Việc khoe khoang "bị trầm cảm" đôi khi cũng là dấu hiệu bạn đang có vấn đề.
Mình đang muốn nói tới chứng "Rối loạn nhân cách kịch tính" - "Histrionic personality disorder". Nó được định nghĩa như sau: "Rối loạn nhân cách kịch tính được đặc trưng bởi một hình thái phổ biến của sự xúc cảm quá mức và tìm kiếm sự chú ý quá mức". Biểu hiện của bệnh mình mời mọi người đọc bài theo đường dẫn bên dưới để biết chi tiết hơn, mình chỉ xin tóm tắt một số biểu hiện:
+ Luôn đòi hỏi là trung tâm của sự chú ý.
+ Dễ bị ảnh hưởng bởi người khác và xu hướng hiện tại.
+ Biểu lộ cảm xúc một cách nông cạn và phóng đại.
(Dưới đây là suy luận của mình dựa trên những kiến thức và kinh nghiệm cá nhân. Nó có thể đúng trong một số trường hợp và sai trong một số trường hợp. Mình mong các bạn cùng góp ý, nhất là các bạn có kiến thức chuyên sâu hơn về những vấn đề về tâm lý)
Như vậy, ta có thể thấy, việc khoe khoang bản thân đang bị bệnh (có thể thật hoặc không) cũng có thể xem là một biểu hiện của chứng HPD. Người bệnh muốn được mọi người xung quanh chú ý, và cách dễ nhất là dùng vấn đề sức khỏe của bản thân để thu hút sự đồng cảm.
Nếu nói về nguyên nhân dẫn tới bệnh thì hiện giờ vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Các nhà nghiên cứu chỉ thấy rằng có sự liên quan đến sự di truyền và môi trường sống.
Ở đây, mình muốn nói về nguyên nhân từ môi trường sống.
Một đứa bé muốn có được sự chú ý của ba mẹ thì sẽ làm gì? Nó sẽ khóc, sẽ gọi ba mẹ, sẽ la hét, sẽ nói chuyện. Nhưng nếu tất cả những điều đó vẫn không đủ? Vâng, cái mình muốn nói tới ở đây là sự thờ ơ của các bậc phụ huynh. Một đứa trẻ cần sự bồi đắp về tình cảm để có thể phát triển tâm lý một cách khỏe mạnh. Nhưng đôi khi, do công việc quá bận rộn, do mệt mỏi hoặc do gặp khó khăn trong một việc gì đó, các bậc phụ huynh đã không dành sự chú ý cho trẻ khi chúng cần. Họ chỉ quan tâm khi trẻ bị đau, bị thương. Và chúng ta ai đã học qua sinh học đều biết về "Phản xạ có điều kiện". Sau một thời dài lặp đi lặp lại quá trình "bị đau thì được quan tâm, không bị đau thì không được quan tâm", nó trở thành một "Phản xạ có điều kiện". Đó có thể là nguyên nhân dẫn tới việc mắc HPD.
Và nếu người bị HPD không nhận được sự chú ý mà họ mong muốn, khả năng cao là họ sẽ bị trầm cảm.
Mình có đọc bài viết của bạn Phúc Trà (nhưng lúc viết xong bài này thì mình không tìm thấy bài đó nữa), ngoài ra trước đó mình cũng đọc được nhiều bình luận trong các bài viết khác và mình muốn nói tới một số bình luận, đại ý như sau:
+ Đâu ai có bệnh mà muốn khoe đâu, khoe bệnh chỉ là theo phong trào: đây là ý chính mình muốn nói tới ở bài này. Việc khoe bệnh có thể không phải là dấu hiệu của trầm cảm, mà nó có thể là một dấu hiệu của bệnh HPD, và bệnh này có thể dẫn tới trầm cảm.
+ Thế hệ trước sống trong chiến tranh, đói nghèo mà có bị sao đâu: vì thế hệ trước sống trong môi trường khắc nghiệt, nên họ không có thời gian cũng như khả năng để quan tâm tới các vấn đề về tâm lý. Họ phải làm mọi cách để tồn tại. Nhưng nếu các bạn bỏ thời gian ra đọc một số bài viết trong nhóm về vấn đề khoảng cách nhận thức giữa các thế hệ, các bạn có thể thấy được rằng việc "không quan tâm tới các vấn đề tâm lý" rất có hại.
