Search This Blog

Sunday, March 28, 2021

THÁP NHU CẦU CỦA MASLOW ĐÃ BỊ LẠM DỤNG NHƯ THẾ NÀO.

THÁP NHU CẦU CỦA MASLOW ĐÃ BỊ LẠM DỤNG NHƯ THẾ NÀO.
Ở những năm cuối đời, Abraham Maslow đã trăn trở rằng, "Vì sao nhiều người sau khi đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, không tự hiện thực hóa những ước mơ của đời mình? Làm thế nào để ta có thể hiểu được một cách nhân văn những vấn đề của cái ác?" [1].
Với xuất thân là một trong những thế hệ người Do Thái đầu tiên nhập cư ở Mỹ, thuộc tầng lớp lao động, tuổi thơ của ông không dễ chịu vì phải đối mặt với sự bắt nạt của các băng đảng bài Do Thái lúc bấy giờ. Hơn thế, Maslow còn không hòa thuận với mẹ của mình, thậm chí có cảm giác tiêu cực với người phụ nữ đã sinh ra ông, người mà theo ông miêu tả là khiến ông khó chịu về cả ngoại hình lẫn thế giới quan, vì "sự keo kiệt, ích kỷ và thiếu cảm thông với bất kỳ ai khác trên thế giới - ngay cả với chồng và con - cùng lòng tự kiêu của bà, cùng thành kiến với người da đen, thói lợi dụng và sự cực đoan cho rằng ai không đồng ý với bà đều là sai, luộm thuộm, bẩn thỉu và không có bạn bè, thậm chí không có xúc cảm với cả người thân của mình".
Sự căm ghét người đã sinh ra mình, từ một trong những nhà tâm lý học con người nổi tiếng nhất của thế kỷ 20, có lẽ liên quan nhiều đến nhiều ký ức đau đớn của Maslow với mẹ. Vì theo như ghi chép, bà đã từng cầm hai chú mèo con đập vào nền bê tông đến nát đầu trước mặt cậu bé Maslow, khi Maslow nhặt chúng từ đường phố về nuôi lén dưới tầng hầm và cho chúng uống sữa bằng đĩa của gia đình [2].
Xuất thân từ quá khứ không mấy êm đẹp như vậy, Maslow hiếu học và có con đường thăng tiến trong học thuật tương đối trơn tru từ khi bắt đầu đi học cho đến tận khi đã xuất bản những công trình khoa học về tâm lý nổi tiếng của mình. Nổi bật có thể kể đến tháp nhu cầu, một trong những lý thuyết tâm lý học nổi tiếng nhất của thế kỷ 20.
Đồng thời cũng là một trong những lý thuyết lỗi thời bị lạm dụng nhất ở thế kỷ 21.
A. Tháp nhu cầu của Maslow.
Trước khi đi sâu vào lý do vì sao nên cẩn thận với Tháp nhu cầu của Maslow, chúng ta cần biết đó là gì. Phần này sẽ tóm tắt lại lý thuyết của Maslow dựa trên bài viết của Simply Psychology [3].
Tháp nhu cầu của Maslow là một lý thuyết để tìm hiểu động lực của con người dựa trên kim tự tháp nhu cầu gồm 5 bậc. Hãy lưu ý rằng đây là mô hình chỉ nhằm phục vụ tìm hiểu về động lực của con người, không nên mở rộng nó ra những lĩnh vực khác; và cũng cần lưu ý rằng đặc điểm của mô hình này là tính phân cấp, từ thấp lên cao. 5 bậc này gồm:
1. Nhu cầu sinh lý: ăn, uống, ngủ, nghỉ, giữ ấm, tình dục…
2. Nhu cầu về sự an toàn: sự trật tự, ổn định, khả năng dự đoán và kiểm soát cuộc sống.
3. Nhu cầu về tình yêu và sự thuộc về: tình bạn, sự thân thiết, sự tin tưởng, sự chấp nhận, được nhận và trao đi tình yêu, là một phần của các nhóm xã hội…
4. Nhu cầu được tôn trọng: lòng tự trọng đối với bản thân (phẩm giá, thành tích, khả năng làm chủ, sự độc lập) và sự tôn trọng từ người khác (danh tiếng, địa vị, uy tín).
Và:
5. Nhu cầu hiện thực hóa ước muốn của bản thân: hoàn thiện bản thân, có những trải nghiệm đỉnh cao, có khả năng làm những việc mình muốn, trở thành phiên bản tốt nhất có thể của chính mình.
Các nhu cầu thấp hơn phải được thỏa mãn trước khi các cá nhân có thể đáp ứng các nhu cầu cao hơn. Trong 5 bậc nhu cầu, 4 bậc đầu là nhu cầu thiếu hụt, còn bậc 5 là nhu cầu tăng trưởng. Các nhu cầu thiếu hụt thường là sự thiếu thốn, nên sẽ là động lực để thúc đẩy mọi người bù đắp vào nó. Thời gian thiếu hụt càng lâu, động lực càng mạnh mẽ, như một người không được ăn càng lâu, họ sẽ càng đói.
Khi các nhu cầu thiếu hụt được thỏa mãn, nó sẽ biến mất và người ta sẽ hướng đến những nhu cầu cao hơn, cao nhất là nhu cầu tăng trưởng, tức bậc 5, bậc hiện thực hóa. Các cá nhân có thể liên tục dao động liên tục giữa các bậc và không nhất thiết sẽ đạt được bậc 5 trong suốt cuộc đời của mình.
