Search This Blog

Thursday, August 12, 2021

CÁCH ĐỂ RÚT GỌN THỜI GIAN TRỞ THÀNH CHUYÊN GIA NHANH NHẤT CÓ THỂ

CÁCH ĐỂ RÚT GỌN THỜI GIAN TRỞ THÀNH CHUYÊN GIA NHANH NHẤT CÓ THỂ
Bài viết này mình dựa trên ý tưởng của tác giả James Altucher và kinh nghiệm của chính bản thân khi áp dụng, đối với những ai thích đọc Quora có thể follow ông tại đây: https://www.quora.com/profile/James-Altucher
---
Tóm tắt nội dung bài viết là kỹ thuật và mindset để định hướng trong việc phát triển bản thân, rút gọn tối đa thời gian trung bình mà một người trở thành chuyên gia ngắn hơn nhiều (trung bình là 10.000 giờ để một người thành thạo và trở nên master về nó).
Vậy tựu chung lại công cuộc phát triển bản thân đó gồm những quy tắc gì, mình đã và đang áp dụng nó như thế nào?
.
QUÁ NHIỀU THỨ ĐỂ HỌC
Có quá nhiều thứ để học trong thời đại ngày nay, với sự phổ biến của internet, thông tin về khóa online từ free đến trả tiền rất nhiều. Việc lựa chọn thứ để học còn mệt mỏi hơn việc không biết học gì vì nó quá nhiều.
Cùng với đó là sự đào thải với công nghệ tiến bộ không ngừng, kỹ năng "fast learning" cũng đang thật sự cần thiết hơn bao giờ hết. Việc bạn bỏ ra 10.000 giờ để mài giũa 1 kỹ năng thật nhuần nhuyễn sẽ khiến bạn chậm chân so với thời đại và tốc độ học hành cũng phải nhanh chóng gấp bội.
Nhưng sức lực có hạn, với quy tắc 10.000 giờ của Anders Ericsson và được phổ biến rộng rãi bởi Malcolm Gladwell, việc nản chí và không phải ai cũng có tài năng, quỹ thời gian để thẩm thấu tất cả những thứ họ muốn. Vậy đâu là cách để rút ngắn thời gian trở thành chuyên gia?
.
QUY TẮC CỘNG - TRỪ -BẰNG
---
Quy tắc cộng
Hãy tìm kiếm một mentor, mentor ở đây không chỉ bao hàm là một người mà có thể là một tác giả trong cuốn sách bạn thích, một nhà diễn thuyết trên youtube mà bạn mê mẩn và họ thật sự có đủ tri thức và kinh nghiệm về kỹ năng bạn muốn học. Điều quan trọng chính là bạn thật sự hứng thú khi tìm hiểu về kỹ năng bởi họ truyền đạt, bởi nó là điều để bạn giữ lửa lâu nhất có thể.
Từ 10-100 cuốn sách về IT hay chỉ đơn thuần 50 video về content marketing cũng giúp bạn "bắt chước" và học hỏi họ dần dần. Việc này chính là gia tăng sự trải nghiệm, tưởng tượng những điều họ làm, họ đọc thật sự là của mình. Ví dụ:
Mình muốn học về chạy quảng cáo Facebook:
Bước 1: Lọc các video liên quan đến chạy quảng cáo FB cơ bản và nâng cao
Bước 2: Xem hết những video cơ bản, nếu tìm được một người nói hay thì mình đơn thuần có thể nghe đi, nghe lại
Bước 3: Dùng những kiến thức đã học được áp dụng vào thực tế với quy mô nhỏ hơn để trải nghiệm
Bước 4: Lặp đi lặp lại quy trình đó để thuộc lòng và kết quả đúng như mình mong muốn
Bước 5: Cố định thời gian định kỳ để bồi bổ thêm kiến thức về nó, ví dụ trong 1 tuần mình phải xem được 10-20 video liên quan đến chạy quảng cáo FB rồi dần dần mở rộng
Đối với các cuốn sách đã đọc và coi nó là mentor để học thì đừng uổng phí, hãy ghi ra 10 điều tâm đắc nhất, liệt kê những gì mình học được. Không nếu lướt qua kiểu "cưỡi ngựa xem hoa" thì điều đó chỉ khiến bạn tốn thêm thời gian và kiến thức đọng lại không nhiều.
