Search This Blog

Saturday, May 15, 2021

Jerusalem – Đất thiêng – tiếp theo

Jerusalem – Đất thiêng – tiếp theo
6 - Sau thời kỳ Ả rập đến thời kỳ thống trị của đế chế Ottoman của Thổ nhĩ kỳ. Anh này thực ra cũng là quân Hồi giáo. Thời điểm đó anh bành trướng khắp trung đông, một phần á đông, và cả châu âu, thật kinh khủng. Người châu Âu Cơ đốc giáo thời đó thánh chiến liên tục, chính là oánh nhau với các anh Ottoman, sử gọi là "Đêm trường trung cổ"
Các anh Ottoman cai trị Trung đông suốt gần thiên niên kỷ, cho đến thế chiến một, các đế chế Nga, Đức, Áo, Hung và Ottoman sụp đổ. Ngước Anh đoạt được quyền kiểm soát hầu hết khu vực Trung Đông bao gồm cả vùng Palestin aka vương quốc Do Thái thời xa xưa…\
7 - Tuy nhiên, khoảng những năm 1936, người Ả rập nổi dậy tấn công người Anh và táng mẹ luôn cả người Do Thái đang sinh sống ở đây. He he… xem ra dân Do Thái bị Anh cai trị ngoan phết, chỉ có quân Ả rập dám bật lại.
Người Anh bèn lập một hội đồng, có tên là hội đồng Peel để điều tra nguyên nhân các cuộc bạo loạn. Cuộc điều tra đi đến kết luận là cả người Ả rập và người Do Thái đều muốn cai quản cùng một mảnh đất, hay nói cách khác, cùng tranh nhau chủ quyền đối với một mảnh đất và cả hai đều có lý do ít nhiều chính đáng từ trong lịch sử xa xa ngái…
Để giải quyết vấn đề này, hội đồng Peel cho rằng phải xây dựng hai nhà nước độc lập, một của người Do Thái, một của người Ả rập, gọi là giải pháp " hai nhà nước"
Ngay từ đầu việc chia đất đã vô cùng thiên vị cho người Ả rập bởi ảnh hưởng của các quốc gia Hồi giáo xung quanh. Người Anh đã chia 80% diện tích đất tranh chấp cho người Ả rập để xây dựng quốc gia riêng, 20% diện tích đất còn lại cho người Do Thái.
Sau 2000 năm mất tổ quốc, người Do Thái chấp nhận đề xuất thiên vị này như câu trả lời mà họ hằng mong ước trong thánh kinh.
Nhưng chính người Ả rập lại chối bỏ đề xuất này và tiếp tục chém giết bạo lực.
Vì sao thế?
Vì, người Ả rập nói, từ thế kỷ 6 khi đế chế La mã sụp đổ, chúng tao vào đây và đã là chủ nhân đất này rồi, chúng mày khi đó đã bị người La mã tống cút từ lâu rồi, làm gì có mặt ở đó, lý đéo đâu bây giờ đòi chia chủ quyền với tao?
He he… các anh Hồi giáo, như truyền thống, gấu vãi….
8 - Năm 1947 Anh quốc đề nghị Liên hợp quốc tìm giải pháp mới cho xung đột của hai nhóm người này tại Trung Đông, và giống như quyết định của Hội đồng Peel, Liên Hiệp quốc quyết định giải pháp tốt nhất là chia đất cho hai dân tộc xây dựng chính quyền riêng.
Tháng 7 năm 1947 Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu cắt đất cho người Do Thái và người Ả rập. Người Do Thái lại chấp nhận một cách cam chịu trong khi người Ả rập lại tiếp tục… từ chối.
Ngày 14/5/1948 Người Do Thái tuyên bố thành lập nhà nước Do Thái Israel trên mảnh đất mà LHQ chia cho.  Dân Do Thái hân hoan, rằng sau 2000 năm bị lưu đày vong quốc, giờ dân tộc ta đã có mái nhà, dù bé tí xíu.
Nhưng, gần như ngay lập tức, các nước Ả rập xung quanh tiến hành cuộc chiến mà người Do Thái gọi là "Chiến tranh giành độc lập 1948". Liên minh Ả rập gồm năm nước bao gồm Ai cập, Irac, Lebanon và Syria bao vây hòng tiêu diệt Israel.
Israel dù bé tý nhưng kiên quyết, rằng chúng anh mất tổ quốc suốt 2000 năm rồi, giờ có lại, đừng hòng chúng anh để mất nữa, và nhanh chóng tẩn cho liên minh bầy đàn A rập tơi bời.
