinh nghiệm, độ chín chắn, lòng nhiệt huyết và tiếp thu cái mới. Đó là lí do tại sao người ta chuộng cái khái niệm "3 đời".
Ba đời nó là mang tính ước lệ thôi.
24) Mức độ trị khỏi bệnh của Đông Y thế nào ?
Thật ra thì cũng như Tây y mà thôi, khái niệm trị bệnh khỏi của Đông y cũng mang tính tương đối.
Trích y văn cổ nói " Với bệnh thật nặng, hiệu quả sáu phần. Với bệnh thông thường, hiệu quả bẩy phẩn. Với bệnh nhẹ, hiệu quả tám phần. Với người không bệnh, hiệu quả chín phần. Dinh dưỡng, thể dục, triệt bệnh tận gốc"
Có nghĩa là việc trị bệnh phải có kèm cả dinh dưỡng và lối sống, chứ thuốc thang cũng đến một hạn độ nhất định.
---> Cho nên, ai cứ dựa vào thuốc để mong khỏe mạnh hoàn toàn mà từ chối ăn uống tử tế và sinh hoạt lành mạnh thì không thực tế.
25) Người sắp chết thì như thế nào ?
Không ai muốn chết cả, nhưng Đông y cũng tổng kết là người sắp chết thì như thế nào. Nếu gặp những biểu hiện sau đây, gia đình nên cho về sớm, tránh chạy chữa tốn tiền vô ích lại muộn việc lo hậu sự
Đó là :
Thở như lên cơn hen, mặt bóng nhẫy như có bôi mỡ ; Lỗ mũi đen như có muội than, muội bóng đèn; Hai tai chuyển màu đen xạm; rãnh mũi dầy lên cao so với bình thường; Miệng không đóng lại được, thở không ra hơi; Mồ hôi dính nhớ, kết như hạt; Vầng trán bị ám đen chuyển màu; Khóe miệng chuyển màu xanh đen; Tiểu tiện không ngừng, bộ phận sinh dục teo lại; Lưỡi teo thụt, mắt trợn; Đầu nghiêng sang một bên, chân tay co quắp lung tung; Trên da xuất hiện vết bầm đen; Không nhận biết được bất cứ ai.
Y văn có thêm một câu "Chỉ có thần tiên xuống mới cứu được".
Lại hết 3 trang A 4 rồi, các bạn mời đọc và tiêu hóa tiếp đi.
Ảnh : Huyệt Cao Hoang
No comments:
Post a Comment