Search This Blog

Wednesday, April 29, 2020

Nga. liên xô. Đế quốc


Có một ảo tưởng tồn tại lâu năm ở VN là Liên Xô tan vỡ do sự sai lầm của Đảng Cộng sản, hay nói chung là do sự yếu kém của mô hình kinh tế chính trị của họ. 

Bọn dâm chủ phản động và lũ chó me Tây hay dùng nó để làm luận điệu chửi bới Trung Quốc và mô hình kinh tế XHCN. 

Tuy nhiên, trên thực tế thì nước Nga ngày nay chẳng khác gì Liên Xô ngày xưa, thậm chí còn "Liên Xô' hơn cả Liên Xô cũ. 

Nó vẫn đi theo mô hình chính trị độc tài, thậm chí độc tài cá nhân; nó vẫn là kẻ thù của Mỹ và Tây Âu; nó vẫn có tiềm lực kinh tế, khoa học, quân sự hàng đầu thế giới; nền kinh tế của nó chủ yếu vẫn trong tay nhà nước, lãnh đạo của nó chủ yếu vẫn là cựu đảng viên đảng CS; và nó vẫn chẳng mất đi một mi li mét đất nào. 

Vậy sự sụp đổ của Liên Xô về bản chất là gì. 

Là cái mà chúng ta vẫn tránh nói đến, các giáo trình đều lảng tránh, nhưng quá hiển nhiên: Liên Bang Xô Viết thực ra là đế quốc cuối cùng của lịch sử. Và sự tan vỡ của nó thực ra là sự tan vỡ của một đế quốc. 

Nước Nga với Liên Xô cũng như nước Anh với UK. Nếu ở Anh bạn sẽ thấy khi nói England (Anh), thì người ta thường hiểu (một cách sai lầm) là UK (Vương quốc Anh, bao gồm vài nước khác); và nói đến UK nhiều khi lại ám chỉ chính nước Anh. 

Nga cũng vậy thôi, khi nói đến Liên Xô cũ thì ai cũng coi nó như nước Nga mở rộng. Làm sao có thể tồn tại một liên bang công bằng giữa một nước Nga khổng lồ về kích thước; hùng mạnh về văn hoá, lịch sử, khoa học, kỹ thuật; giàu có khủng khiếp về tài nguyên, với những tiểu quốc vớ vẩn, vừa nhỏ bé vừa hèn hạ vẫn quen là chư hầu của nó? 

Điều đó cũng hệt như bạn có một cửa hàng bán cá khô và Vincom đến đề nghị bạn tham gia vào mạng lưới cửa hàng của họ vậy. 

Thế nên Liên Xô tồn tại dựa trên một sự cưỡng ép từ Nga, mặc dù tiếng Nga là ngôn ngữ chung, Moskva là thủ đô, tổ chức lãnh đạo là một, nhưng chưa bao giờ nó có được một sự tự nguyện từ mọi nơi. 

Nó tồn tại được lâu như vậy là do lý tưởng cộng sản vẫn cao đẹp, và vẫn có những ưu việt nhất định. Tuy nhiên đến một thời điểm nhất định thì những mâu thuẫn dân tộc vẫn cứ nảy sinh. 

Đó là do người dân các nước nhỏ hơn trong Liên Bang vẫn không thể bị đồng hoá về văn hoá, họ vẫn có những ký ức lịch sử của mình, vẫn có tiếng nói riêng, có các anh hùng dân tộc riêng, có các nhà văn, nhà thơ riêng. 

Đã có nhiều đế quốc như vậy từng tồn tại, như Anh, Pháp, Tây Ban Nha,... nhưng Nga là nước cuối cùng còn giữ được đế quốc của mình, và chút nữa thì họ đã mở rộng nó thêm đến tận bức tường Berlin. 

Nhưng như huyền thoại tháp Babel trong Kinh Thánh, khi người ta không có chung ngôn ngữ và văn hoá, thì kiểu gì cũng không thể dựng xây cái gì đó chung đụng và lâu bền với nhau được. 

Cũng như một cô gái coi Trần Hưng Đạo là anh hùng của mình thì không thể ngủ mãi cùng giường với một thằng Tây coi Napoleon là anh hùng của nó được. 

Vậy nên sự tan vỡ của Liên Xô chỉ là một tất yếu lịch sử, và nó tuyệt nhiên chẳng liên quan gì đến sự thành bại của lý tưởng XHCN, một giấc mơ mà mọi dân tộc đều tìm cách hướng đến.
Answer to Why are there so many options in terms of server-side programming language (PHP, Python, Java, Ruby, etc.) but there is only one option for a client-side Programming language (JavaScript)? by Alan Mellor https://www.quora.com/Why-are-there-so-many-options-in-terms-of-server-side-programming-language-PHP-Python-Java-Ruby-etc-but-there-is-only-one-option-for-a-client-side-Programming-language-JavaScript/answer/Alan-Mellor?ch=8&share=0358680b&srid=zx8E 

Tuesday, April 28, 2020

Fix lỗi không thể click vào URL trong Outlook

your organization's policies are preventing outlook


Error:


Solution:

Step 1: Close Outlook


Step 2: Open Regedit.


