Search This Blog

Friday, March 19, 2021

THỦ TƯỚNG - THỦ TƯỚNG - THỦ TƯỚNG

THỦ TƯỚNG - THỦ TƯỚNG - THỦ TƯỚNG
Bài thứ 3 cũng là cuối cùng để mừng cho họ Phạm nhà em ahihi
Thủ tướng, theo Việt Nam sử lược là chức quan có từ thời nhà Trần "Tể tướng thì có Tả hữu Tướng quốc, Thủ tướng, Tham tri". Dĩ nhiên không đúng, có lẽ nhầm với Á tướng, dưới Tể tướng bởi chức Tham tri chính là Á tướng. Cơ mà sau ngàn lần tái bản, không có ai sửa lại cho đúng cả. Bất kể thế nào thì vẫn là sai, bởi không có chức nào là Thủ tướng, đó chỉ là một khái niệm, không phải quan danh.
Thủ tướng trong ghi chép của sử sách có ba loại:
1. Thủ tướng (首將) là chỉ người đứng đầu các võ tướng. Như Toàn thư chép La Ngai là Thủ tướng của Chế Bồng Nga trong lần xâm lược Đại Việt thời Trần mạt.
2. Thủ tướng (守將) xuất hiện nhiều hơn trong sử sách, chỉ các viên tướng giữ nhiệm vụ bảo vệ dinh, trấn, thành nào đó.
3. Thủ tướng (首相) dùng để chỉ Tể tướng. Đúng hơn thì đó là cách gọi tắt của danh hiệu Thủ tịch Tể tướng - Người đứng đầu trong các Tể tướng.
Như đã nói ở bài trước, Tể tướng không phải là quan danh cụ thể mà là một "khái niệm", chỉ viên quan đứng đầu trăm quan. Tùy từng thời mà Tể tướng là dùng để chỉ Thái tể, Tam công, Tướng quốc, Thừa tướng, Trung thư lệnh, Bình chương,... và vì vậy có những khi (đúng hơn là nhiều khi) đồng thời có nhiều Tể tướng, tức là chức Tể tướng được mở rộng hơn cho một nhóm người cùng cấp. Trong nhóm người đó, sẽ có vị cao nhất gọi là Thủ tịch Tể tướng - tức Thủ tướng. Ví như thời Hán vừa có Tướng quốc vừa có Thừa tướng thì cả 2(3) ông này đều là Tể tướng, nhưng trong đó Tướng quốc là Thủ tướng.
Sử phong kiến nước ta có đôi lần nhắc tới danh hiệu Thủ tướng này, đầu tiên là lời bàn của Ngô Sĩ Liên về Nguyễn Bặc: "huống Nguyễn Bặc vị cư Thủ tướng" (huống chi Nguyễn Bặc ở chức Thủ tướng - Toàn thư - Bản kỷ 1). Bấy giờ Nguyễn Bặc là Định quốc công, không rõ chức gì, nhưng là người duy nhất được phong tước công thời Đinh.
Thời Trần có Trần Khắc Chung được gọi là Thủ tướng: "Tể phụ chi chức nhiếp lí âm dương vi tiên Kim Khắc Chung vị cư thủ tướng" (Chức vụ Tể phụ, trước hết phải điều hoà âm dương. Nay Khắc Chung ở ngôi Thủ tướng... - Toàn thư - Bản kỷ 6)  Trong bản dịch vo Tể phụ, Thủ tướng trong câu này cùng thành Tể tướng, ấy là chưa chuẩn. Bấy giờ Khắc Chung đang là Đại hành khiển, chức quan lớn đầu triều.
Thời Lê sơ có Lê Sát được gọi là Thủ tướng: "Lê Khả không ưa nhau với Thủ tướng Lê Sát" (Cương mục - quyển 16). Bấy giờ Sát là Đại tư đồ.
Từ khái niệm Thủ tướng thời phong kiến, sang thời hậu Pháp thuộc mới thành chức quan cụ thể, mà cụ Trần Trọng Kim là Thủ tướng đầu tiên của Đế quốc Việt Nam. Tuy là Thủ tướng nhưng sách Việt Nam sử lược của cụ vẫn sai tè le nhé he he kể cả phần Thủ tướng
--
hình: thủ tướng trong toàn thư và cương mục


No comments:

Post a Comment

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ Hội đồng quản trị, tiếng Anh là BOD (Board Of Directors). Còn Ban giám đốc hay Ban quản lý tiếng Anh là BOM (B...