Maslow đã phát triển mô hình của mình liên tục qua nhiều thập kỷ, vào các mốc 1943, 1962 và 1987. Ban đầu, ông cho rằng bậc 5 sẽ chỉ được đáp ứng khi đã được đáp ứng trọn vẹn các nhu cầu ở những bậc thấp hơn, nhưng về sau ông đã bổ sung rằng "không nhất thiết phải thỏa mãn 100% nhu cầu ở cấp thấp thì nhu cầu ở cấp cao hơn mới xuất hiện". Trong cuốn sách xuất bản năm 1987 (17 năm sau khi ông qua đời), Maslow lại tiếp tục bổ sung rằng trật tự của hệ thống cấp bậc này "gần như không cứng nhắc" như ông đã ngụ ý từ trước đó, nhưng dù có thể thay đổi linh hoạt với từng cá nhân, nó vẫn mang tính phân cấp ở cá nhân đó.
Số lượng cấp bậc cũng đã được thay đổi, thêm một vài bậc, tổng số là 8, cụ thể như sau:
1. Nhu cầu sinh học và sinh lý.
2. Nhu cầu an toàn.
3. Nhu cầu tình yêu và sự thuộc về.
4. Nhu cầu về sự tôn trọng.
*(thêm) 5. Nhu cầu nhận thức: khát khao kiến thức, sự tò mò, khám phá và đi tìm khả năng dự đoán, nắm bắt ý nghĩa của bản thân và thế giới.
(thêm) 6. Nhu cầu thẩm mỹ: đánh giá cao và tìm kiếm vẻ đẹp, sự cân đối, hình thức.
7. Nhu cầu tự hiện thực hóa.
(thêm) 8. Nhu cầu siêu việt: tìm kiếm những giá trị vượt cá nhân, như những trải nghiệm thần bí, trải nghiệm tuyệt vời với tự nhiên, trải nghiệm tình dục độc đáo, phục vụ người khác, theo đuổi khoa học và niềm tin tôn giáo…
*[Từ bậc 5 trở đi là nhu cầu tăng trưởng, dưới đó là nhu cầu thiếu hụt].
Maslow cũng có bản mô tả về những người đã vượt qua mức 5, tức đạt được khả năng tự hiện thực hóa bản thân, đó là những người: biết cách nhìn nhận thực tế và chịu đựng được sự không chắc chắn, chấp nhận bản thân và người khác, lấy vấn đề làm trung tâm (không xem bản thân là trung tâm), hài hước như một bản năng, thiết lập được mối quan hệ cá nhân sâu sắc và đặc biệt với một số người nhất định, có những trải nghiệm đỉnh cao, có các tiêu chuẩn đạo đức nghiêm khắc, quan tâm đến phúc lợi của nhân loại, sáng tạo cao…
Ông cũng liệt kê một số hành vi có thể giúp một ai đó đạt được mốc 5 trở lên: trải nghiệm cuộc sống như một đứa trẻ với sự hứng thú và tập trung toàn vẹn, thử những điều thứ mới mẻ, lắng nghe cảm xúc của bản thân thay vì của số đông, tránh giả vờ và luôn trung thực, sẵn sàng đối mặt với việc quan điểm của bản thân không trùng khớp với đa số, trách nhiệm và chăm chỉ, tìm ra những cách bản thân hay dùng để phòng thủ và sẵn sàng từ bỏ chúng...
Maslow cũng nói rõ rằng mỗi người sẽ đạt được trạng thái hiện thực hóa của riêng mình và việc đạt được nó không nhất thiết dẫn đến một con người hoàn hảo hay hoàn thiện; ước chừng chỉ khoảng 2% dân số đạt được khả năng này (khoảng 160 triệu người tính theo số dân hiện nay).
Dưới góc nhìn cá nhân, nếu hỏi liệu tôi có thích lý thuyết này không, câu trả lời sẽ là có. Tôi tìm thấy bản thân ở những mốc đâu đó nằm trong khoảng nhu cầu tăng trưởng, nhìn chung là một điều đáng để tự hào. Lý thuyết này cũng khá đơn giản, dễ hiểu và ngập tràn màu sắc tích cực. Đúng, lý thuyết này quá đơn giản, dễ hiểu và ngập tràn màu sắc tích cực.
B. Dưới góc nhìn học thuật.
Tháp nhu cầu của Maslow là một trong những thành tựu nổi bật của tâm lý học nhân văn. Phân ngành này ra đời vào khoảng giữa thế kỷ 20, như một phong trào phản ứng lại với sự xuất hiện của phân tâm học Freud. Trái ngược với các quan điểm của Freud, vốn tập trung vào những điểm tối, tiêu cực nằm sâu bên trong con người, tâm lý học nhân văn cho rằng con người, với tư cách là cá nhân, là những sinh thể độc nhất và nhìn chung là hướng thiện một cách bẩm sinh [4].
Tâm lý học nhân văn dựa trên một số giả định quan trọng [5]:
- Con người có ý chí tự do (free will), một quan điểm triết học mang màu sắc hiện sinh.
- Con người về cơ bản là tốt và có nhu cần bẩm sinh muốn bản thân và thế giới trở nên ngày càng tốt đẹp hơn.
- Mọi người đều có động lực cao nhất là tự hiện thực hóa.
- Những kinh nghiệm chủ quan, có ý thức của cá nhân là quan trọng nhất.
- Phương pháp luận khoa học là không cần thiết.
- Con người là độc đáo, vì vậy việc so sánh với các loài động vật khác là không cần thiết và vô giá trị (nghĩa là các thí nghiệm tâm lý ở chim, chuột, khỉ… sẽ cho biết rất ít hoặc không thể giải đáp được hành vi ở người).