Step 3: Direct to Computer\HKEY_Curent_user\software\classes\.html


Step 4: Change the Default - Value data = htmlfile


Monday, April 27, 2020

YAML vs JSON

YAML vs JSON is something very much not settled in Perl, and I will admit I tend to be in the middle of that. I would advice that either is going to get you about as much community traction. I'd make the decision based on the various pros and cons of the formats. I break down the various data serializing options like so (I'm going to community wiki this so people can add to it):

YAML Pros

  • Human friendly, people write basic YAML without even knowing it
  • WYSIWYG strings
  • Expressive (it has the TMTOWDI nature)
  • Expandable type/metadata system
  • Perl compatible data types
  • Portable
  • Familiar (a lot of the inline and string syntax looks like Perl code)
  • Good implementations if you have a compiler (YAML::XS)
  • Good ability to dump Perl data
  • Compact use of screen space (possible, you can format to fit in one line)

YAML Cons

  • Large spec
  • Unreliable/incomplete pure Perl implementations
  • Whitespace as syntax can be contentious.

JSON Pros

  • Human readable/writable
  • Small spec
  • Good implementations
  • Portable
  • Perlish syntax
  • YAML 1.2 is a superset of JSON
  • Compact use of screen space
  • Perl friendly data types
  • Lots of things handle JSON

JSON Cons

  • Strings are not WYSIWYG
  • No expandability
  • Some Perl structures have to be expressed ad-hoc (objects & globs)
  • Lack of expressibility

XML Pros

  • Widespread use
  • Syntax familiar to web developers
  • Large corpus of good XML modules
  • Schemas
  • Technologies to search and transform the data
  • Portable

XML Cons

  • Tedious for humans to read and write
  • Data structures foreign to Perl
  • Lack of expressibility
  • Large spec
  • Verbose

Perl/Data::Dumper Pros

  • No dependencies
  • Surprisingly compact (with the right flags)
  • Perl friendly
  • Can dump pretty much anything (via DDS)
  • Expressive
  • Compact use of screen space
  • WYSIWYG strings
  • Familiar

Perl/Data::Dumper Cons

  • Non-portable (to other languages)
  • Insecure (without heroic measures)
  • Inscrutable to non-Perl programmers

Storable Pros

  • Compact? (don't have numbers to back it up)
  • Fast? (don't have numbers to back it up)

Storable Cons

  • Human hostile
  • Incompatible across Storable versions
  • Non-portable (to other languages)

Customize git bash

Tại sao Solarpunk, chứ không phải là Cyberpunk, là tương lai chúng ta cần ngay lúc này?