Cuộc chiến kết thúc bằng hiệp định ngưng bắn 1949, tuy nhiên, xung đột không vì thế mà dừng lại, nó vẫn tiếp diễn.
Lúc này, hầu hết vùng đất mà Liên Hiệp Quốc chia cho Palestin gồm khu bờ tây và Đông Jeruzalem trở thành khu bị chiếm đóng, nhưng không phải bởi người Israel mà bởi … Jordan.
Nghĩa là, mấy anh Ả rập liên quân bị thịt cũng không giữ nổi đất đâu. May mà, Jordan cũng là đồng minh Hồi giáo nhà các anh thôi.
9 – Xung đột giằng co kéo dài hai mươi năm. Đến năm 1967, người Ả rập một lần nữa lại đòi xóa sổ Israel.
Lần này Ai cập lãnh đạo cuộc chiến với sự tham gia của Syria, Jordan cùng nguồn viện trợ từ nhiều nước Ả rập trong khu vực, sự kiện sau này được biết đến với cái tên " Cuộc chiến 6 ngày".
Vầng, chỉ có 6 ngày thôi là đủ cho Israel đập bét xác liên quân Hồi giáo he he
Sau cuộc chiến, Israel chiếm quyền kiểm soát Jeruzalem và bờ tây, cũng như một khu vực được gọi là dải Gaza.
Vài tháng sau cuộc chiến, liên đoàn Ả rập Hồi giáo họp tại Sudan và phát đi tuyên bố rợn người, đầy thù hận, có tên là tuyên bố  " ba không"
1 -  Không hòa bình với Israel 2 - Không công nhận Israel 3 -  Không đàm phán với Israel.
Vãi đái chưa? Khộ thân Israel chưa?
Vậy là, giải pháp hai nhà nước mà người Anh đề xuất, Liên Hiệp quốc biểu quyết, một lần nữa lại bị những người Ả rập khước từ.
10 - Năm 2000, tại trại David thơ mộng thuộc bang Maryland Hoa kỳ,  thủ tướng Israel Ehud Barak đã gặp chủ tịch giải phóng Palestin, quí ông khăn rằn mũi sư tử, Yasser Arafat để đàm phán về kế hoạch hai nhà nước mới.
Ông Barak nhũn nhặn đề nghị người Palestin xây dựng nhà nước của mình tại toàn bộ dải Gaza và 94% diện tích bờ Tây với thủ đô là Đông Jerusalem, nghĩa là quá ư nhũn nhặn, cơ mà anh Arafat hồi ấy đang chơi với người mõm vẩu, gấu vãi, anh bảo " Không!Palestin là một, hai thế đéo nào được!"
Nghĩa là sao?
Nghĩa là vùng đất này chỉ có một quốc gia hồi giáo Palestin thôi, bọn Do Thái muốn ở, hãy tự nguyện trở thành một bộ phận của nhà nước Palestin, tương tự dân tộc Chăm là dân tộc thiểu số thuộc quốc gia Đại Việt vậy!
He he… vãi chưa?
Theo nhời kể của anh tổng thống hoa kỳ đẹp trai sát gái Bill Clinton thì ông Arafat đã ở đây 14 ngày và nói " không" với tất cả mọi thứ.
Vả để khẳng định ý chí " Palestin là một, duy nhất, chân lý đó không gì lay chuyển nổi", anh Arafat học mẹ chiêu của môi vén, tổ chức một loạt các cuộc đánh bom liều chết đẫm máu nhắm vào xe buýt, đám cưới, nhà hàng… tại Israel khiến nhiều người mất mạng, khác gì cách mạng miền nam thủa ấy đâu nhỉ?
Đây là lần thứ 4 những người A rập từ chối hòa bình
Năm 2008 thủ tướng Israel là Ehud Olmert còn nhún nhường hơn, chìa bàn tay xa hơn, ông đã thêm vào thỏa thuận một phần đất nữa để mong những người Hồi giáo chấp nhận chung sống hòa bình với người Israel, tuy nhiên, giống người tiền nhiệm, lãnh đạo Palestin vẫn tiếp tục từ chối.
Và đây là lần thứ 5
Thôi dừng mẹ lại dài rồi!
ảnh : Những chiến binh kiêu hùng, trùm oánh bom và cũng trùm ăn vạ!

No comments:

Post a Comment

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ Hội đồng quản trị, tiếng Anh là BOD (Board Of Directors). Còn Ban giám đốc hay Ban quản lý tiếng Anh là BOM (B...