Search This Blog

Saturday, July 3, 2021

3 NGUYÊN TẮC CHỌN LỰA SẢN PHẨM KHI BẮT ĐẦU KHỞI NGHIỆP

3 NGUYÊN TẮC CHỌN LỰA SẢN PHẨM KHI BẮT ĐẦU KHỞI NGHIỆP
Hiện này có rất nhiều người có dư tiền do vài năm đi làm và tích góp 200 - 500tr và mong muốn bắt đầu kinh doanh. Nhưng ngày càng có nhiều người hiểu rõ hơn việc kinh doanh dần trở nên không đơn giản và dễ dàng.  
Tỉ lệ chết của các SP truyền thống là 25 - 30%, tức 10 ông có 3 ông tồn tại.  
Công nghệ thì 1 - 2 % tức 100 ông thì có 1 - 2 ông tồn tại.  
Cách đây 5 - 7 năm, mỗi lúc 'máu làm ông/bà chủ', chúng ta cứ làm một vòng ... mua hàng ở Quảng Châu, Taobao, hay làm 1 vòng Siam (Thái Lan) là có hàng xịn về chạy quảng cáo, nhưng thời nay không đơn giản như vậy, khi mà bạn làm được, người khác làm được, họ lại còn làm tốt hơn, nhập hàng nhanh hơn, chuyên hơn, vốn nhiều hơn nên lãi gộp nhiều hơn.
Bạn bắt đầu cạnh tranh giảm giá cho tới khi thua lỗ và rút lui. Hai năm đầu làm tốt, đến năm thứ 3 không còn tốt nữa. Vậy phải làm sao?  
3 Nguyên tắc chính mà bạn cần phải nắm:  
Nguyên tắc 1: Chọn phân khúc khách hàng muốn nhắm đến trước khi chọn sản phẩm.
Các sai lầm thường thấy là bạn chọn một sản phẩm không có thị trường, sau đó đi tìm hiểu vài lớp chạy Marketing công cụ, bán trên sàn TMDT, hoặc thuê freelancer/agency bán, và khi không bán được; bạn giải tồn kho, khoe đơn gỡ gạc chút và thua lỗ. (Bạn có thấy quen không?)
Hãy làm ngược lại, nghiên cứu khách hàng mục tiêu trước.
Nguyên tắc 2: Hiểu khách hàng sâu sắc
Rất nhiều bạn muốn kinh doanh thành công nhưng lại không hiểu gì về khách hàng của mình, và nhiều người cũng tự nhận là mình ... hiểu, vậy hiểu khách hàng tới mức độ nào được xem là... đạt chuẩn để kinh doanh lâu dài và bền vững?
Nguyên tắc 3: Cấu trúc chi phí (công thức thành công) khi thử bán thực tế có xứng đáng để bạn cống hiến hay không?
Chỉ khi đánh giá đủ nguồn lực và chi phí tài chính, cũng như bán thử ra thị trường, ta mới tìm ra được cấu trúc chi phí phù hợp để kết luận rằng ta đang có lãi.
Đa phần, chúng ta không tính hết chi phí: Không trả lương cho chính mình; ba mẹ cho vay 2 tỉ không tính lãi vay, nhà có mặt sân phía trước làm kho không tính chi phí kho...
Không tách bạch ra tiền cá nhân và tiền doanh nghiệp, mỗi lần thấy thiếu tiền là góp thêm vào dẫn tới không đánh giá đúng tình hình kinh doanh có thực sự tồn tại với nguồn vốn đã dùng ... hay không?
Và đa phần, chúng ta càng làm càng lỗ; điều quan trọng hơn hết, chúng ta không hề biết điều đó (đang lỗ), vì chúng ta chưa được học tài chính, không đọc được báo cáo tài chính, và đáng sợ hơn, ta lại xem tình trạng đó như một tinh thần hay được kêu gọi trên báo chí ... 'mãi mãi tinh thần khởi nghiệp' và viết vài bài truyền cảm hứng trên mạng xã hội vì mới quyết định gì đó có vẻ ... xuất thần và táo bạo.
Nếu bạn thấy quen quen, xem video nhé.
#PhungLeLamHai
#startups
#khoi_nghiep
#chon_san_pham_khi_khoi_nghiep
Link full tại: https://youtu.be/hUDoMJLHVws
Để chúng ta chỉ:
'Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp'
Chứ không 'Mãi Mãi lỗ'.


No comments:

Post a Comment

CON NGƯỜI và TINH THẦN

CON NGƯỜI và TINH THẦN 1 –  " Nếu có một gã trọc phú hàng to súng lớn, có thể mua biệt thự alibaba cho em ở, xe lếch xù cho em đi, nạp ...