https://www.facebook.com/groups/vietnamquora/permalink/2647692412130545/

Tại sao Solarpunk, chứ không phải là Cyberpunk, là tương lai chúng ta cần ngay lúc này?
---------------------------------
Một số thuật ngữ trong bài:
  1. Cyberpunk: Cyberpunk là nhánh của khoa học viễn tưởng trong thế giới tương lai xoay quanh sự "kết hợp của đời sống thấp và công nghệ cao" bao gồm công nghệ hiện đại và các thành tựu khoa học, gồm trí thông minh nhân tạo và điều khiển học, đi kèm với sự suy tàn hoặc sự thay đổi cấp tiến trong tầng lớp xã hội.
  2. Solarpunk: giải thích bên dưới bài
  3. Dystopia/ Dystopian: Dystopia (phản địa đàng) là từ gốc Hy Lạp, dùng để chỉ các xã hội, các thế giới phát triển theo hướng tiêu cực hoặc đáng sợ. Dịch thô ra, dystopia là "nơi không tốt." Các xã hội dystopia xuất hiện nhiều trong các tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt các tác phẩm lấy bối cảnh tương lai. Đặc trưng của các tác phẩm thuộc dòng dystopia là thể hiện sự phi nhân tính, chế độ độc tài, thảm hoạ môi trường, và các yếu tố liên quan đến sự thoái hoá xã hội khác.
  4. Utopia/ Utopian: Utopia là một cộng đồng hoặc xã hội gần lý tưởng hoặc hoàn hảo trên mọi mặt. Thuật ngữ "Utopia" lần đầu tiên được Sir Thomas More sử dụng trong cuốn sách cùng tên "Utopia" của ông trong đó miêu tả mô hình xã hội trên một hòn đảo giả tưởng ở Đại Tây Dương.
  5. byproduct: phụ phẩm. Sản phẩm phụ hay phụ phẩm là một sản phẩm thứ cấp có nguồn gốc từ một quy trình sản xuất, quy trình sản xuất hoặc phản ứng hóa học; nó không phải là sản phẩm hay dịch vụ chính được sản xuất.
  6. You can't have your cake and eat it too (idiom): vừa muốn có cái bánh mà vừa muốn được ăn bánh nữa, nghĩa là muốn được hưởng lợi từ cả hai phía trong khi đó là điều không thể hoặc khó xảy ra.
-----------------------------
Hẳn là không bất ngờ lắm khi tôi nghiện những cuốn tiểu thuyết khoa học. Cũng nói thêm rằng, tôi vừa là graphic designer vừa làm việc trong ngành tiền ảo, thực tế yêu cầu tôi cần phải thể hiện sự tôn kính đối với thế giới tràn ngập ánh đèn neon trong Blade Runner 2049, hay thầm crush Ava của Ex Machina, và say sưa với những thứ đẹp đẽ mà Neal Stephenson mô tả.
Tuy nhiên, thế giới dystopia (3) chỉ có trong lý thuyết giờ đây có vẻ đang tiến đến rất gần với chúng ta, ta nên suy xét về hướng đi của nền văn minh ngày nay hơn bất cứ khi nào. Đột nhiên, viễn cảnh những siêu tập đoàn, những chế độ cai trị ngột ngạt và khủng hoảng toàn cầu lờ mờ hiện ra có vẻ không còn xa xôi nữa.
Những thứ từng chỉ là phép ẩn dụ trong những tiểu thuyết khoa học viễn tưởng giờ đây đã trở thành hiện thực và đang tác động lên cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
Và chúng ta đang ở đây, đánh vật với mớ hiện thực trong khi mắc kẹt trong căn phòng khách nhìn chằm chằm vào hình chữ nhật sặc sỡ trong Ready Player One.
Những sự kiện gần đây xoay quanh COVID-19 đã đưa ta đến gần với bước ngoặt. Chúng ta có một cơ hội ngay trước mắt để tiếp tục đi trên con đường này, hoặc tận dụng chính cuộc khủng hoảng này như một hồi chuông thức tỉnh để xoay chuyển thế giới tương lai trở nên công bằng, an toàn vầ dân chủ cho tất cả. Chúng ta chính là những anh hùng trong hành trình này.
Thế giới quan và ý tưởng về những thứ có thể xảy ra đang bị nhào nặn bởi phương tiện truyền thông ta tiếp xúc. Sau tất cả, chúng ta chính là những gì ta đang tiêu thụ. Và trong khi ta được truyền tin qua những bản tin, thì những cuốn tiểu thuyết khích lệ ta tưởng tượng về những gì có thể xảy ra.
Tiểu thuyết viễn tưởng luôn luôn đặt ra những câu hỏi lớn, đồng thời cũng chuẩn bị tinh thần cho con người về những điều có khả năng diễn ra.
Chúng ta đang hướng đến điều gì ?
Những vấn đề nào chúng ta có thể tạo ra cho chính bản thân mình?
Và đợi một chút…liệu ta có từng hứa hẹn về những chiếc ô tô bay?
Thông qua việc đắm chìm trong những nhân vật, cốt truyện hồi hộp, và sự trầm ngâm triết lý được hòa quyện lại với nhau, chúng ta sử dụng tiểu thuyết trên hết là để kể những câu chuyện vĩ đại và giải trí. Nhưng có có một mục đích khác, đó là để truyền cảm hứng cho thế hệ kế tiếp về khả năng của loài người và tạo dựng tương lai cho các thế hệ về sau.
Có bao nhiêu kĩ sư đã bắt đầu sau khi xem Star Wars? Có bao nhiêu designer đã được khơi nguồn cảm hứng bởi Minority Report? Nổi tiếng nhất có thể kể đến Steve Jobs được truyền cảm hứng để tạo ra iPad sau lần đầu tiên xem một khái niệm trong 2001: A Space Odyssey.
Thế giới cần tầm nhìn này hơn bất cứ lúc nào. Và trong khi tôi yêu thích vibe của dystopia về viễn cảnh cyberpunk như bất cứ ai, liệu rằng chúng ta có thể kiến thiết một thế giới có thể khích lệ chúng ta (và cả thế hệ tiếp theo) tạo dựng nên một tương lai ổn định, công bằng và tự do cho tất cả ?
Làm quen với Solarpunk
Gần đây tôi đã bắt gặp một dòng tiểu thuyết viễn tưởng ít được biết đến rộng rãi gọi là "solarpunk". Giống như cyberpunk, đó là một thể loại tiểu thuyết có tính chất suy đoán được bao bọc bởi một khung cảnh đặc trưng, nơi vẽ nên tầm nhìn về tương lai chúng ta có thể tạo lập. Định nghĩa dưới đây tóm tắt như sau:
"Solarpunk" là một xu hướng về tiểu thuyết suy đoán, nghệ thuật, thời trang và chủ nghĩa tích cực tìm kiếm câu trả lời với câu hỏi tiêu biểu "Một nền văn minh ổn định sẽ trông như thế nào, và làm sao chúng ta có thể đạt đến thế giới ấy?" Viễn cảnh của solarpunk là sự hợp nhất của cái thực với cái đẹp, cái cầu kì với cái xanh tươi và hoang dã, cái tươi sáng đầy màu sắc với cái rắn rỏi của đất đai. Solarpunk có thể là Utopian (4), một cách tích cực, quan tâm đến những trở ngại trên con đường đến một thế giới tốt đẹp hơn – nhưng không bao giờ là dystopian. Khi thế giới bị khuấy động bởi những thảm họa tai ương, chúng ta cần những giải pháp, chứ không phải những cảnh báo. Đó là những giải pháp để sống một cách thoải mái mà không cần đến xăng dầu, để quản lý sự khan hiếm và chia sẻ sự dư dật một cách công bằng, để trở nên tốt bụng hơn với người khác và với hành tinh ta đang sống. Đây đồng thời là tầm nhìn cho tương lai, vừa là sự khiêu khích thấu đáo và cũng là lối sống có thể đạt được.
Ngoại trừ những điều khác biệt rõ ràng, điểm khác biệt mấu chốt giữa solarpunk và cyberpunk là sự nhấn mạnh vào giải pháp, chứ không phải cảnh báo.