Tháp nhu cầu không phải ngoại lệ, và đều dựa trên toàn bộ những giả định phía trên này, vì vậy, dưới góc nhìn khoa học, tháp của Maslow nói riêng và tâm lý học nhân văn nói chung đều gặp nhiều vấn đề. Tôi sẽ đi vào phân tích một số điểm dễ hiểu với đại chúng ở phần sau, nhưng có lẽ trước tiên chúng ta nên tiếp cận ngay từ nền tảng và phân tích dựa trên quan điểm khoa học.
Đầu tiên, giả định rằng mỗi người đều nắm giữ quyền tự do định đoạt số phận, tức free will, đã khiến chúng bị lung lay ít nhiều khi phái tất định (determinism) đang thắng thế trong cuộc tranh cãi ở quy mô lớn, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học chính xác. Hơn nữa, một mặt các nhà tâm lý học nhân văn khẳng định rằng con người có ý chí tự do, mặt khác lại lập luận rằng hành vi của mỗi người được xác định bởi cách người khác đối xử với họ (?!). Chẳng hạn, sự tôn trọng như thế nào, kỳ vọng về tình yêu ra sao, hiện thực hóa điều gì, ăn bao nhiêu, đôi lúc được xác định bởi cộng đồng. Vì vậy, trong khi Maslow và tâm lý học nhân văn cho rằng con người có tự do ý chí, thực tế lại cho thấy những gì họ thiếu hụt không nhất thiết bản thân họ có thể tự tìm cách đáp ứng được và quan trọng hơn là không nhất thiết họ tự quyết định bao nhiêu, như thế nào và ra sao.
Thứ hai, cách tiếp cận của trường phái này cũng đề cao tính cá nhân thay vì sự phổ quát, nên phần lớn cách giải thích, diễn giải mang tính ngôn từ hơn là những quy tắc cụ thể. Chẳng hạn, trong trường hợp của khoa học nhận thức thần kinh, những hành vi của con người sẽ được diễn giải dựa trên nền tảng sinh học là cấu trúc não bộ, từ đó tạo ra được bộ quy tắc mang tính phổ quát. Trong khi tháp nhu cầu của Maslow lại được lưu ý là "cần phải sử dụng linh hoạt với từng cá nhân và trường hợp cụ thể".
Thứ ba, tháp nhu cầu của Maslow không dựa trên bất kỳ bằng chứng thực nghiệm nào, không tuân theo phương pháp luận khoa học bài bản và nhìn chung là thiếu đi sự hỗ trợ của các bằng chứng khoa học. Chính Maslow cũng biết và thừa nhận điều này. Thậm chí có thể xem rằng đây là một lý thuyết phi khoa học do phương pháp luận không đáng tin cậy và hầu như không có bằng chứng thực nghiệm.
Thứ tư, lý lẽ của tháp Maslow khá chung chung và không cụ thể, ở hầu hết mọi khía cạnh, đặc biệt trong cách dùng từ ngữ. Chẳng hạn, "tự hiện thực hóa" là một khái niệm mơ hồ.
Để xây dựng nên học thuyết này, Maslow chỉ dựa trên ghi chép và tiểu sử của 18 người ưu tú mà ông tự cho là những người đã vượt qua mốc 5, bao gồm những cá nhân như Albert Einstein, Thomas Jefferson, Abraham Lincoln, Beethoven... Bản thân phương pháp phân tích tiểu sử đã không khoa học, phân tích dựa trên đánh giá của riêng Maslow lại càng không khoa học. Trong những người ông lựa chọn nghiên cứu, toàn bộ là những nam giới da trắng có học vấn cao, nhưng lại được Maslow kỳ vọng là sẽ tìm ra được nguyên tắc đúng với mọi người trên thế giới. Đến năm 1970, ông đã bắt đầu nghiên cứu nhiều đối tượng là phụ nữ hơn, nhưng số này vẫn chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong mẫu. Ngoài ra, không có bất kỳ bằng chứng sinh học hay khảo sát thực nghiệm nào khác hỗ trợ.
Vì vậy, lý thuyết của Maslow hay tâm lý học nhân văn nói chung mặc dù kỳ vọng sẽ giúp hiểu rõ động lực của con người trên toàn thế giới, nhưng những gì họ nghiên cứu và đề cao lại chỉ thu hẹp trong đặc điểm của một nhóm thiểu số. Các ý tưởng chủ đạo của lý thuyết này nặng màu sắc xã hội phương Tây, đặc biệt là chủ nghĩa cá nhân, cho rằng bản thân mỗi người cần tự tạo động lực, tự giúp đỡ bản thân và sau cùng là hướng đến sự phát triển của chính mình. Điều này không đúng với văn hóa Á Đông, vốn mang nặng tính xã hội, cộng đồng và mặc dù lợi ích cá nhân vẫn tồn tại, có thể thấy rõ ràng họ đặt nặng nhu cầu về sự chấp nhận và lợi ích của cộng đồng hơn là cá nhân.
