Search This Blog

Monday, November 22, 2021

Tản mạn về ăn thức ăn có nguồn gốc động vật

Tản mạn về ăn thức ăn có nguồn gốc động vật
 
Details
Written by Chau Hong Linh
Category: Literature
Có ba loại thức ăn chính là protein, lipid, glucide. Con người phải ăn đủ ba loại thức ăn kể trên thì mới đủ chất cho cơ thể.

Ăn các thức ăn có nguồn gốc động vật (tôm, cá, thịt, trứng, sữa ...etc...) chính là nguồn bổ sung protein chính cho cơ thể. Tất nhiên là có những thực vật có cung cấp protein, nhưng những người ăn protein thực vật thì phải có khả năng chuyển hóa từ protein thực vật sang protein động vật.

 

1- Khi ăn protein động vật, con người gặp các vấn đề như sau:

- Người ăn sẽ mang những tính chất của động vật mình ăn vào trong người.

Gần đây trong ngành y, người ta đã quan sát và chính thức xác nhận hiện tượng những người được ghép nội tạng sau một thời gian sẽ có những tình cảm, niềm tin và tính cách như của người hiến nội tạng. Trong đạo Hindu và Yoga cổ xưa, người ta cũng khẳng định là nội tạng, tế bào của động vật và con người cũng lưu trữ một phần ký ức của cơ thể. Vì thế, khi ăn thức ăn mang nguồn gốc động vật, con người sẽ mang vào mình một phần tính cách của động vật đó.


Nói một cách logic, thì cứ ăn thịt động vật bậc càng cao, càng thông minh, thì con người sẽ mang vào mình sự thiên tài, thông minh sáng suốt của động vật mình ăn. Nhưng thiên tài ở đâu ra mà nhiều như thế. Vì thế con người ta ăn thịt bò, thịt lợn vào, thì ăn càng nhiều sẽ càng giống bò, giống lợn.


Ăn thịt của động vật trong thiên nhiên hoang dã, sống tự do, phóng khoáng sẽ hơn rất nhiều so với việc ăn thịt động vật nuôi nhốt. Động vật nuôi nhốt sẽ có tính tuyệt vọng, đau buồn, nhỏ nhen, tù túng, âm hiểm. Vì thế nên con người hiện đại ăn thịt nuôi công nghiệp mới càng ngày càng có nhiều bệnh nhân tâm thần và các biểu hiện đê tiện, điên loạn. Ngay cả trứng gà cũng nên ăn trứng của gà nuôi thả tự nhiên trong trang trại, thay vì gà nuôi nhốt trong chuồng. Uống sữa cũng nên uống sữa của bò thả trên đồng cỏ chứ không phải nuôi trong trại bò. Cá cũng thế, cá nuôi bè, nuôi lồng, nuôi trong ao hồ đều bị tù túng, chen chúc, dẫn đến tâm hồn người ăn cũng trở nên hèn mọn, nhỏ nhen.

 - Trong xã hội hiện đại, thực phẩm biến đổi gene và hóa chất bảo quản thực phẩm gây độc hại cho con người
Trong những xã hội mà giá trị đồng tiền được đặt quá cao, như  là các xã hội Mỹ, Việt nam, Tàu, nơi mà con người muốn nhiều mà rẻ, để lâu bán ế thì lâu hỏng, thực phẩm biến đổi gene, nuôi trồng bằng hóa chất được phát triển và bán rất nhiều.

Những thứ như thực phẩm biến đổi gene, được nuôi bằng thức ăn tổng hợp, khi đóng gói đem bán lại có ướp nhiều hóa chất bảo quản thì số lượng nhiều, chu kỳ nuôi thịt nhanh và có thể để lâu, do đó giá cả rất rẻ. Chính vì lý do này mà thực phẩm phổ thông trên thị trường Mỹ rẻ hơn nhiều so với các nước châu Âu, và thậm chí có nhiều thứ còn rẻ hơn cả Việt nam.

Nhưng ăn những thực phẩm này vào thì thức ăn tổng hợp mà con vật ăn, hóa chất bảo quản đọng lại trong cơ thể, không tiêu hóa được, nên gây ra hội chứng béo phì, ốm yếu, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tiểu đường, ung thư. Và những động vật, thực vật nuôi trồng kiểu này còn mang những tính cách, ký ức độc hại hơn hàng tỷ lần so với những động vật, thực vật nuôi nhốt thông thường.

Gần đây có một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng người Mỹ những năm 1960s, 1970s ăn một lượng protein nhiều khoảng 150% (gấp rưỡi) so với người Mỹ thế kỷ 21. Nhưng số người Mỹ thế kỷ 21 bị béo phì nhiều hơn số người Mỹ béo phì những năm 1960s, 1970s. Người châu Âu thế kỷ 21 ăn một lượng protein nhiều hơn người Mỹ thế kỷ 21, nhưng số lượng người béo phì ở châu Âu cũng ít hơn rất nhiều, do tiêu chuẩn thực phẩm ở châu Âu cao hơn, giá đắt hơn.

Ở Mỹ, cứ ra đứng trước cửa các siêu thị bán thực phẩm phổ thông quần chúng, các siêu thị bán đồ cao cấp và các siêu thị bán đồ nhập từ châu Âu, Úc, và New Zealand, nhìn người đi ra đi vào cửa hiệu là thấy liền. Một loại cửa hiệu thì toàn bọn béo nửa tấn trở lên đi vào, một loại cửa hiệu thì thấy người tương đối béo và một loại cửa hiệu khác thì thấy người thon thả, giống người tử tế hơn rất nhiều.