Có vẻ solarpunk không hứng thú trong việc khám phá những con đường tiềm năng có thể đi sai hướng. Thay vào đó, nó thừa nhận rằng những vấn đề đã và đang tồn tại và chỉ tập trung chủ yếu vào giải pháp và con đường phía trước. Những cảnh báo của cyberpunk gây ra nỗi sợ hãi về những thứ có thể xảy ra, và sử dụng nó như một giả thuyết để tao ra sự căng thẳng của cốt truyện. Solarpunk khuyến khích chúng ta chấp nhận thực tại và tiến lên phía trước bằng việc tập trung vào các giải pháp cho các vấn đề trong tầm tay.
Có vài điểm khác nhau rõ ràng về cách xã hội được tạo ra và mô tả trong 2 thể loại này:
Cyberpunk:
• Nền kinh tế bị thống trị bởi các tập đoàn lớn
• Môi trường thường xuyên bị tàn phá nặng nề
• Công nghệ mạnh mẽ tạo ra khoảng cách giàu nghèo
• Thuốc được sử dụng để thoát khỏi thực tại
• Con người hợp nhất với máy móc
• Trời luôn luôn mưa
Solarpunk:
• Phân quyền cấu trúc kinh tế cộng sinh
• Sống hòa hợp với môi trường
• Công nghệ được trao cho từng cá nhân
• Thuốc được sử dụng để mở rộng ý thức về hiện thực
• Con người làm việc cùng với máy móc
• Thời tiết nắng ráo và thính thoảng có mưa
Một sự khác biệt lớn ở đây đó là cách con người lựa chọn khai thác công nghệ mà chúng ta tạo ra. Liệu chúng ta sẽ sử dụng nó để tiến hóa khỏi cấu trúc sinh học hiện tại và đẩy nhanh đến việc hợp nhất với máy móc hay chúng ta sẽ thận trọng và chỉ sử dụng công nghệ để giúp ta sống cân bằng hòa hợp hơn với cấu trúc sinh học của bản thân và hệ sinh thái?
Câu hỏi được đặt ra từ rất lâu rồi, và tôi không nghĩ rằng câu trả lời sẽ phải thật trắng đen rõ ràng. Bằng nhiều cách thức, tạo ra và sử dụng công nghệ là thứ bản năng nhất chúng ta có thể làm với tư cách là một sinh vật sống. Một con hải ly nhặt nhạnh những que củi nhỏ để xây đập cũng chẳng khác gì việc một người sử dụng một cái rìu để xây mái nhà trên đầu mình cả. Những đường thẳng sắc nét của một chiếc iPhone có vẻ tương phản với những đường nguệch ngoạc của nguyên liệu thô tạo ra nó, nhưng đến cuối cùng nó hoàn toàn là một sản phẩm phụ (byproduct) (5) của siêu tân tinh.
Công nghệ không đáng bị coi là một hiện tượng ngoài hành tinh chia cắt chúng ta khỏi tự nhiên, hơn hết đó là một hiện tượng nổi bật và là phụ phẩm (byproduct) không thể tránh khỏi của mọi hệ thống tự nhiên.
Ý tưởng về solarpunk gợi nhắc chúng ta rằng có một con đường phía trước ở đó chúng ta vừa có thể sở hữu bánh ngọt và ăn chúng (have our cake and eat it too) (6). Chúng ta có thể có được tầm hiểu biết tăng theo cấp số mũ và kiểm soát vũ trụ đồng thời sử dụng những kiến thứ đó để đảm bảo rằng chúng ta không phá hủy môi trường, xã hội và chính bản thân mình trong tiến trình phát triển.
Và giờ tôi hiểu những điều bạn có thể đang suy nghĩ ngay lúc này, bởi vì tôi luôn ở đây cùng bạn.
Liệu điều này có quá tốt đẹp để trở thành hiện thực? Có lẽ.
Liệu nó có khả năng phát triển và hoàn thiện trong hòa bình hay không? Không chắc lắm.
Nó sẽ khiến ta ngừng cố gắng ư? Không.
Nó được gọi là tiểu thuyết suy đoán vì một lý do. Nó không giả định rằng mọi thứ sẽ vào đúng vị trí một cách thần kì nếu chúng ta hòa cùng một nhịp với vũ trụ. Chúng ta cần một hệ thống được tính toán kĩ càng khởi nguồn từ những ngành khoa học nền tảng, và cần phải hiểu rằng sự thỏa hiệp và sự đánh đổi sẽ luôn tồn tại.
Mục đích của solarpunk không phải là để mộng tưởng về một tương lai tốt đẹp hơn, mà là truyền bá một tập hợp các giá trị, cách tiếp cận và nhận thức đến tiềm thức của chúng ra để tiếp tục đi lên phía trước mà không cần phải hy sinh lòng trắc ẩn và mối liên kết với thế giới tự nhiên ta đang theo đuổi.
Tầm nhìn trong tương lai
Có một khái niệm phổ biến rằng những mong muốn dành cho tương lai của chúng ta được dẫn dắt phần lớn bởi những lời tiên đoán về việc nó sẽ trông như thế nào. Bạn không cần phải ngồi im như một pho tượng trong phòng kí túc để suy nghĩ "Thằng ngu này…tương lai chỉ trông giống như tương lai bởi vì chúng ta nói rằng tương lai trông sẽ như vậy."
Và đương nhiên sự tưởng tượng của chúng ta không phải luôn luôn đúng. Ta liên tục đánh giá quá cao những gì có thể làm được trong một năm và đánh giá quá thấp những gì có thể đạt được trong 10 năm. Rõ ràng là bức tranh từ thời Victoria đã chứng minh rằng sự tiên tri của con người về tương lai thường bị sai lệch bởi thời điểm hiện tại (của thời Victoria).
Khi chúng ta nói rằng cái gì đó trông có tương lai đấy, chúng ta hầu hết sẽ so sánh nó với những đồ vật khác ở hiện tại, ví dụ như concept nghệ thuật hay phim bom tấn mới nhất năm nay. Do đó nó sẽ gây ra rất nhiều áp lực lên những nhà sáng tạo- người định hình thế giới trong tiểu thuyết, bởi vì họ là những người đầu tiên phong trong một trận chiến giữa ý tưởng và việc định nghĩa thế giới tương lai có thể và nên trông như thế nào.
Phần lớn những câu chuyện về tương lai là dystopian. Tôi hiểu tầm quan trọng của một chế độ cai trị tù túng trong cách tạo ra phe đối lập mà bạn ghét bỏ, hoặc là cách một thí nghiệm sai sót tạo ra những anh hùng, nhưng tôi vẫn cảm thấy bản thân khao khát một viễn cảnh khác trong tương lai. Chúng ta chắc chắn rằng con đường ta đang đi sẽ dẫn đến dystopia mà không thể khám phá ra một lựa chọn thay thế khác ngay cả trong tưởng tượng ư?
Tôi không cố gắng để nói với mọi người rằng chúng ta nên hay không nên tạo ra cái gì. Trên thực tế, tôi tin rằng sự tự do của chúng ta sẽ làm điều đó, nó chính là một sự giải phóng cần được chiến đấu để giành lấy bằng bất cứ giá nào. Những gì tôi đang tự hỏi, tuy nhiên, đó là lý do tại sao con người luôn có xu hướng khám phá những ngóc ngách đen tối nhất về tương lai trong những câu chuyện chúng ta tự kể cho chính mình? Cứ mơ về tương lai của công nghệ dystopian cho vui đi, mà tôi cá rằng hầu hết chúng ta chẳng thích thú gì sống trong một thế giới nặng nề, nguy hiểm, lại còn luôn luôn mưa nữa.
Tôi tin là, nếu chúng ta xây dựng nhiều hơn nữa những tầm nhìn, sự tưởng tượng trong tương lai không chỉ dựa trên những gì chúng ta lo sợ, mà dựa trên những gì ta mong muốn, chúng ta sẽ bất ngờ với những gì chúng ta đạt được và những người chúng ta truyền cảm hứng.
-------------------------
Đây là bài đầu tiên mình dịch trên Medium ạ  Nếu có sai sót gì hay dịch chưa trôi chảy mong mọi người đóng góp thêm ạ. Thanks for reading !
Image may contain: outdoor and water
282282
36 Comments
Like
Comment