Cuối cùng, thứ giá trị nhất của tháp nhu cầu là tính xếp hạng, tức sự lên xuống, chuyển đổi giữa các bậc và hướng về phía trên, lại gặp nhiều vấn đề nhất và dường như không có nhiều giá trị. Chẳng hạn, nhiều cá nhân nổi bật trong lịch sử (như Rembrandt và Van Gogh) vốn có cuộc đời khó khăn và thiếu hụt hầu như mọi nhu cầu căn bản, nhưng vẫn thực hiện được nhu cầu hiện thực hóa cá nhân vốn nằm ở bậc cao nhất. Hay ở nhiều xã hội, mặc dù người dân vẫn chưa được đáp ứng nhu cầu về an toàn, ăn uống ở bậc cuối, nhưng họ vẫn cần nhu cầu về sự tôn trọng và tình thương. Đôi lúc những nhu cầu này còn cao hơn cả nhu cầu căn bản. Hay một nhu cầu khác vốn được xếp ở bậc cao hơn là nhu cầu theo đuổi đức tin hay sự tò mò, truy cầu sự thật, vốn vẫn luôn hiện diện ở những người nghèo khó trong xã hội hay các binh sĩ trong trận chiến vốn có số phận bấp bênh, kém an toàn.
Với toàn bộ những hạn chế này, đặc biệt ở sự thiếu hụt bằng chứng khoa học và các phương pháp luận đáng tin cậy ngay từ đầu, tháp nhu cầu của Maslow mang màu sắc ý tưởng hơn là một lý thuyết khoa học đáng tin cậy. Tuy vậy, tháp nhu cầu nói riêng hay tâm lý học nhân văn nói chung vẫn được vận dụng trong một phạm vi rất nhỏ của tâm lý học, phục vụ trị liệu, tư vấn tâm lý. Nhìn chung là được dùng để phục vụ giải quyết những vấn đề cá nhân hơn là hướng đến giải đáp những câu hỏi phổ quát, vì cảm nhận và kỳ vọng của cá nhân này không thể đại diện cho những cá nhân khác.
Trên thế giới, tháp nhu cầu đã lỗi thời hàng chục năm và không còn được ứng dụng nhiều nữa, đặc biệt trong bậc giáo dục Đại học hay trong nghiên cứu tâm lý học.
C. Sự lạm dụng vô tội vạ của đại chúng.
Tháp nhu cầu của Maslow đặc biệt phổ biến trong đại chúng, hơn bất kỳ lý thuyết tâm lý nào khác. Có lẽ điều này đến từ sự đơn giản, dễ hiểu, có tính chất thăng cấp như chơi game và phù hợp với quan điểm phổ biến. Tôi nghĩ rằng bất kỳ ai khi nhìn vào nó cũng nhanh chóng ứng được nó vào bản thân mình.
Tuy vậy, như đã lưu ý ở phía trên, tháp nhu cầu chỉ là một mô hình nghiên cứu về động lực của con người, chỉ hữu dụng trong phạm vi trị liệu cá nhân và thiếu hụt nghiêm trọng khả năng giải đáp những câu hỏi lớn. Nhưng đại chúng đã dùng chính tháp nhu cầu này để giải đáp cho hầu như mọi vấn đề phức tạp: quản trị nhân sự, tình yêu, chiến tranh, tệ nạn xã hội hay thậm chí sự tồn tại của các giai cấp.
Hãy nhớ rằng đến chính Maslow, cha đẻ của tháp nhu cầu, đến tận giây phút cuối đời vẫn trăn trở về nguyên nhân của những vấn đề như tôi đã dẫn lời ở đầu bài viết này. Nhưng hơn hết, ở phần sau của sự nghiệp, Maslow cũng chịu ảnh hưởng của phong trào hippies và cho rằng các loại thuốc gây ảo giác như LSD hay nấm có thể giúp một số người trong một số hoàn cảnh trải qua trải nghiệm đỉnh cao như ông mô tả ở tầng 8. Ông cũng chịu ảnh hưởng của làn sóng Thời Đại Mới và áp dụng các thuật ngữ yoga cho lý thuyết của mình. Về sau cùng, Maslow đã cho rằng đỉnh cao nhất trong trải nghiệm của một người có liên quan đến hoạt động mang nặng màu sắc tâm linh và các hoạt động khác mang màu sắc ma túy [6].
Sau nhiều bản cập nhật liên tục cho lý thuyết của mình, Maslow cũng bị chỉ trích vì đã đưa ra quá nhiều ngoại lệ. Chẳng hạn, ông tạo ra hệ thống phân cấp từ thấp lên cao, nhưng lại nói rằng không nhất thiết đó là trật tự cứng nhắc (?!). Khi xem xét và đồng ý với các ngoại lệ, lý thuyết của Maslow dần trở thành một dạng quan điểm thông thường (common sense) mà ai cũng có thể nhìn ra được. Đặc biệt, gần như mọi nhu cầu trong nhóm nhu cầu thiếu hụt tồn tại ở cả động vật, đặc biệt là động vật có vú, như nhu cầu sinh lý, hay thậm chí là nhu cầu về tương tác cộng đồng và sự tôn trọng, không có vẻ gì là đặc biệt ở con người. Điều này gây ra mâu thuẫn, vì theo quan điểm của trường phái tâm lý học nhân văn, con người phải khác biệt và đặc thù, đồng thời cho rằng không thể so sánh được hành vi giữa động vật và người với nhau.
Sự phân cấp về tính cấp thiết của từng nhu cầu cũng tạo ra cảm nhận sai lệch về thực tế, vì chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng thực chất mọi người cần đồng thời nhiều nhu cầu được đáp ứng cùng một lúc và mức độ ưu tiên không hề phổ quát. Xã hội và con người về cơ bản là phức tạp hơn nhiều so với mô hình đơn giản của Maslow.
