Search This Blog

Monday, December 6, 2021

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN ĐẠT ĐƯỢC TRẠNG THÁI FLOW?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN ĐẠT ĐƯỢC TRẠNG THÁI FLOW?
Note: *FLOW - Dòng chảy hay còn gọi là Phiêu - một trạng thái ý thức mà trong đó con người tham gia vào một hoạt động sâu sắc đến mức dường như chẳng còn điều gì khác là quan trọng.
Newton khi viết Principia Mathematica thường xuyên làm việc đến quên ăn quên ngủ trong nhiều ngày liền. Tuy nhiên không phải sự hy sinh về chế độ ăn uống và giấc ngủ đã khiến ông ấy trở nên vĩ đại. Chính sự làm việc phiêu hết mình trong trạng thái FLOW đã góp phần làm nên điều đó.
FLOW- Dòng chảy là trạng thái tinh thần nhằm nâng cao hiệu suất và tập trung cao độ. Đó là một khái niệm về tâm lý tích cực, thường thấy ở những người có hiệu năng làm việc cao.
🍀** Làm thế nào những người bình thường như bạn và tôi có thể đạt được trạng thái FLOW?**
Mihaly Csikszentmihalyi đã nghiên cứu trên những người thường xuyên trải nghiệm FLOW. Trong cuốn sách của mình, ông đề cập đến một số điều kiện mà nếu được đáp ứng, bạn sẽ có thể đạt được trạng thái đó.
Dưới đây là 5 bí kíp để kích hoạt trạng thái FLOW của bạn:
👉* Phần thưởng nội tại: làm những gì quan trọng với bạn.*
Nếu một hoạt động không có giá trị hay gây hứng thú với bạn, bạn không thể bước vào trạng thái FLOW. Bạn không thể bắt tay vào một công việc nhàm chán hoặc khi đang nghiên cứu điều gì đó không khiến bạn hào hứng.
Yêu cầu quan trọng đối với quy trình này là hãy chọn một hoạt động có ý nghĩa đối với bạn. Bạn có thể tìm thấy hoạt động có giá trị của mình bằng cách biết sở thích và thế mạnh của bạn nằm ở đâu.
Ví dụ: Nếu thế mạnh của bạn là sáng tạo và bạn quan tâm đến thiết kế đồ họa, hãy chọn lĩnh vực đó. Nếu thế mạnh của bạn là hướng ngoại và bạn quan tâm đến việc tổ chức sự kiện, hãy chọn nó.
Có thể thật đáng tiếc nếu công việc hoặc chuyên ngành học hiện tại của bạn không phù hợp với quy tắc này nhưng hãy xem đây là cơ hội để bạn tìm thấy công việc có ý nghĩa và bạn sẽ trở nên xuất sắc với nó. Vì nếu bạn đủ xuất sắc, bạn có thể biến hoạt động FLOW thành cả một sự nghiệp.
👉Tập trung: như không có gì khác quan trọng.
Mihaly đã phỏng vấn một người chơi cờ vua trong Thế chiến thứ 2. Người chơi cờ đã từng đắm chìm trong trò chơi của mình đến mức không để ý đến các cuộc ném bom của kẻ thù. Anh ấy nói, "Mái nhà có thể đổ xuống và tôi thậm chí còn không nhận ra điều đó."
Điều này không có nghĩa là phớt lờ các vụ đánh bom trong chiến tranh hoặc mặc kệ mái nhà rơi vào đầu bạn. Đó chỉ là một minh họa về trọng tâm của FLOW mà bạn cần phát triển.
Bạn sẽ không thể đạt được mức độ tập trung này trong một tuần hoặc một tháng. Trong thời gian đầu, nó yêu cầu rất nhiều nỗ lực có ý thức. Nhưng nếu hoạt động đó có ý nghĩa đối với bạn, thì sự tập trung của bạn sẽ bắt đầu tăng cường cho đến khi nó trở thành một trạng thái tự động.
Bạn có thể thử 2 điều sau để tăng cường sự tập trung của mình:
🌼 Cắt bỏ phiền nhiễu: Đối với một tâm trí chưa được rèn luyện, những yếu tố gây xao nhãng bên ngoài sẽ rất khó bỏ qua. Sẽ tốt hơn nếu bạn loại bỏ chúng ra khi bắt đầu hành trình FLOW của mình. Tắt tiếng thiết bị điện tử của bạn, khóa cửa và chỉ tập trung vào nhiệm vụ trước mắt.