Hoặc đơn giản hơn là kỹ năng thuyết trình, kỹ năng viết tiếng anh,... Việc lọc và hệ thống lại những "mentor" để mình có thể học hỏi và tạo cảm hứng cho mình trong khoảng thời gian đầu sẽ rất quan trọng.
---
Quy tắc bằng
Tác giả James Altucher có nói quy tắc này đã đáng giá gần 4000 giờ trong tổng 10.000 giờ để bạn có thể trở thành chuyên gia rồi. Vậy quy tắc như thế nào?
Tìm kiếm một môi trường để bạn có thể trao đổi được đam mê, show-off, tiếp thu,.... những điều bạn đã học và update kiến thức mới. 2 cái đầu luôn hơn 1 cái đầu. Tìm một hoặc nhiều người cùng chung đam mê, không vụ lợi đồng hành của bạn sẽ rút gọn thời gian hơn rất nhiều.
Trong một môi trường để ép bạn phải học để có đủ kiến thức để nói chuyện và trao đổi chắc chắn động lực để tìm hiểu sẽ dồi dào hơn nhiều. Điều này bạn cũng có thể áp dụng trong một quy mô lớp học hoặc công ty, tạo ra môi trường học hỏi lẫn nhau chính là điều bạn cần làm để tạo hứng thú và động lực update bản thân mỗi ngày của tất cả mọi người.
Vậy tại sao không tận dụng mentor của chúng ta để giúp đỡ?
Tùy mỗi người nhưng đa phần họ không biết cách để tiếp cận vấn đề của mình trong khoảng thời gian khởi đầu. Việc kiếm bạn bè cùng cấp độ, chia sẻ cho nhau sẽ giảm đi cảm giác ngại ngùng cũng như tiếp thêm động lực để vượt trội hơn mỗi ngày. Ví dụ bản thân Nghĩa giờ để giải bài toán cấp 2 có rất nhiều cách nhưng đối với học sinh cấp 2 chỉ có duy nhất 1 cách thôi, và đến chính Nghĩa có thể không nhớ đó là cách nào? Vậy một môi trường cùng cấp độ và tiến bộ mỗi ngày quan trọng như vậy đó!
---
Quy tắc trừ
Đơn giản: Luôn cố gắng giải thích những điều mình học được trở lên đơn giản nhất có thể, việc tối giản những thứ phức tạp cho bạn nghĩ lại và giải thích được theo cách của bản thân. Việc bạn không thể giải thích nó đơn giản hơn và theo cách hiểu của mình, tức là bạn thật sự chưa hiểu về nó.
Ví dụ marketing là gì? Bạn không thể đem nguyên định nghĩa trên Wiki hay sách vở để bạn đem giải thích cho người khác, mà bạn có thể vận dụng kiến thức mình đã học, trải nghiệm mình có thể giải thích điều này theo môi trường xung quanh mình.
Giải thích và lặp lại: Việc lên một cấp độ mới chắc hẳn sẽ có rất nhiều kém hơn bạn 1 bậc và hỏi đi hỏi lại các vấn đề cơ bản. Luôn giữ tinh thần như là một người mới học, chia sẻ và giải thích lặp lại cho họ sẽ cho bạn rất nhiều góc nhìn khác nhau, đặc biệt nhớ in những gì bạn đã học trong đầu.
.
MICRO SKILLS
Đối với mình giải thích chính là chiều dọc của kỹ năng bạn học, tức là một kỹ năng A bạn có thể phân ra nhiều hệ kỹ năng nhỏ hơn là A1, A2, A3, A3.
Với kỹ năng sale không chỉ là kiếm khách hàng mà bạn còn phải học kỹ năng về đàm phán, làm vận đơn, chào hỏi, ăn nhậu hay rất nhiều thứ khác nhau.
Với kỹ năng content marketing có thể phân nhiều kỹ năng như viết heading, viết body, viết call to action,...