Nhìn chung, lý thuyết của Maslow không có gì khó hiểu và đặc biệt, điều khó hiểu là vì sao chúng lại phổ biến trong đại chúng đến mức bạn có thể thấy người ta tuyên bố rất nhiều thứ chỉ dựa trên mở đầu câu rằng "Theo tháp nhu cầu của Maslow, con người…" như thể đó là cách thực tế thực sự diễn ra. Từ sự lạm dụng vô tội vạ này, gốc rễ của nhiều vấn đề phức tạp được đặt lên vai của các cá nhân, thay vì những yếu tố khách quan khác. Vì ngay từ đầu, lý thuyết của Maslow đã trung thành dựa trên giả định và xoay quanh động cơ cá nhân, bỏ qua sự thật rằng con người là một sinh vật xã hội và gắn liền với sự hợp tác.
Chẳng hạn, một số nhóm cho rằng cốt tủy các tệ nạn xã hội là do một số cá nhân cần được đáp ứng nhu cầu ở tầng thấp nhất, bao gồm ăn, ở và tình dục, như một động lực để họ làm mọi giá để đạt được nó. Điều này đã đơn giản hóa một hiện tượng xã hội phức tạp và hoàn toàn cho rằng tội phạm là một hiện tượng được sinh ra từ mong muốn ích kỷ của một số cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu thấp kém của riêng họ.
Vào thế kỷ 20, tháp nhu cầu đã được dùng để áp dụng trong quản trị và giáo dục. Về cơ bản, đây là một mục đích nhân văn và tích cực, theo đúng như tinh thần và mong muốn của trường phái tâm lý học nhân văn. Nó đã hữu ích ở một mức độ nhất định, giúp các nhà làm giáo dục hiểu rằng trẻ em sẽ không thể học tốt với chiếc bụng đói, tương tự với người lao động. Tháp nhu cầu cũng là lời giải đáp cho hệ thống quan liêu theo cấp bậc, giúp các nhà quản lý biết rằng không phải mọi nhân sự đều có nhu cầu giống nhau cũng như không phải tiền lương có thể giải quyết được vấn đề về năng suất ở những vị trí cao hơn. Nhưng chính tháp nhu cầu lại ra những lộ trình không thực tế để giải quyết vấn đề này khi đặt tất cả mọi người vào một tiến trình cứng nhắc và khiên cưỡng. Trên thực tế, học sinh trong một lớp học và nhân viên của một công ty không nhất thiết đều có nhu cầu hướng đến khả năng tự hiện thực hóa hay những lý tưởng dạng "sách giáo khoa" như vậy. Mọi người có những mong muốn đa dạng và nhu cầu đa dạng, chịu ảnh hưởng bởi người xung quanh, hơn là mong muốn cá nhân thuần khiết.
Maslow và tâm lý học nhân văn đã quá sa đà vào góc nhìn nhân văn và tích cực mà hoàn toàn loại bỏ đi sự tồn tại của những thứ vốn được xếp loại là tiêu cực. Cụ thể, Maslow đã tự gọi trường phái của mình là tâm lý học tích cực và chỉ nghiên cứu trên những cá nhân mà ông đánh giá là khỏe mạnh về mặt tinh thần, không nghiên cứu những người có vấn đề về tinh thần. Đây có thể là một động thái cưỡng lại có chủ ý đối với màu sắc tiêu cực của những trường phái tâm lý học cũ, đặc biệt là phân tâm học, vốn là thứ đã thúc đẩy sự ra đời của phong trào tâm lý học nhân văn. Tuy vậy, việc né tránh những điều tiêu cực khiến các nhà tâm lý học nhân văn dù rằng đã tạo ra một luồng gió mới cho tâm lý học, nhưng đồng thời cũng khiến họ không nhìn thấy được bức tranh toàn diện về thế giới. Hàng loạt hiện tượng nghiêm trọng như chiến tranh, nạn diệt chủng và hơn thế đã không thể được giải đáp thông qua quan điểm của trường phái này.
Trái với mong muốn tích cực của các nhà tâm lý học nhân văn như Maslow, công chúng đôi lúc còn lạm dụng mô hình dạng tháp phân cấp này để phân loại lẫn nhau. Cụ thể, một số nhóm đã cho rằng những người đang loay hoay tìm cách đáp ứng các nhu cầu ở tầng thấp thấp kém hơn những cá nhân đã tìm được cách tự hiện thực hóa mong muốn bản thân. Dù rằng, quy chuẩn cho rằng tự hiện thực hóa với những biểu hiện của nó (đã nêu ở trên), chủ yếu được xây dựng dựa trên việc Maslow quan sát các cá nhân là nam giới da trắng có học thức ở xã hội phương Tây vào thế kỷ 20.
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, việc tiến đến khả năng hiện thực hóa là bất khả với phần lớn thành viên trong xã hội, thậm chí không tìm ra được bất kỳ lý do vững chắc nào cho thấy một người phải làm thế. Maslow cũng đã đánh giá quá cao ý chí cá nhân trong việc tự hiện thực hóa bản thân, vì để tiến đến việc trở thành một nhạc sĩ chơi dương cầm thành công, rốt cuộc có phải hoàn toàn dựa trên mong muốn của cá nhân chúng ta? Nếu không, vậy mọi thứ còn ý nghĩa gì, vì dù rằng đúng là luôn có đa dạng sự lựa chọn trong xã hội, nhưng đa dạng lựa chọn có đi kèm với tự do lựa chọn, hay chỉ là một sự sắp đặt phức tạp?
"Vì sao nhiều người sau khi đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, không tự hiện thực hóa những ước mơ của đời mình? Làm thế nào để ta có thể hiểu được một cách nhân văn những vấn đề của cái ác?".