Sunday, April 26, 2020

Donald John Trump, ông là ai?

Which pill would you choose?

TL; DR: Rất dài, tổng kết hành xử và thành tựu của Donald Trump, từ tác giả Lê Quốc, con rể cựu thủ tướng Phan Huy Quát, hiện đang sống ở Anh. Bài này viết cách đây 1 năm, nhưng theo tôi vẫn giàu có thông tin và cung cấp nhiều góc nhìn hữu ích.
A - DONALD JOHN TRUMP - ÔNG LÀ AI?
* Là Tổng thống thứ 45 Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ, nhưng là một Tổng thống ồn ào nhất lịch sử Mỹ, xông pha trong giông bão chính trường như một chiến sĩ dưới làn tên mũi đạn ngoài mặt trận – Ai theo dõi thời cuộc đều biết.
* Là một tỷ phú – một trong 400 nhà tỷ phú xứ Mỹ (tài sản Trump khoản trên dưới 10 tỷ), được coi là giàu có nhưng còn rất khiêm tốn so với nhiều tỷ phú khác có hàng 100 tỷ $ tại Mỹ. Điều chưa biết: Liệu Trump có nằm trong danh sách Financial Oligarchy của hệ thống siêu quyền lực bí mật hoạt động sau lưng chính phủ Hoa Kỳ không?
* Là một người hay gây gổ, hay cáo buộc, đổ lỗi cho bất cứ ai không đồng ý với mình và bất tín trong hành động lẫn lời nói: Ăn nói bạt mạng, xử dụng ngôn ngữ đường phố khi tranh cử, thay đổi bất thường, sáng nói thế nầy, chiều nói thế khác, hay cãi cọ, tự cao, ngạo mạn, kỳ thị, chửi bới như như bà hàng xóm mất gà, tốc váy chửi tay đôi với Kim-jong-Un, là bạn hôm trước với Tập Cận Bình – hôm sau là thù với Trung Quốc (tại Diễn đàn APEC). Ngày 11- 01-2018, Trump còn gọi Haiti, El Salvador và các quốc gia Phi Châu là nước hố phân (Shit hole countries), một sự kỳ thị công khai. Các nước nạn nhân oán hận. Bạn bè không tin, kẻ thù không tin. Đồng minh ngờ vực.

