Đọc sách?
Mấy bạn nêu vấn đề đọc sách cần hay không cần? Có thành gì không? Không đọc thì sao? Các ví dụ và phản ví dụ nhiều như suối. Chủ đề hay.
Mình thì nghĩ thế này:
1) Những thứ đọc được trong sách, học được ở trường hay giờ là cả trên báo chí, trên mạng,... nó như các loại thực phẩm ấy: thịt, cá, rau, quả, mắm muối, tiêu ớt,.... đọc/nghe được coi như là việc đi chợ.
2) Có thực phẩm rồi thì chọn lọc thế nào, bảo quản ra sao, chế biến kiểu gì thì là việc của người đọc. Như người đầu bếp nấu ăn thôi. Thành món gì, ngon hay không là phụ thuộc vào đó.
3) Thực phẩm ngon có thể chế biến thành món dở, thậm chí độc hại. Trường hợp lười biếng, bảo quản không tốt thì còn bị ôi thiu, thối rữa. Không những không ăn được mà còn gây ô nhiễm.
4) Kiến thức nhồi nhét quá nhiều, chế biến (ứng dụng, kiểm nghiệm, đúc rút, cập nhật) không kịp, tất nhiên là loại thực phẩm ôi thiu. Lại tưởng quý không vất đi mà để lưu cữu thì càng độc hại. Gọi là hủ nho.
5) Đã ôi thiu lại còn đem truyền thụ cho người khác, nhất là lứa trẻ, thì còn nguy hiểm hơn. Các thầy muốn cho học sinh ăn gì cần luôn đảm bảo kho thực phẩm là tươi mới, an toàn và chế biến phù hợp.
Đi chợ quan trọng, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng rất nhiều, nhưng nấu nướng quan trọng hơn.
Mấy bạn nêu vấn đề đọc sách cần hay không cần? Có thành gì không? Không đọc thì sao? Các ví dụ và phản ví dụ nhiều như suối. Chủ đề hay.
Mình thì nghĩ thế này:
1) Những thứ đọc được trong sách, học được ở trường hay giờ là cả trên báo chí, trên mạng,... nó như các loại thực phẩm ấy: thịt, cá, rau, quả, mắm muối, tiêu ớt,.... đọc/nghe được coi như là việc đi chợ.
2) Có thực phẩm rồi thì chọn lọc thế nào, bảo quản ra sao, chế biến kiểu gì thì là việc của người đọc. Như người đầu bếp nấu ăn thôi. Thành món gì, ngon hay không là phụ thuộc vào đó.
3) Thực phẩm ngon có thể chế biến thành món dở, thậm chí độc hại. Trường hợp lười biếng, bảo quản không tốt thì còn bị ôi thiu, thối rữa. Không những không ăn được mà còn gây ô nhiễm.
4) Kiến thức nhồi nhét quá nhiều, chế biến (ứng dụng, kiểm nghiệm, đúc rút, cập nhật) không kịp, tất nhiên là loại thực phẩm ôi thiu. Lại tưởng quý không vất đi mà để lưu cữu thì càng độc hại. Gọi là hủ nho.
5) Đã ôi thiu lại còn đem truyền thụ cho người khác, nhất là lứa trẻ, thì còn nguy hiểm hơn. Các thầy muốn cho học sinh ăn gì cần luôn đảm bảo kho thực phẩm là tươi mới, an toàn và chế biến phù hợp.
Đi chợ quan trọng, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng rất nhiều, nhưng nấu nướng quan trọng hơn.
Khúc Trung Kiên
No comments:
Post a Comment