Có lẽ vì tự hiện thực hóa những ước muốn của bản thân từ đầu vốn đã không phải là đích đến của tất cả mọi người, còn cái ác thì không thể chỉ được hiểu rõ chỉ thông qua góc nhìn của nhân văn.
Về sau cùng, Maslow vẫn chưa giải đáp được nhiều vấn đề cho lý thuyết của mình, trước khi qua đời do lên cơn đau tim trong lúc đang chạy bộ vào mùa hè năm 1970. Tuy vậy, ông vẫn là một trong những biểu tượng lớn của tâm lý học, người tiên phong thổi làn gió tích cực vào ngành nghiên cứu tâm lý con người. Tâm lý học, cho đến tận hôm nay, vẫn chỉ ở bình minh của chính nó và quá non trẻ khi so với các ngành khoa học khác. Việc lý thuyết của Maslow, hay bất kỳ lý thuyết tâm lý nào khác đang tồn tại, chưa thể giải quyết các câu hỏi lớn của nhân loại không phải là sự thật quá bất ngờ.
Nhưng có lẽ nhiều người nên biết về điều này, trước khi mang các lý thuyết chưa hoàn thiện này đi giải quyết các vấn đề phức tạp một cách vô tội vạ, và nghĩ rằng mình đang nhìn thấy sự thật.
#MonsterBox
__________________
How Maslow's Hierarchy of Needs being abused
In the last years of his life, Abraham Maslow wondered, "Why don't more people self-actualize if their basic needs are met? How can we humanistically understand the problem of evil?" [first].
One of the first generations of Jewish immigrants in the US, from the working-class, he got troubled childhood facing bullying by anti-Semitic gangs at that time. More than that, Maslow doesn't get along with his mother, even having negative feelings towards the woman who gave birth to him, who he described as annoying both in appearance and worldview,  because of "her stinginess, her total selfishness, her lack of love for anyone else in the world – even her own husband and children – her narcissism, her Negro prejudice, her exploitation of everyone, her assumption that anyone was wrong who disagreed with her, her lack of friends, her sloppiness and dirtiness, her lack of family feeling for her own parents and siblings...".
His hatred of the person who gave birth to him, from one of the most famous human psychologists of the 20th century, probably has much to do with Maslow's painful memories of his mother. According to the record, she once held two kittens against the concrete floor to crush their heads in front of the boy Maslow, when Maslow hid them in the basement and gave them milk on a family plate [2].
Coming from such an uneasy past, Maslow is fond of learning and has a relatively smooth path of academic advancement from the time he started school until he published the famous scientific works on psychology. The most significant is the Hierarchy of Needs, one of the most famous psychological theories of the 20th century.
At the same time, it is also one of the most abused outdated theories in the 21st century.
A. Maslow's Hierarchy of Needs
Before diving into why we should be careful with Maslow's theory, we need to know what it is. This section summarizes it based on the article of Simply Psychology [3].
Maslow's Hierarchy of Needs is a theory to understand human motivation based on a five stages pyramid. Please note that this is a model only for the purpose of understanding human motivation, it should not be extended to other areas; It should also be noted that the feature of this model is dividing into levels, from low to high. These 5 stages include:
1. Biological and physiological needs: eat, drink, sleep, rest, keep warm, sex ...
2. Safety needs: order, stability, ability to predict and control life.
3. Love and belongingness needs: friendship, intimacy, trust, acceptance, receiving and giving love, being part of social groups ...
4. Esteem needs: self-esteem (dignity, achievement, ability to master, independence) and respect from others (reputation, status, prestige).
And:
5. Self-actualization needs: perfecting oneself, having top-notch experiences, being able to do what you want, becoming the best version of yourself.
The most basic needs must be met before they become motivated to achieve higher-level needs. Of the 5 tiers of need, the first 4 tiers are the deficiency needs, and the 5th tier is the demand for growth. Insufficient needs are often deprivation, so it will be a motivating force to make up for it. The longer the shortage time, the stronger the motivation, the longer a person cannot eat, the more hungry they will be.
When the deficit needs are satisfied, it disappears and people will turn to higher needs, the highest is the need for growth, i.e. the fifth tier, the need for actualization. Individuals may continuously fluctuate between steps and will not necessarily reach 5th during their lifetime.
Maslow has been developing his model continuously over the decades, in the years 1943, 1962, and 1987. Initially, he assumed that the fifth tier would only be met when the needs of the lower levels were fully met, but he later added that " it is not necessary to satisfy 100% of the demand at the lower level for demand at the higher level to emerge ". In a 1987 book (17 years after his death), Maslow goes on to add that the order of this hierarchy is "not nearly as rigid" as he had previously implied, but though can be flexibly changed for each individual, it is still decentralized in that individual.
The number of stages has also been changed, adding a few more, to a total of 8, as follows:
1. Biological and physiological needs.
2. Safety needs.
3. Love and belongingness needs.
4. Esteem needs.
*(Added) 5. Cognitive needs - knowledge and understanding, curiosity, exploration, need for meaning and predictability.
(Added) 6. Aesthetic needs - appreciation and search for beauty, balance, form, etc.
7. Self-actualization needs.
(Added) 8. Transcendence needs - A person is motivated by values which transcend beyond the personal self (e.g., mystical experiences and certain experiences with nature, aesthetic experiences, sexual experiences, service to others, the pursuit of science, religious faith, etc.).
* [From level 5 onwards is the need for growth, below is deficit needs].
