Search This Blog

Wednesday, September 8, 2021

VÌ SAO CẦN XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM, THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN

VÌ SAO CẦN XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM, THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN? (Hãy khám phá một NGUYÊN LÝ khi đọc bài viết này!)
Có cần xây dựng thương hiệu sản phẩm? Không cần đâu, nếu bạn không cần bán nó với số lượng nhiều, không cần thực hiện ước mơ lớn, hoài bão lớn. Không cần đâu, nếu bạn không cần ai biết nó, hiểu nó, nhớ nó, có sợi dây tình cảm với nó, và trung thành với nó. Không cần đâu, nếu bạn làm ra sp chỉ để dùng trong gia đình và đem cho bạn bè dùng chơi cho vui. Không cần đâu, nếu bạn muốn nó như kẻ vô danh, chỉ có mình bạn hiểu và dùng nó cho mình!
Ngược lại, nếu bạn muốn thực hiện sứ mệnh lớn, hoài bão lớn, đem lại giá trị lớn cho khách hàng, người tiêu dùng, và để lại thứ gì đó cho đời, để hàng trăm năm sau, tên tuổi của nó còn "vang bóng", bạn NHẤT THIẾT phải xây dựng brand cho nó.
Đã qua rồi cái thời "hữu xạ tự nhiên hương", qua rồi cái thời cứ tốt đi, người ta sẽ biết đến và sẽ mua dùng, và sp sẽ nổi tiếng. Bạn không cho đi, không tạo ra sự liên tưởng (association), sự gắn kết (connection) tình cảm trong tâm trí khách hàng, không làm cho họ cảm nhận giá trị (perceived value) về thương hiệu của sản phẩm, bạn sẽ chẳng nhận lại được gì đâu!
THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN thì sao? Cũng tương tự như vậy! Nếu bạn không nghĩ lớn, không có sứ mệnh và hoài bão gì lớn, không có khát vọng đem lại giá trị gì lớn cho đời, không cần đóng góp gì lớn lao cho cộng đồng, bạn không cần xây dựng thương hiệu cá nhân đâu!
Ngược lại, nếu bạn có một sứ mệnh lớn, một hoài bão lớn, hay đơn giản là muốn làm chuyện gì đó cho CÓ TẦM một chút, bạn cần xây dựng THCN cho mình.
Đừng hiểu lầm xây dựng thương hiệu cá nhân là đánh bóng tên tuổi, hình ảnh để chỉ làm lợi cho mình. Tất nhiên, cũng có loại người như vậy, nhưng không phải ai cũng vậy. Xây dựng THCN là để có sức thuyết phục, để giúp cho đối tượng mà bạn hướng đến hiểu rõ về con người bạn và có mối liên tưởng rõ rệt về bạn. Bạn là ai? Bạn làm gì? Bạn có gì đặc biệt? Bạn đem lại giá trị gì cho họ? Vì sao họ nên tin bạn? Thương hiệu sản phẩm cũng phải trả lời chính các câu hỏi này!
Nếu không ai tin bạn, không ai biết bạn có gì đặc biệt, không ai biết bạn đem lại giá trị gì cho họ, họ sẽ không theo bạn, không ủng hộ bạn, và bạn không thể làm được việc gì lớn lao.
Bạn muốn thực hiện một dự án cộng đồng. Nếu bạn không có đủ uy tín, không ai biết bạn là ai, con người bạn thế nào, sẽ không ai tham gia cùng bạn. Bạn hô hào mọi người sống đẹp, sống tốt, nếu bạn là kẻ vô danh, sẽ không ai nghe theo bạn. Bạn muốn làm gì đó tốt đẹp và lớn lao cho xã hội, bạn không thể làm một mình, bạn cần có nhiều người cùng làm với bạn. Ai sẽ cùng làm với bạn nếu bạn là kẻ vô danh?
Bạn làm bất kỳ nghề gì, nếu bạn muốn nghề nghiệp của mình phát triển, bạn không chỉ cứ cặm cụi làm cho tốt là được. Bạn phải GIÚP CHO KHÁCH HÀNG HIỂU BẠN VÀ THẤY ĐƯỢC GIÁ TRỊ MÀ BẠN ĐEM LẠI CHO HỌ. Để làm được điều đó, bạn không thể không tạo dựng dấu ấn cá nhân, thương hiệu cá nhân.
Cho dù bạn là thủ lĩnh sinh viên hay hội trưởng nông dân, hay chỉ là một cấp quản lý trong công ty, để cho người khác hiểu bạn, tin bạn, nghe theo bạn, bạn buộc phải xây dựng thương hiệu cá nhân bằng cách này hay cách khác.
Thương hiệu sản phẩm hay thương hiệu cá nhân không phải là để cho mình, mà để đem lại GIÁ TRỊ cho người, cho đối tượng mục tiêu mà mình muốn hướng đến.
Bạn đang mua dùng bất kỳ sản phẩm nào có thương hiệu nổi tiếng, bạn đang nhận GIÁ TRỊ từ nó rất nhiều. Bạn hài lòng vì giá trị đó, và bạn sẽ mua dùng nữa. Nếu không cảm nhận được giá trị, hoặc giá trị không đủ cao, bạn sẽ ngừng mua, đúng không? Và giá trị mà bạn nhận được, phần nhiều nằm ở THƯƠNG HIỆU. Không có thương hiệu, bạn đâu có mua!
Rõ ràng, thương hiệu là dành cho khách hàng, không phải cho người chủ. Khách hàng phải cảm nhận được giá trị từ thương hiệu thì họ mới tin dùng! Cả THSP và THCN đều thế cả! Tôi nói vậy đúng/sai?
* Bạn khám phá ra NGUYÊN LÝ gì khi đọc bài viết này?

Nguyen Huu Long - PTDNV

No comments:

Post a Comment

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ Hội đồng quản trị, tiếng Anh là BOD (Board Of Directors). Còn Ban giám đốc hay Ban quản lý tiếng Anh là BOM (B...