* Báo chí cánh tả đánh ông tơi bời hoa lá, bươi móc chuyện cũ mấy mươi năm về trước, dựng đứng chuyện ông thiếu sức khỏe, không làm Tổng thống được. Michelle Golberg của tờ New York Times cuối 2017 than rằng: "Một năm của Trump là một năm ác mộng..." Báo chí Mỹ tổng kết: "Hơn 2000 lần nói sai, hoặc phóng đại sự thật". Giáo sư người Pháp ông Olivier Zajec nhấn mạnh về ông Trump: "Thô bạo, thích khoe khoang, tự cho mình là chân lý nhưng thông minh hơn người". Báo Courrier International viết: "Một người dễ nổi nóng, tính khí bất thường, thái quá trong ngôn từ, khiêu khích, thô lỗ và kỳ thị chủng tộc".
* Dư luận thì cho rằng Trump không có tư cách làm Tổng thống xứ Hoa Kỳ, thiếu kinh nghiệm lãnh đạo, thiếu kiến thức, thiếu bản lãnh, thiếu ngôn ngữ của một vị Tổng thống, chưa một lần tham chính và ông bị chỉ trích nặng nề trong hai quyển sách của nhóm báo chí không ưa ông: "Fire and Fury – Inside the Trump White house" của Michael Wolff và "Fear – Trump in the white house" của Bob Woodward. Những nhân vật cao cấp trong chính phủ Trump đều lên tiếng phủ nhận những cáo buộc vô bằng. Riêng Trump thì thản nhiên tuyên bố: "Fake News", rồi … lừng lững bước đi, xem như không có chuyện gì xảy ra.
* Nhưng, cũng theo một số nhà bình luận danh tiếng, thì "Donald J. Trump có lẽ không dành cho sự suy nghĩ mực thước truyền thống, sự bảo thủ hay cố chấp, nhưng thiên tài Trump sẽ làm được những điều kỳ diệu mà một trong số đó là bày thế trận đương đầu với một tay chơi có hạng Tập Cận Bình."
Kẻ viết bài nầy, tuy không đồng ý với ông Trump trong phong cách đối xử, trong ngôn ngữ hồ đồ, thiếu tế nhị - những nhược điểm thuộc về tính khí không sửa được của ông Trump, nhưng rất hài lòng về những việc ông làm. Cho nên, đối với con người kỳ dị nầy, nên xem nhẹ hay lướt qua những nhược điểm và muốn hiểu Trump thì:
"Không nên theo lối mòn của cách suy nghĩ truyền thống. Phải nhìn con người thứ hai của Trump chìm dưới tảng băng khi có ánh mặt trời mới ló dạng. Đừng nghe những gì Trump nói, phải nhìn kết quả Trump làm."
Quả thật, Trump là một con người kỳ dị, quái gở, khác thường, ngạo mạn, không nghe lời ai và cũng không chịu thua ai. Nhưng Trump có một ý chí mãnh liệt, phi thường. Trump nói là làm, và làm những việc mà không một Tổng thống nào trước đây, làm được. Qua những lời tuyên bố thay đổi như chóng chóng, rối như bòng bong, Trump che giấu ý định để không ai đoán được Trump muốn gì, làm gì? Trump là con người như vậy đó. Trump thản nhiên bước đi trong giông bão của dư luận, của phe đối lập, của truyền thông cánh tả quyết tâm hạ gục mình. Thậm chí trước tình hình chia rẽ trầm trọng và cực kỳ hỗn loạn trong quần chúng Hoa Kỳ (tháng 10-2018), Trump ngẩng cao đầu bước đi với lòng tự tin mạnh mẽ, là mình làm đúng, là phục vụ cho quyền lợi Hoa Kỳ và quyết tâm đánh gục kẻ thù có ý đồ thay thế Mỹ trong vị trí siêu cường thế giới.
Hãy nhìn những gì Trump làm trong chưa đầy 2 năm cầm quyền:
1. Donald J. Trump là một quái nhân: Thời thế đẻ ra một con người kỳ dị với phong cách ngược đời, ngôn ngữ chợ búa (khi tranh cử) hành động kỳ quái, phi truyền thống, phi nguyên tắc, với những bước đi không giống ai, tưởng chừng như thất bại hoàn toàn, nhưng lạ lùng thay! ông ta lại chiến thắng một cách bất ngờ. Trump hạ gục 16 nhân vật sừng sỏ nhất của Đảng Cộng Hoà. Nền văn nghệ VNCH từng có quái kiệt Trần Văn Trạch thì chính trị Hoa Kỳ có Donald J. Trump. Truyện kiếm hiệp Kim Dung có Đông Phương Bất Bại, Phong Thanh Dương, là những nhân vật cổ quái, nhưng võ công cao cường, cực kỳ hung hiểm, mưu kế khó lường. Kim Dung ít khi sáng tác một nhân vật mà không căn cứ vào sự thật lịch sử.
