EVERYONE'S WRONG WHEN EVERYONE'S RIGHT
Cũng không biết đã bao nhiêu lần trong đời tôi bị đóng vai người giải hoà trong công việc. Thời làm tập đoàn thì có hẳn cả chức danh, Special Projects – Dự án đặc biệt, kiểu cứ cái gì stuck – kẹt lại, giải không nổi thì giao qua. Nghe rất là ghê gớm phải không? Kỳ thực, tôi chỉ làm có một chuyện mà rất nhiều người làm không được, đó là lắng nghe từ góc nhìn của người khác.
Con người sinh ra, lớn lên, đi học, đi làm, đều kinh qua những môi trường rất khác nhau, đều trải nghiệm cuộc sống rất khác nhau, đều thu nhận và hiểu kiến thức rất khác nhau. Cho nên, background – bối cảnh và góc nhìn của tất cả chúng ta đương nhiên quá khác nhau. Nhưng chỗ này mới quan trọng nè, ai cũng ego cao. Ai cũng luôn cho là mình đúng. Ngay cả khi lý lẽ nằm phía bên kia thì họ cũng sai, vì họ đã làm cho ta bực mình, tổn thương, giận dữ. Cuối cùng, ai cũng sai hết vì người ta không hiểu nổi mình. Ủa, vậy có phải mình cũng sai vì mình không hiểu người ta? Ta nghĩ họ sai. Họ nghĩ ta sai. Tất cả đều sai, khi tất cả đều cho là mình đúng.
Giờ bạn nghĩ đi, nếu xét sự đúng sai, hợp lý vô lý trong sự hữu hạn của cái bong bóng đời của bạn. Vấn đề dĩ nhiên nó quá to, như con voi nhét vô phòng, và cách giải quyết vấn đề đương nhiên vòng vo theo sự hiểu biết và trải nghiệm hữu hạn của cái bong bóng ấy. Nếu bạn mang hai cái, bong bóng đời của bạn và của người ta nhập lại, không gian bỗng nhiên thoáng đãng hơn. Vấn đề bỗng nhỏ hơn một chút, và cách giải quyết vấn đề dựa trên hiểu biết và trải nghiệm của 2 người, dĩ nhiên sẽ hay và hiệu quả hơn. Nếu không phải là 2 mà là 3, 5, 10 cái bong bóng đời nhập lại thì sao? Collaboration – cộng tác chính là ở đó. Vấn đề đặt trong không gian càng lớn, nó càng trở nên nhỏ bé, và cách giải quyết lại càng đơn giản, hay, và hiệu quả hơn. Vậy, sao ta cứ phải khư khư ôm lấy vấn đề, và trách người đời vô tâm, vô lý?
Everyone's wrong when everyone's right – Ai cũng sai khi ai cũng cho là mình đúng. Mà sao phải phân đen xẻ trắng là ai đúng ai sai? Sao không phải là nhìn vấn đề từ một không gian thoáng đãng hơn? Sao không phải là góp hiểu biết và trải nghiệm chung vào để vấn đề không còn là vấn đề đối với ai nữa hết? Hay làm vậy dễ quá hông vui? Nên cứ phải đánh cho mọi thứ nó rối loạn lên, cho cảm xúc thổi phồng giận dữ tổn thương lên, cho hết nhìn được mặt nhau thì mới giống phim tâm lý tình cảm xã hội mang ra rạp cho người đời dòm ngó? Nếu đó là sở thích thì cứ tận hưởng nỗi đau một mình, không cần chia sẻ nhé. Còn nếu muốn cuộc sống dễ dàng hơn thì có khi ta cần phải học những góc nhìn rất mới, dựa trên dữ liệu từ nhiều thế giới nhập vào nhau.
Cũng không biết đã bao nhiêu lần trong đời tôi bị đóng vai người giải hoà trong công việc. Thời làm tập đoàn thì có hẳn cả chức danh, Special Projects – Dự án đặc biệt, kiểu cứ cái gì stuck – kẹt lại, giải không nổi thì giao qua. Nghe rất là ghê gớm phải không? Kỳ thực, tôi chỉ làm có một chuyện mà rất nhiều người làm không được, đó là lắng nghe từ góc nhìn của người khác.
Con người sinh ra, lớn lên, đi học, đi làm, đều kinh qua những môi trường rất khác nhau, đều trải nghiệm cuộc sống rất khác nhau, đều thu nhận và hiểu kiến thức rất khác nhau. Cho nên, background – bối cảnh và góc nhìn của tất cả chúng ta đương nhiên quá khác nhau. Nhưng chỗ này mới quan trọng nè, ai cũng ego cao. Ai cũng luôn cho là mình đúng. Ngay cả khi lý lẽ nằm phía bên kia thì họ cũng sai, vì họ đã làm cho ta bực mình, tổn thương, giận dữ. Cuối cùng, ai cũng sai hết vì người ta không hiểu nổi mình. Ủa, vậy có phải mình cũng sai vì mình không hiểu người ta? Ta nghĩ họ sai. Họ nghĩ ta sai. Tất cả đều sai, khi tất cả đều cho là mình đúng.
Giờ bạn nghĩ đi, nếu xét sự đúng sai, hợp lý vô lý trong sự hữu hạn của cái bong bóng đời của bạn. Vấn đề dĩ nhiên nó quá to, như con voi nhét vô phòng, và cách giải quyết vấn đề đương nhiên vòng vo theo sự hiểu biết và trải nghiệm hữu hạn của cái bong bóng ấy. Nếu bạn mang hai cái, bong bóng đời của bạn và của người ta nhập lại, không gian bỗng nhiên thoáng đãng hơn. Vấn đề bỗng nhỏ hơn một chút, và cách giải quyết vấn đề dựa trên hiểu biết và trải nghiệm của 2 người, dĩ nhiên sẽ hay và hiệu quả hơn. Nếu không phải là 2 mà là 3, 5, 10 cái bong bóng đời nhập lại thì sao? Collaboration – cộng tác chính là ở đó. Vấn đề đặt trong không gian càng lớn, nó càng trở nên nhỏ bé, và cách giải quyết lại càng đơn giản, hay, và hiệu quả hơn. Vậy, sao ta cứ phải khư khư ôm lấy vấn đề, và trách người đời vô tâm, vô lý?
Everyone's wrong when everyone's right – Ai cũng sai khi ai cũng cho là mình đúng. Mà sao phải phân đen xẻ trắng là ai đúng ai sai? Sao không phải là nhìn vấn đề từ một không gian thoáng đãng hơn? Sao không phải là góp hiểu biết và trải nghiệm chung vào để vấn đề không còn là vấn đề đối với ai nữa hết? Hay làm vậy dễ quá hông vui? Nên cứ phải đánh cho mọi thứ nó rối loạn lên, cho cảm xúc thổi phồng giận dữ tổn thương lên, cho hết nhìn được mặt nhau thì mới giống phim tâm lý tình cảm xã hội mang ra rạp cho người đời dòm ngó? Nếu đó là sở thích thì cứ tận hưởng nỗi đau một mình, không cần chia sẻ nhé. Còn nếu muốn cuộc sống dễ dàng hơn thì có khi ta cần phải học những góc nhìn rất mới, dựa trên dữ liệu từ nhiều thế giới nhập vào nhau.
Nguyen Phi Van
No comments:
Post a Comment