+ Thế hệ trẻ bây giờ trở nên yếu đuối, nên mới có những vấn đề về tâm lý nhiều đến vậy: mình muốn nói về "Thiên kiến sống sót" với ví dụ về những chiếc máy bay thời Thế chiến thứ 2. Trong Thế chiến thứ 2, các nhà khoa học nghiên cứu việc tăng cường giáp cho máy bay dựa theo những dấu đạn trên thân của máy bay. Nhưng họ quên mất rằng, tuy những chiếc máy bay đó bị trúng đạn vào những vị trí đó, nhưng chúng vẫn có thể quay về, còn những chiếc bị trúng đạn ở những chỗ khác thì không thể. Việc giới trẻ được phát hiện có nhiều vấn đề về tâm lý hơn có thể là do chúng ta đang dành cho khoa học về tâm lý sự quan tâm đúng mực hơn.
Để giúp mọi người dễ hiểu hơn, mình xin tóm lại các ý của mình như sau:
Việc khoe bệnh có thể không phải là biểu hiện của trầm cảm, nhưng nó có thể là biểu hiện của HPD, và bệnh này có thể dẫn đến trầm cảm.
Chúng ta đang trong quá trình nhận thức đúng mực hơn về tâm lý và sức khỏe tâm thần, nên việc xuất hiện nhiều vấn đề tâm lý là biểu hiện của việc ta đang đi đúng hướng.
Nếu nhìn vào xã hội Việt Nam bây giờ, ta có thể thấy rất nhiều vấn đề: sự thiếu kiềm chế dễ dẫn tới bạo lực; tâm lý thực dụng cực đoan; những vấn đề tâm lý chưa được quan tâm đúng mực dẫn đến hậu quả tiêu cực. Những điều đó là hệ quả của một thời gian dài bỏ bê sức khỏe tâm thần và thiếu quan tâm về sự phát triển của tâm lý. Mình nghĩ chúng ta ai cũng là nạn nhân, nhưng nếu bây giờ chúng ta có thể nâng cao nhận thức của mình, thì chúng ta sẽ đối xử khác với thế hệ sau.
Mình đang muốn nói tới chứng "Rối loạn nhân cách kịch tính" - "Histrionic personality disorder". Nó được định nghĩa như sau: "Rối loạn nhân cách kịch tính được đặc trưng bởi một hình thái phổ biến của sự xúc cảm quá mức và tìm kiếm sự chú ý quá mức". Biểu hiện của bệnh mình mời mọi người đọc bài theo đường dẫn bên dưới để biết chi tiết hơn, mình chỉ xin tóm tắt một số biểu hiện:
+ Luôn đòi hỏi là trung tâm của sự chú ý.
+ Dễ bị ảnh hưởng bởi người khác và xu hướng hiện tại.
+ Biểu lộ cảm xúc một cách nông cạn và phóng đại.
(Dưới đây là suy luận của mình dựa trên những kiến thức và kinh nghiệm cá nhân. Nó có thể đúng trong một số trường hợp và sai trong một số trường hợp. Mình mong các bạn cùng góp ý, nhất là các bạn có kiến thức chuyên sâu hơn về những vấn đề về tâm lý)
Như vậy, ta có thể thấy, việc khoe khoang bản thân đang bị bệnh (có thể thật hoặc không) cũng có thể xem là một biểu hiện của chứng HPD. Người bệnh muốn được mọi người xung quanh chú ý, và cách dễ nhất là dùng vấn đề sức khỏe của bản thân để thu hút sự đồng cảm.
Nếu nói về nguyên nhân dẫn tới bệnh thì hiện giờ vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Các nhà nghiên cứu chỉ thấy rằng có sự liên quan đến sự di truyền và môi trường sống.
Ở đây, mình muốn nói về nguyên nhân từ môi trường sống.