Cụ thể, Trump ra lệnh áp thuế quan (Tariffs) từ 34 tỷ rồi 16 tỳ, leo thang đến 200 tỷ với thời gian ân huệ từ cuối tháng 9 đến cuối năm 2018 là 10%, để Tập cận Bình suy nghĩ thương thuyết nhưng bất thành. Mới vài chiêu mà kinh tế TQ chao đảo: Đồng NDT mất giá 8% so với $USD, thị trường chứng khoán tuột dốc, các công ty ngoại quốc ùn ùn tháo chạy, các đại gia Tàu tẩu tán tài sản, hiện tượng xuất huyết lan tràn. Dân chúng Tàu thì hoảng loạn, mất tin tưởng vào chính phủ Tàu. Các trí thức Tàu thuộc đại học Thanh Hoa và cả trong Đảng (hội nghị Bắc Đới Hà), phê phán gay gắt. Chủ tịch Tập đang bối rối, không xuất hiện cả tháng trời, triệu tập mưu sĩ Vương Kỳ Sơn, để tìm kế sách đối phó với trận thương chiến.
Song Trump dàn thế trận là đánh toàn diện vào Trung Quốc: Không chỉ đánh vào thương mại mà còn cả chính trị, quân sự, tình báo, gián điệp. Chiêu thức biến hoá khôn lường. Trong ngắn hạn, có thể nói Trump đang chiến thắng vì đã làm xáo trộn nền kinh tế và chính trị Trung Quốc. Đó mới là chỉ nhìn được phần nổi, còn phần chìm, Trump toan tính ra sao không ai biết. Và đấy là ưu điểm của quái nhân Donald John Trump.
2. Những đòn ứng xử kỳ quặc, không giống ai: Chiến tranh thương mại với Trung Quốc, tung đòn áp thuế đã đành, nhưng sao lại áp thuế quan lên cả Đồng Minh Liên Âu, Canada và Mexico? Quái gở! Đường lối Ngoại giao trật đường ray, phi nguyên tắc, phi chính sách?
Nhưng nhìn kỹ những quái chiêu của Trump đều căn cứ trên nguyên tắc: Làm cho Mỹ mạnh lên, ở thế thượng phong, các nước khác cảm thấy có nhu cầu đến xin thương thuyết.
Quả vậy, bị đánh 25% vào hàng hóa xuất cảng sang Mỹ, Liên Âu choáng váng, không biết phải ứng xử ra sao, liền phái ông Jean Claude Junker sang Nhà Trắng gặp Trump. Trump chỉ chờ có thế. Kết quả ngay lập tức: Ngưng áp thuế 25% lên hàng hoá Liên Âu. Sẽ thương thuyết từng lãnh vực đến khi Tariffs O% trên cả hàng xuất cảng 2 bên. Liên Âu vui mừng ký cam kết là Đồng Minh với Hoa Kỳ và quay lưng 180° trước sự ve vãn của Trung Quốc. Liên Âu còn mua giúp đậu nành và nông phẩm của Hoa Kỳ. Trump chiến thắng ngoạn mục.
3. Với NATO: Trump đánh phủ đầu: "NATO đã lỗi thời vì chiến tranh lạnh đã chấm dứt". Trump ra chiêu "Trước đây – đất nước các ông trực tiếp bị đe dọa bởi Liên Bang xô viết và các nước chư hầu Đông Âu, còn bây giờ Liên xô đã sụp đổ, thì NATO đâu còn cần thiết nữa?", nói cách khác, Trump dọa rút khỏi NATO. Tối 10-7-2017, họp thượng đỉnh với NATO tại Bruxelles trong bầu không khí căng thẳng, Trump than phiền "Tại sao dân Mỹ phài đóng thuế nhiều để bảo vệ các ông, trong khi các ông lại lơ là không chịu đóng góp, để bảo vệ mình. Thật bất công quá". Trong khi Washington chi đến 3,5 % GDP cho NATO, thì các nước khác chưa đóng đủ 2% GDP của mình như: Pháp 1,8 %; Đức 1,24 %; Tây ban Nha O,92 %; và có đến 23 nước chưa hoàn thành đóng góp nầy, theo IISS - International Institute for Strategic Studies (Viện quốc tế Nghiên Cứu chiến lược). Trump đã từng có những quyết định táo bạo như rút khỏi TPP, rút khỏi Hiệp định về biến đổi khí hậu Paris, thương thuyết lại NAFTA v.v… rút khỏi Hiệp ước Iran, hiệp ước chống vũ khí hạch tâm với Nga (INF,1987) thì Trump cũng có thể rút khỏi NATO.
Điều thú vị là ngoài mặt, Trump dọa như vậy chứ trong thâm tâm Trump vẫn muốn giữ NATO (không rút 3000 quân Mỹ còn đóng ở NATO). Đây đơn giản là đòn gây sức ép mạnh mẽ của đương kim tổng thống Hoa Kỳ.
Và cuối cùng Trump đã đạt mục đích: 28 thành viên NATO cam kết đóng góp 2% GDP của mình vào chi phí quân sự dành cho NATO hoàn tất trong vài năm tới (2024). Trump lại thắng lợi lần nữa bằng động thái ngược đời tung đòn thấu cáy trước, thương thuyết sau.
4. Với TRIỀU TIÊN: Mới đầu thì có vẻ, Trump chẳng tỏ ra có chút bản lĩnh của một lãnh tụ chính trị, thậm chí còn tỏ ra ngây ngô. Đấu khẩu, chửi bới như con nít, thay đổi đến chóng mặt. Hôm trước đe dọa, hôm sau tâng bốc. Hôm nay vui vẻ đàm phán, hôm sau giận dữ rút lui. Các nhà quan sát lắc đầu.Các nhà bình luận rùng vai. Phe đối lập mỉm cười chế nhạo. Phần thất bại chắc chắn sẽ về Trump.