Vậy việc phân chia như này khi đã học xong được một hệ thống kiến thức sẽ biết bạn giỏi ở phần nào, yếu ở đâu để khắc phục hay đẩy mạnh những gì mình hay nhất trở thành một điểm độc đáo riêng.
.
VƯỢT QUA NỖI SỢ HÃI
Bạn sẽ luôn thất bại khi mới khởi đầu, bạn làm điều đó một cách ngu ngốc và bị nhiều người coi thường. Cảm giác đó thật sự rất tệ, đối với mình cũng vậy, dù bạn tài năng như nào trải qua thất bại không phải là điều ai cũng có thể chịu được.
Chẳng ai muốn viết 1 bài viết đăng lên FB không có ai like, trình diễn trên sân khấu bị mọi người sỉ nhục và chê cười,..
Nhưng những điều đó là bàn đạp để bạn bước lên thành công từng bậc 1
Thật sự thất bại khiến bạn học hỏi được hơn rất nhiều điều, thành công chẳng khiến bạn học được gì đâu. Câu chuyện của bản thân khi mình mất từng đồng tiền vào thị trường chứng khoán sẽ khiến mình đúc kết kiến thức bằng sự đau đớn nhiều hơn là tự nhiên ngày mai may mắn được 5tr và nghĩ mình giỏi.
Vậy mỗi lần thất bại:
Bạn thất bại và tham khảo điều đó, đừng sợ hãi chấp nhận thất bại của mình. Quay lại quy tắc cộng, tham khảo mentor của mình, cùng với đó là đến với quy tắc trừ, tham khảo những người bạn cùng chí hướng của mình xem sai đâu.
Thành công ngay từ ban đầu rất dễ nảy sinh cho bạn cảm giác tự kiêu và nghĩ mình giỏi, nhưng với trải nghiệm chưa đủ, thành công nhỏ bạn đầu chỉ khiến bạn thất bại và sụp đổ nhanh hơn về sau thôi, luôn giữ mình ở trạng thái học hỏi và tiến bộ không ngừng, sẵn sàng chấp nhận thất bại.
Với quy tắc:
Đau đớn + Sự hồi tưởng = Quá trình
Việc bạn trải qua các "Quá trình" sẽ là điều bạn tiến bộ mỗi ngày
Vậy nếu thất bại nhiều quá đến nỗi chán nản, sụp đổ như kinh doanh để mắc nợ bủa vây thì sao?
Đơn giản, bạn thu hẹp thất bại mình nhỏ hơn thôi. Có 100 triệu đừng có dại đầu tư 100tr vào điều bạn đang cần trải nghiệm, trích ra 10tr để bắt đầu, 10tr ổn định thì bạn đầu tư tịnh tiến dần.
.
NĂNG LƯỢNG
Việc bạn đang học mà chỉ nghĩ đến ăn hoặc ngủ chắc chẳng có bất cứ tác dụng gì, và việc học chỉ kém hiệu quả hơn. Vậy tiếp thêm năng lượng như thế nào? Quay trở lại bài học phân chia mọi thứ trở lên rõ ràng và đơn giản:
- Năng lượng thể chất: Ăn/ngủ/hoạt động thể thao - mọi thứ thật đúng cách và cân bằng
- Năng lượng tinh thần: Nâng cao tinh thần của mình trở lên thật mạnh mẽ sau mỗi lần thất bại, chai lỳ cảm xúc, đừng tự nhiên đang học mà xì trét rồi bỏ cuộc
- Năng lượng cảm xúc: Thằng nào coi thường thì chửi nó rồi block, ai nói xấu bảo mình thất bại thì tránh xa, những người tiêu cực luôn là rào cản lớn nhất và lúc nào cũng nói về sự thất bại
- Năng lượng sáng tạo: Chỉ đơn giản, hàng ngày, liệt kê những gì bạn muốn làm trong cuộc đời, liệt kê những ý tưởng mà mình muốn thực hiện, liệt kê những điều mà mình biết ơn nhất… Tất cả sẽ cho bạn sự sáng tạo dạt dào và sự biết ơn về cuộc sống vô hạn
Bồi bổ và tiếp dưỡng năng lượng liên tục chính là điều giúp bạn vững chân trong cuộc đua về việc rút ngắn kỹ năng. Nếu bạn để nó rơi mất thì chính bạn sẽ dừng giữa chừng.