Maslow also has descriptions of people who have passed stage 5, attaining the ability to realize themselves, who: know how to see reality and tolerate uncertainty, accept self oneself and others, problem-centered (not self-centered), humorous as an instinct, establishing special and deep personal relationships with certain people, top-notch experience, strict ethical standards, concern for the welfare of humanity, high creativity ...
He also listed a few behaviors that could help someone reach the 5th stage or higher: experiences life as a child with full focus and excitement, tries new things, listens to emotions of yourself instead of the majority, avoids pretending and always be honest, be willing to think your views don't match with the majority, be responsible and hardworking, finds out ways you use to defend and willingly gives them up…
Maslow also made it clear that each person will achieve his or her own actualization and that achieving it does not necessarily lead to a perfect or accomplished person; it is estimated that only about 2% of the population has this capacity (about 160 million people based on current population).
Personally, if asking would I like this theory or not, the answer will be yes. I find myself somewhere in the range of need for growth, which is generally something to be proud of. This theory is also quite simple, easy to understand, and filled with positivity. Yes, this theory is too simple, too easy to understand, and filled with too much positivity.
B. From an academic point of view.
Maslow's hierarchy of needs is one of the outstanding achievements of humanistic psychology. This sub-discipline arose around the mid-20th century, as a movement in response to the emergence of Freudian psychoanalysis. Contrary to Freud's viewpoint, which focuses on the dark, negative points deep inside man, human psychology holds that humans, as individuals, are unique beings and generally innate good direction [4].
Humanistic psychology based on several key assumptions [5]:
- Man has free will, a philosophical point of view with existential elements.
- People are basically good and have an inborn need to want themselves and the world to become better.
- Everyone is most motivated by self-realization.
- The individual's subjective, conscious experiences are the most important.
- Scientific methodology is not necessary.
- Humans are unique, so a comparison with other animals is unnecessary and worthless (that is, psychological experiments in birds, mice, monkeys ... will indicate little to no resolution corresponding to human behavior).
The hierarchy of needs is no exception and is based on all of these assumptions, so from a scientific point of view, Maslow's hierarchy in particular and humanistic psychology, in general, have many problems. I will go into some easy-to-understand points in the next section, but perhaps we should first approach the foundation and analyze it from the scientific point of view.
First, the assumption that each holds the freedom to determine fate, a.k.a. free will, weakens them more or less as determinism prevails in large-scale debate, specifically in the field of precision science. Furthermore, on one hand, humanistic psychologists claim that human beings have free will, and on the other hand, argue that each person's behavior is determined by how others treat them (?!). So, while Maslow and humanistic psychology argue that people have free will, the reality shows that their lacking is not necessarily self-sufficient in themselves.
Second, the approach of this school also emphasizes individuality instead of universality, most of the interpretations are more verbal than concrete rules. For example, in the case of neuroscience, human behavior will be interpreted based on the biological basis of brain structure, thereby creating universal rules. While Maslow's pyramid needs are noted as "need to be used flexibly with each individual and specific case".
Third, Maslow's hierarchy of needs is not based on any empirical evidence, does not follow a well-established scientific methodology, and generally lacks the support of scientific evidence. Maslow himself knows and admits this. It may even be considered an unscientific theory due to the unreliable methodology and little empirical evidence.
Fourth, Maslow's arguments are quite general and not specific, in almost every respect, especially in the use of words. For example, "self-actualization" is a vague concept.
To build this theory, Maslow relied solely on the notes and biographies of 18 prominent people he claimed to have passed stage 5, including individuals such as Albert Einstein, Thomas Jefferson, Abraham Lincoln, Beethoven ... In itself, the method of biographical analysis is already not scientific, analysis based on Maslow's own judgment is even less scientific. Of the people he chose to study, all were highly educated white men but were expected by Maslow to find the principle that was right for everyone in the world. By 1970, he had begun to study more women, but still only a very small percentage of the sample. In addition, there isn't any biological evidence or other experimental investigation to support it.
Therefore, Maslow's theory or humanistic psychology in general, although expected to help understand human dynamics around the world, what they study and promote is narrow in the characteristics of a minority group. The main ideas of this theory are heavily influenced by Western society, especially individualism, that everyone needs to motivate themselves, help themselves, and ultimately move towards development yourself. This is not true of Asian culture, which is heavily social and communal and although personal interests still exist, it can be clearly seen that they place heavy emphasis on the need for acceptance and community interests rather than individuals.
In the end, the most valuable thing in the hierarchy is the ranking, which is the rise and fall, switching between stages and going upwards, actually has the most problems and doesn't seem to have much value. For example, many prominent individuals in history (such as Rembrandt and Van Gogh) had a difficult life and lack almost all basic needs, but still fulfill the need to realize the individual that lies at the highest level. Or in many societies, although people have not yet met the needs for safety and food at the bottom level, they still need the need for respect and love. Sometimes these needs are even higher than basic needs. Or another need that ranks at a higher level is the pursuit of faith, curiosity, or the pursuit of truth, which is always present in the poor, or soldiers in combat, who have an uncertain and unsafe fate.
Given all these limitations, especially in the lack of scientific evidence and reliable methodologies from the outset, Maslow's hierarchy of need is more idealistic than a credible scientific model. . However, the hierarchy in particular or the humanistic psychology in general are still applied in a very small scope of psychology, therapy, and psychological counseling. It is generally intended to serve as the resolution of personal problems rather than to address universal questions since one individual's feelings and expectations cannot represent other individuals.
C. The widely overused of public
Maslow's theory is particularly popular among the masses, more than any other psychological theory. Perhaps this comes from simplicity, ease of understanding, a level system like gaming, and consistent with popular opinion. I think anyone who looks at it quickly applies it to themselves.
