Search This Blog

Thursday, March 31, 2022

NÊN THAY ĐỔI DOANH NGHIỆP TỪ ĐÂU – PHẦN 2: ĐẶT MỤC TIÊU RA SAO?

NÊN THAY ĐỔI DOANH NGHIỆP TỪ ĐÂU – PHẦN 2: ĐẶT MỤC TIÊU RA SAO?
Trong một lần tranh luận với ông chủ của một doanh nghiệp tôi từng tư vấn, tôi gặp một loại quan điểm khá lạ. Theo quan điểm của doanh nhân này, thì : "Có hai cách để gia tăng doanh số, một là chúng ta đi từ từ, tăng dần theo mức độ phát triển của thị trường. Cách đó an toàn nhưng lâu quá. Cách thứ hai, là chúng ta đặt ra một mục tiêu thật lớn và tìm mọi cách vươn tới đó bằng tất cả tâm huyết và sự nỗ lực vượt bậc của chúng ta!".
Tại sao theo ý kiến cá nhân của tôi, quan điểm đó khá lạ và khó mà thực thi cho được, mời anh chị nhìn hai cái hình (rất xấu) mà tôi vẽ ra dưới đây:
Hình a: Đó là kỳ vọng của các ông chủ kiểu tôi nói ở trên, họ luôn muốn một tốc độ phi mã, vượt qua mọi rào cản có thể tính hoặc không thể lường trước. Trong thời buổi mà công nghê giữa các hãng cạnh tranh chả khác nhau là mấy, thì họ chỉ còn một chỗ dựa duy nhất là tinh thần chiến binh của các nhân viên cấp dưới. Và thế là họ tổ chức liên tục các lớp các khóa đào tạo không phải để nâng cao kỹ năng mà là để thúc đẩy, thậm chí là kích động tinh thần máu lửa của anh em. Kỷ luật thì không có, chuẩn về kỹ năng cơ bản càng không. Cả đội nhân viên được thúc đẩy để vượt qua mọi giới hạn theo cách tùy hứng nhất.
 Cái cảnh này rất giống câu kết luận của dân gian "nhiệt tình cộng với kém hiểu biết thành phá hoại"! Tôi đã chứng kiến chỉ trong 3 tháng sau khi làm theo cách này, công ty của doanh nhân nói trên ngay lập tức mất hết chân hàng trong khách hàng cũ, nhân viên bỏ đi vì mất định hướng, thương hiệu của công ty thì trở nên tồi tệ do cách làm không thống nhất nhau ở tất cả các khu vực!
Hình b: Đây là mô hình phù hợp mà tôi thấy các doanh nghiệp SME nên theo. Khi phát triển tới mức độ nào đó trong một thời gian giới hạn, ví dụ 6 tháng, chúng ta nên chấp nhận chuyện mọi chỉ số trong đó có doanh số và lợi nhuận chạy ngang. Doanh nghiệp là mọt cỗ máy, và như một cỗ máy thì cũng phải có lúc cho các bộ phận được nghỉ ngơi tránh tình trạng quá tải. ở tất cả các đoạn chạy ngang, có thể các chỉ số không biến đổi, nhưng ở bên trong, nếu theo dõi kỹ anh chị sẽ thấy các nhân viên phải tập làm quen với sức ép mới do chỉ tiêu tăng cao cả về doanh số, lợi nhuận lẫn hiệu suất làm việc.
Tại các công ty lớn làm ăn chuyên nghiệp, thì đoạn chạy ngang này hoàn toàn có thể rút ngắn lại hơn nữa do họ cho quảng cáo tăng mạnh, gia tăng số lượng người làm, tuyển thêm các quản lý chất lượng cao về doanh nghiệp thay thế đội ngũ cũ. Liệt kê sơ sơ vài thứ phải thay đổi để chúng ta thấy ngay, họ làm được vậy là do có hệ thống ổn và chuyên nghiệp rồi, còn ở SME khi chuyện kiêm nhiệm còn nhiều, doanh số tới hàng tỷ mà cấp quản lý vẫn phải đi bán hàng, thậm chí là chở hàng, sếp vẫn phải lo cả việc của kế toán trưởng, nhân sự vẫn đôi khi phải tham gia bốc vác cùng anh em thì chuyện này vô cùng khó. Tốt hơn cả, để đi đường dài, chúng ta nên bước thong thả. Khoảng nghỉ giữa quá trình tăng trưởng đó là cái cần thiết để mọi bộ phận được tiếp thêm năng lượng mới và sẽ tiếp tục leo dốc ở giai đoạn sau.
Hotline lớp Quản lý Sales Hà Nội - Sài Gòn Ms. Ngoc Bich Nguyen 0979.100.867

No comments:

Post a Comment

Phật giáo vs cúng sao

Nhiều người nói Phật giáo bây giờ biến tướng, cúng sao giải hạng mê tín dị đoan... Nhưng mất đi cái đó rồi, nhóm những con người có ít họ...