- Động vật khi giết không đúng phương pháp, bị đau đớn, hoảng sợ trước khi chết sẽ tiết ra nhiều hóa chất độc vào máu và cơ thể, con người ăn vào cũng sẽ bị hại. Vì thế nên phong tục của vùng Trung Đông, Trung Á và nhiều bộ tộc Hồi giáo là ăn halal meat, thịt của động vật giết theo phương pháp đặc biệt, không gây chảy máu.

 

2- Vậy nên ăn thế nào cho có tính dưỡng sinh cao

Tất nhiên là chúng ta không thể tìm các thiên tài trong nhân loại, giết thịt rồi ăn cho nó có tố chất thiên tài. Vì thế nên người phổ thông mà nói thì vẫn phải ăn thức ăn động vật thì mới có protein, vì họ không có khả năng biến đổi protein thực vật sang protein động vật.

Do đó thì tùy theo khả năng tài chính mà ăn thức ăn động vật cho nó ít mang tính xấu của động vật, đồng thời ít hóa chất bảo quản và nên là organic, không biến đổi gene.


3- Ăn chay

Thời đại ngày nay, con người thường hiểu lầm ăn chay là gắn liền với tôn giáo, thiện thiện đểu đểu, dặt dẹo uốn éo, kiểu không sát sinh để đức cho con cháu. Đấy là một hiểu lầm đạo đức giả hết sức tai hại.

 

Tất cả các tôn giáo cổ đại tồn tại đến nay bao giờ cũng có hai phần: Giáo và Pháp.

Giáo là phần kinh kệ, giảng giảng, chém chém, tốt tốt, thiện thiện, yêu nước thương nòi, từ bi hỉ xả, nói sáo kinh kệ, chém chuyện cổ tích thần thánh, ngửa tay lạy thánh đi qua lạy thần đi lại xin bố thí cho chúng con nhiều tiền, làm việc thiện quả khế thì hy vọng có người đem cho cục vàng, kể chuyện thần tiên huyễn hoặc kiểu không cần đi học mà vẫn biết lập trình. Phần này là để dạy bọn đần độn, lười biếng, tham lam đi làm người tốt bằng cách đánh vào chính lòng tham và sự lười biếng, ham cho ít nhận nhiều của chúng nó.

 

Pháp mới là phần quan trọng, chính là pháp môn để con người tu luyện tinh thần và thể xác, càng ngày càng phát triển các giác quan, nhận thức, trí não và cải thiện về mặt chất của cơ thể, tính cách, tâm hồn. Những thứ như Yoga, Samkhaya ..etc.. của đạo Hindu, các pháp môn Tịnh Độ tông, Hoa nghiêm tông, Thiền tông ...etc... của Phật giáo, Khí công Đạo gia ...etc ... chính là những Pháp môn tu luyện.

Khi tu luyện theo một pháp môn tử tế, có một thành tựu nhất định, thì người ta sẽ có khả năng chuyển hóa đạm thực vật, protein từ thực vật thành protein động vật. Như thế thì người ta sẽ không cần phải ăn thức ăn có nguồn gốc động vật nữa, và không phải mang vào mình những thứ tiêu cực từ động vật cũng như không bị đọng chất độc trong tế bào, bị bệnh tật, béo phì và giảm khả năng lưu chuyển năng lượng trong cơ thể.

Có nhiều bộ tộc có truyền thống ăn chay qua rất nhiều đời thì những người đương đại của bộ tộc không tu luyện vẫn có khả năng chuyển đạm thực vật thành động vật. Ví dụ như một vài bang ở phía Nam Ấn Độ, do thời cổ đại, những bộ tộc này có tu luyện theo một pháp môn nào đó của đạo Hindu hoặc đạo Phật, thì do cải biến cơ thể qua nhiều đời, những người của bộ tộc này thời nay hoàn toàn ăn chay trường mà không nhất thiết phải tu luyện.

 

Còn người bình thường, không có khả năng chuyển hóa đạm thực vật thành đạm động vật thì không thể ăn chay trường. Tuy nhiên thỉnh thoảng ăn chay một vài ngày, ví dụ ngày rằm, mùng một mỗi tháng, hoặc mỗi năm ăn chay vài tuần thì cũng tốt. Và quan trọng nhất là nếu ăn thức ăn có nguồn gốc động vật thì phải chọn loại tử tế mà ăn.

 

Tuy nhiên, nếu xác định là đời người có mấy chục năm, ăn cho sướng rồi chết thì cũng không sao.
Đáng thương hại nhất là bọn ăn kiêng không đúng cách, khổ bỏ mẹ, bóp mồm bóp miệng, ăn cho sướng cũng không dám, mà người vẫn dặt dẹo, không khỏe, gầy tóp như con cá mắm thì tưởng là thon thả, hoặc ăn kiêng ít mấy cũng vẫn béo như con heo do hóa chất đọng lại, đi tập gym mãi mà không xuống cân, thế mới là thê thảm.

No comments:

Post a Comment

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ Hội đồng quản trị, tiếng Anh là BOD (Board Of Directors). Còn Ban giám đốc hay Ban quản lý tiếng Anh là BOM (B...