However, as noted above, the hierarchy is only a research model of human motivation, useful only in terms of individual therapy, and has a severe lack of ability to answer grand questions. But the masses have used this pyramid of need to answer almost all complex problems: human resources management, love, war, vices, or even the existence of classes.
Remember that Maslow himself, the father of this theory, was pondering at the very end of his life to the cause of the problems which I had quoted at the beginning of this article. But most of all, later in his career, Maslow was also influenced by the hippie movement and argued that hallucinogenic drugs such as LSD or mushroom could help some people in certain situations experience the ultimate ascendence as he describes on the 8th stage. He was also influenced by the New Era wave and applied yoga terms to his theory. Ultimately, Maslow argued that the culmination of one's experience is related to psychic and other drug-influenced activities [6].
After many constant updates to his theory, Maslow has also been criticized for making too many exceptions. For example, he created a hierarchy from low to high but said that it is not necessarily a rigid order (?!). In considering and agreeing with the exceptions, Maslow's theory gradually becomes a form of common sense that can be recognized by anyone. In particular, nearly every need in the deficiency needs group exists in animals, especially mammals, such as physiological needs, or even the need for community interaction and respect. Nothing special about humans. This causes contradictions because according to the view of the humanistic psychology school, people must be different and unique, and at the same time said it is impossible to compare behavior between animals and humans.
The decentralization in the urgency of each need also creates a false sense of reality, as we can easily see that in fact, everyone demands many needs are to be met at the same time and the level of priority is not universal. Society and people are fundamentally a lot more complex than Maslow's simple model.
In general, Maslow's theories are not particularly difficult to understand and special, it is difficult to understand why they are so popular that you can see people claiming a lot of things based solely on the opening sentence that " According to Maslow's pyramid of needs, people… "as if that's the way it really is. From this abuse, the roots of many complex problems rest on the shoulders of individuals, rather than other objective factors. Because from the very beginning, Maslow's theory has been faithfully based on assumptions and revolves around individual motivations, ignoring the fact that man is a social creature and is attached to cooperation.
For example, some groups believe that the root of social vices is due to the fact that certain individuals need the lowest level of needs, including food, accommodation, and sex, as a motivator for them at all costs to achieve it. This has simplified a complex social phenomenon and completely assumed that crime is a phenomenon born of the selfish desires of some individuals.
In the 20th century, the hierarchy was used for application in governance and education. Fundamentally, this is a positive and humanistic goal, in accordance with the spirit and desire of humanistic psychology. It has been useful to a certain extent, helping educators understand that children will not be able to do well on an empty stomach, similar to that of a worker. The demand pyramid is also the answer to the hierarchical bureaucracy, helping managers know that not all employees have the same needs, nor can salaries solve productivity in higher positions. But it is the need pyramid that presents unrealistic routes to solve this problem by putting everyone in a rigid and compulsive process. In fact, students in a classroom and employees of a company do not necessarily have a need for self-realization or such "textbook" ideals. People have diverse desires and needs, influenced by those around them, rather than pure individual desires.
Maslow and humanistic psychology went too far into a humanistic and positive perspective that completely eliminated the existence of things that were classified as negative. Specifically, Maslow has called his own school of theory as positive psychology and studied only individuals he judged to be mentally healthy, not those with mental problems. This could be a deliberate resistance to the negative of old schools of psychology, especially psychoanalysis, which spurred the birth of humanistic psychology. However, avoiding negative things makes humanistic psychologists, while blowing new air into psychology, at the same time preventing them from seeing the comprehensive picture of the world. The series of serious phenomena such as warfare, genocide, and beyond cannot be answered through this school's point of view.
However, contrary to the positive wishes of humanistic psychologists like Maslow, the public sometimes abuses this hierarchical pyramid model to classify each other. Specifically, some groups have argued that those who are struggling to meet lower-level needs are beneath individuals who have found a way to realize their own desires. The norm, though, of self-realization with its manifestations (outlined above), is primarily built upon Maslow's observation of educated white male individuals in Western society of the 20th century.
In the present social context, it is impossible for most people to be able to realize it, we can't even find any solid reasons for one to do so. Maslow also overestimated an individual's will to realize oneself, because in order to become a successful pianist, in the end, do it entirely based on our individual wishes? If not, then what does it all mean, because although it is true that there is always a variety of choices in society, does diversity come with the freedom of choice, or is it just a complex arrangement?
"Why don't more people self-actualize if their basic needs are met? How can we humanistically understand the problem of evil?"
Perhaps because the realization of one's own wishes from the beginning was not the destination of everyone, and evil cannot be understood only through the humanistic point of view.
In the end, Maslow had not yet resolved many problems with his theory, before dying from a heart attack while jogging in the summer of 1970. However, he is still one of the great symbols of psychology, the pioneer who blew a positive breeze into human psychology research. Psychology, to this day, is still at dawn on its own and is still too young compared to other sciences. The fact that Maslow's theory, or any other psychological theory in existence, fails to deal with the big questions of humanity is not a too surprising truth.
But perhaps many people should know about this, before taking these incomplete theories mindlessly to solving complex problems, thinking that they are seeing the truth.
#MonsterBox
- Artist: Poetism.
- Trans: The RR.

No comments:

Post a Comment

Phật giáo vs cúng sao

Nhiều người nói Phật giáo bây giờ biến tướng, cúng sao giải hạng mê tín dị đoan... Nhưng mất đi cái đó rồi, nhóm những con người có ít họ...