🌼 Làm chủ sự xao lãng bên trong: Việc ngăn chặn sự phân tâm bên ngoài sẽ không giúp bạn thoát khỏi tâm trí hoạt động quá mức của mình. Bạn cần thực hiện một hoạt động thư giãn trước khi bắt đầu tập trung để đầu óc thoải mái. Bạn có thể đi dạo, nghe nhạc hoặc thiền định để chuẩn bị tinh thần.
👉* Uncriticized: quyền tự do mắc sai lầm.*
Không có thời gian cho việc tự kiểm tra ở trạng thái FLOW.
"Tôi có đang làm đúng không nhỉ?" "Điều này có hiệu quả không?" - Những câu hỏi này phải được tránh xa. Đây là những câu hỏi quan trọng nhưng không nên xuất hiện trong quá trình FLOW, nó chỉ nên đặt ra sau khi hoàn thành công việc.
Sự nghi ngờ bản thân và sự phê phán nội tâm là một khối đá chặn ngay lập tức dòng chảy của bạn. Hiệu suất và sai lầm đều xuất hiện cùng nhau. Nếu bạn cố gắng ngăn chặn những sai lầm, đồng nghĩa bạn sẽ hạn chế hiệu suất của mình.
Một khi bạn loại bỏ nỗi sợ hãi về việc mắc sai lầm, bạn sẽ có khả năng cải thiện kỹ năng của mình. Hãy bình tĩnh với những ý tưởng mắc lỗi và làm việc trong trạng thái không phán xét.
👉 Phản hồi: có mục tiêu rõ ràng.
Bạn cần một mục tiêu đơn giản để so sánh kết quả của mình và kiểm tra xem bạn có đang tiến bộ hay không.
Mục tiêu của người theo bộ môn leo núi là leo lên mà không bị ngã. Mục tiêu của người chơi cờ là ăn được con vua của đối phương. Nếu họ có mục tiêu đơn giản trong đầu, họ có thể quyết định bước tiếp theo của mình.
Luôn kiểm soát mục tiêu khác với sự thiếu tự tin. Cái thứ nhất là một công cụ phân tích để điều chỉnh hành động của bạn để phù hợp với kỳ vọng của bạn trong khi đó sự nghi ngờ bản thân là nỗi sợ không đạt được kỳ vọng của mình.
Bạn không thể đi đúng hướng nếu không có bản đồ. Tương tự, quy tắc này là bản đồ để tìm đường đi đúng hướng trong nhiệm vụ của bạn.
Nếu thấy mình đang rời xa mục tiêu, bạn chỉ cần điều chỉnh hành động của mình. Dù công việc của bạn là gì, hãy thực hiện một mục tiêu theo định hướng quy trình đã xác định.
👉* Thử thách: thực hiện nhiệm vụ 4% khó khăn.*
Bạn cần tìm sự cân bằng giữa quá dễ và quá khó. Nếu nhiệm vụ của bạn quá dễ dàng, bạn sẽ cảm thấy nhàm chán. Nếu nhiệm vụ của bạn quá khó, bạn lại muốn bỏ cuộc.
Steven Kotler, một nhà nghiên cứu khác về trạng thái FLOW đã phát hiện ra rằng trạng thái dòng chảy được kích hoạt khi độ khó lớn hơn 4% so với những kỹ năng của bạn.
Một người chơi cờ vua cần người chơi giỏi hơn anh ta 4%, một ca sĩ cần một bài hát (kỹ thuật) khó hơn 4% so với bài gần nhất của anh ta. Tương tự, hãy tìm ra 4% khó khăn trong công việc của bạn.
Độ khó tùy thuộc vào tính chất công việc của bạn. Đối với các nhà văn, đó có thể là viết về một chủ đề khó hơn. Đối với một người đi bộ đường dài, nó có thể là đi bộ đường dài trên một ngọn đồi khúc khuỷu hơn.
Không có hướng dẫn cụ thể để tìm ra 4% khó khăn của bạn. Bởi vì nó khác nhau với mỗi ngành nghề. Đề xuất của tôi là hãy nghĩ: "Cấp độ tiếp theo đối với mình sẽ là gì?"
Quy tắc 4% hiệu quả vì bạn sẽ cảm thấy nửa bạn đạt được mục tiêu của mình và nửa thì lại không. Khả năng giành chiến thắng này sẽ giúp bạn luôn chú tâm mỗi khi luyện tập.
#6
Link Quora: https://www.quora.com/How-do.../answer/Rafael-Eliassen...

No comments:

Post a Comment

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ Hội đồng quản trị, tiếng Anh là BOD (Board Of Directors). Còn Ban giám đốc hay Ban quản lý tiếng Anh là BOM (B...