.
NGUYÊN LÍ 1%
Đây là tác giả đề cập tới nhưng mình thích gọi là quy tắc lãi kép hơn, việc bạn chỉ cần dành 1% mỗi ngày để bạn thích và chỉ 1 năm là bạn có thể tiến bộ hơn 3800% rồi.
1.01^365 = 38
Thất bại và trải nghiệm mỗi ngày từng chút, mở rộng khỏi vòng an toàn của bản thân chính là chìa khóa của nguyên lí 1%.
Bạn có nhớ bài toán 1 bàn cờ có 64 ô, ô 1 bỏ 1 hạt gạo, ô 2 bỏ 2 hạt, ô 3 bỏ 4 hạt và ô cuối cùng con số có thể là bao nhiêu?
18,4 tỷ tỷ hạt gạo = 536 tỷ tấn gạo
Đây là tiền đề của quy tắc lãi kép, bạn có thể tìm hiểu trên GG
.
ĐỨNG LÊN VÀ LÀM
Việc bạn đọc và xem những chuyên gia làm như thế nào ngoài việc học nó thì cũng rất dễ nảy sinh các ảo tưởng là bạn có thể dễ dàng làm nó.
Nhưng thực sự không phải vậy, bạn không thể thành thục việc làm ảo thuật chỉ đơn giản bằng cách xem những video lật tẩy các trò ảo thuật như nào mà đòi hỏi sự nhanh tay, nhanh mắt và khéo léo rất nhiều.
Học 1 rồi làm và lặp lại đến khi nhuần nhuyễn. Đó là quy trình đơn giản để bạn có thể thành thạo bất cứ thứ gì.
.
MỘT SỐ KINH NGHIỆM BẢN THÂN
Trên đây là kinh nghiệm hack 10.000 giờ để trở thành chuyên gia của James Altucher và được mình biên soạn lại. Ngoài ra, mình cũng có một số lời khuyên và kinh nghiệm của bản thân khi áp dụng trong việc phát triển kỹ năng.
---
Mở rộng tư duy
Đừng nghĩ cái gì khó mà mình không học, ngừng suy nghĩ linh tinh và bắt tay vào tìm hiểu. Nếu thật sự bạn nghĩ nó khó chỉ đơn giản là bạn chưa dành đủ thời gian cho nó mà thôi.
Bạn chỉ cần thấy cái gì khó => có tài liệu nào, ai giỏi để hỏi,... là việc học sẽ trở lên thật nhẹ nhàng.
---
Chấp nhận mình dốt
Hồi trước việc trong việc đầu tư, mình lỗ nhưng mình không chấp nhận do mình sai mà đổ lỗi này lỗi kia. Nhưng càng về sau thì mình biết đây là sự lừa dối bản thân, chấp nhận nó và học hỏi mỗi ngày khiến mình tiến bộ rất nhiều.
---
Thời gian là "vàng"
Trì hoãn và việc nước đến chân mới nhảy chẳng có gì đáng tự hào, việc xây dựng một kế hoạch cụ thể theo thời gian không chỉ rèn bạn tính kỷ luật mà còn giúp bạn thực hiện công việc một cách nhanh chóng và đầy công suất.
---
Có kế hoạch công việc mỗi thời điểm
Trước mình có đọc 1 report các nhân viên Việt Nam kém hiệu suất rất nhiều so với nước ngoài bởi vì nhiều lí do, một trong các lí do mình để tâm nhất là thiếu kế hoạch khi triển khai công việc. Cứ thích rồi làm và động đâu làm đó khiến công việc trở lên rối loạn hơn rất nhiều. Xây dựng một kế hoạch công việc ngày/tuần/tháng sẽ giúp bạn nhẹ nhàng hơn và được sếp để ý để thăng tiến rất nhiều.
Bài viết đã kết thúc, rất mong có thể giúp ích cho bạn phần nào trong việc rút ngắn thời gian để bạn trở thành chuyên gia trong bất cứ kỹ năng nào. Cùng theo dõi các bài viết tiếp theo của mình nhé!
Matthew Le

QRVN

No comments:

Post a Comment

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ Hội đồng quản trị, tiếng Anh là BOD (Board Of Directors). Còn Ban giám đốc hay Ban quản lý tiếng Anh là BOM (B...