Một đứa bé muốn có được sự chú ý của ba mẹ thì sẽ làm gì? Nó sẽ khóc, sẽ gọi ba mẹ, sẽ la hét, sẽ nói chuyện. Nhưng nếu tất cả những điều đó vẫn không đủ? Vâng, cái mình muốn nói tới ở đây là sự thờ ơ của các bậc phụ huynh. Một đứa trẻ cần sự bồi đắp về tình cảm để có thể phát triển tâm lý một cách khỏe mạnh. Nhưng đôi khi, do công việc quá bận rộn, do mệt mỏi hoặc do gặp khó khăn trong một việc gì đó, các bậc phụ huynh đã không dành sự chú ý cho trẻ khi chúng cần. Họ chỉ quan tâm khi trẻ bị đau, bị thương. Và chúng ta ai đã học qua sinh học đều biết về "Phản xạ có điều kiện". Sau một thời dài lặp đi lặp lại quá trình "bị đau thì được quan tâm, không bị đau thì không được quan tâm", nó trở thành một "Phản xạ có điều kiện". Đó có thể là nguyên nhân dẫn tới việc mắc HPD.
Và nếu người bị HPD không nhận được sự chú ý mà họ mong muốn, khả năng cao là họ sẽ bị trầm cảm.
Mình có đọc bài viết của bạn Phúc Trà (nhưng lúc viết xong bài này thì mình không tìm thấy bài đó nữa), ngoài ra trước đó mình cũng đọc được nhiều bình luận trong các bài viết khác và mình muốn nói tới một số bình luận, đại ý như sau:
+ Đâu ai có bệnh mà muốn khoe đâu, khoe bệnh chỉ là theo phong trào: đây là ý chính mình muốn nói tới ở bài này. Việc khoe bệnh có thể không phải là dấu hiệu của trầm cảm, mà nó có thể là một dấu hiệu của bệnh HPD, và bệnh này có thể dẫn tới trầm cảm.
+ Thế hệ trước sống trong chiến tranh, đói nghèo mà có bị sao đâu: vì thế hệ trước sống trong môi trường khắc nghiệt, nên họ không có thời gian cũng như khả năng để quan tâm tới các vấn đề về tâm lý. Họ phải làm mọi cách để tồn tại. Nhưng nếu các bạn bỏ thời gian ra đọc một số bài viết trong nhóm về vấn đề khoảng cách nhận thức giữa các thế hệ, các bạn có thể thấy được rằng việc "không quan tâm tới các vấn đề tâm lý" rất có hại.
+ Thế hệ trẻ bây giờ trở nên yếu đuối, nên mới có những vấn đề về tâm lý nhiều đến vậy: mình muốn nói về "Thiên kiến sống sót" với ví dụ về những chiếc máy bay thời Thế chiến thứ 2. Trong Thế chiến thứ 2, các nhà khoa học nghiên cứu việc tăng cường giáp cho máy bay dựa theo những dấu đạn trên thân của máy bay. Nhưng họ quên mất rằng, tuy những chiếc máy bay đó bị trúng đạn vào những vị trí đó, nhưng chúng vẫn có thể quay về, còn những chiếc bị trúng đạn ở những chỗ khác thì không thể. Việc giới trẻ được phát hiện có nhiều vấn đề về tâm lý hơn có thể là do chúng ta đang dành cho khoa học về tâm lý sự quan tâm đúng mực hơn.
Để giúp mọi người dễ hiểu hơn, mình xin tóm lại các ý của mình như sau:
Việc khoe bệnh có thể không phải là biểu hiện của trầm cảm, nhưng nó có thể là biểu hiện của HPD, và bệnh này có thể dẫn đến trầm cảm.
Chúng ta đang trong quá trình nhận thức đúng mực hơn về tâm lý và sức khỏe tâm thần, nên việc xuất hiện nhiều vấn đề tâm lý là biểu hiện của việc ta đang đi đúng hướng.
Nếu nhìn vào xã hội Việt Nam bây giờ, ta có thể thấy rất nhiều vấn đề: sự thiếu kiềm chế dễ dẫn tới bạo lực; tâm lý thực dụng cực đoan; những vấn đề tâm lý chưa được quan tâm đúng mực dẫn đến hậu quả tiêu cực. Những điều đó là hệ quả của một thời gian dài bỏ bê sức khỏe tâm thần và thiếu quan tâm về sự phát triển của tâm lý. Mình nghĩ chúng ta ai cũng là nạn nhân, nhưng nếu bây giờ chúng ta có thể nâng cao nhận thức của mình, thì chúng ta sẽ đối xử khác với thế hệ sau.
No comments:
Post a Comment