Nhưng cuối cùng thì sao? Trump đã làm được một việc kỳ diệu mà mấy đời tổng thống chưa ai làm được. Hiện tại, hỏa tiễn Bắc Hàn tầm trung, tầm xa nay đã ngưng bay trên đầu Nhật bản, ngưng rớt gần Guam, Hawai lãnh thổ của Mỹ. Kim Jong Un gỡ bảng tuyên truyền chống Mỹ trên đường phố Bình Nhưỡng. Tình hình càng ngày càng ổn hơn. Nam Bắc Hàn gặp gỡ nhau thắm thiết, dân chúng hai bên vui mừng. Vấn đề giải tỏa vũ khí hạt nhân, sự sống còn của Bắc Hàn, cần phải có thời gian và trao đổi cụ thể. Nhưng Chủ Tịch Băc Hàn bày tỏ thiện chí, thiết tha gửi Tổng thống Trump hai lá thơ xin gặp Thượng Đỉnh lần hai. Sóng gió và sự hung hăng của Kim bây giờ đã lặng. Dù là một dấu lặng tạm thời, nhưng rõ ràng là Kim jong Un xuống thang, hạ giọng và mong được gặp tổng thống Mỹ lần thứ hai. Như vậy, kết quả kỳ diệu mà bao đời tổng thống trước không ai làm được. Không gọi là chiến thắng thì gọi là gì?
5. Với USMCA (Thay thế NAFTA): Đây là hiệp ước mà Trump ca tụng là "công bằng, lợi ích cho nông dân, công nhân xe hơi, và ngành sản xuất bên Mỹ". Cả Justin Trudeau cũng tuyên bố: "Thỏa thuận nầy mang lợi ích sâu sắc cho người Canada. Hôm nay là một ngày tốt nhất cho Canada".
Trong nghệ thuật đàm phán xưa nay không bao giờ đạt được 50 – 50 mà chỉ đạt tối đa là 35-65. Trump là tác giả sách "Art of the deal" là tay lão luyện nghệ thuật đàm phán. Nhìn vào kết quả đàm phán của Trump và thế mạnh của Mỹ, các nhà quan sát không khỏi nghĩ rằng lợi thế ắt về phía Mỹ. Tuy nhiên, thỏa ước USMCA dầy 1100 trang giấy, chỉ chờ những nhà nghiên cứu độc lập phân tích mới có thể hiểu rõ và cũng phải được QH phê chuẩn mới thành luật được. Chương 32 có một điều khoản quy định rằng: "Nếu một trong 3 nước tham gia một hiệp ước thương mại với nước "phi thị trường" (ám chỉ TQ) thì 2 nước còn lại sẽ hình thành một hiệp ước song phương, loại bỏ nước kia". ông Robert Lighthizer – đại diện thương mại Hoa Kỳ – còn nói điều khoản tương tự sẽ được ghi vào mọi hiệp ước thương mại Mỹ – Anh, Mỹ – Liên Âu cùng các nước khác. Đó là nước cờ bao vây và cô lập Trung Quốc của Trump. Ai dám bảo rằng Trump chỉ biết thi hành chính sách "vô chính sách"?
B- THÀNH TÍCH CỦA TỔNG THỐNG D.J.TRUMP
Paul Grugman – nhà kinh tế khu Wall street, kinh tế gia đoạt giải Nobel kinh tế năm 2018 – đã tuyên bố rằng: "Nếu Trump thắng cử, kinh tế Mỹ sẽ sụp đổ và các thị trường tài chính không thể phục hồi được nữa".
Nhưng nhà kinh tế lừng danh này đã hoàn toàn sai lầm.
Trong 20 tháng kể từ Trump lên cầm quyền, nền kinh tế Hoa Kỳ tốt lên chưa từng thấy. GDP tăng nhanh chóng từ 3,1% trong quý II và 3,3% trong quý III – 2017. và GDP quý II -2018 tăng tới 4,2% mức tăng trưởng tốt nhất trong gần 4 năm.
Tóm tắt: 20 tháng cầm quyền của Ô. Trump đạt được những thành quả sau đây:
– GDP tăng lên: 4,2% (quý II – 2018) so với GDP khi Obama chấm dứt nhiệm kỳ: 3%.
– Tỷ lệ thất nghiệp: xuống 3,7% (cuối tháng 8-2018) Tháng 11-2009 (thời Obama): 10,3%.
– 3,9 triệu người tìm được việc làm kể từ khi Trump lên cầm quyền.
– Thị trường chứng khoán tăng 35% (Chỉ số Dow Jones trước ngày bầu cử 2016: 17888; Chỉ số Dow Jones ngày 30-11-2017: 24272).
Như vậy, kể từ khi Trump lên cầm quyền – nền kinh tế Hoa Kỳ lên hay xuống? Ngân hàng dự trữ Liên Bang (Reserve federal) đã mấy lần tăng lãi suất, tại sao? Xin các vị không ưa Trump trả lời giùm?
Theo trang thông tin của Washington Examinateur, sau gần 20 tháng cầm quyền, Trump đã thực hiện được 289 cam kết khi tranh cử: 173 thành tựu lớn, 116 thành tựu nhỏ chia ra làm 18 lãnh vực: – Tăng trưởng kinh tế (GDP) – Tăng công ăn việc làm (căn cứ vào số việc làm gia tăng hàng tháng và tỷ lệ thất nghiệp 3,7%)
– Thu nhập cá nhân – phát triển doanh nghiệp – An Ninh biên giới – Vấn đề di dân – Chính sách Ngoại Giao
– Luật Quốc Phòng (National Defense Authorization Act: NDAA): 716,3 tỷ $USD hiệu lực kể từ 2019 (Chỉ kê ra vài lãnh vực quan trọng, không kê hết được)
– Trump giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 35% xuống còn 21% . Các đại công ty đang giấu lợi tức ở ngoại quốc để tránh thuế, đều lần lượt trở về hoặc chuẩn bị trở về. Chiến thuật giảm thuế này là một đòn bẩy khuyến khích các đại công ty đem vốn về đầu tư tại Mỹ vd như các Đại công ty: Apple, Microsoft, AT& T, Boeing, Wells Fargo, Samsung, Fiat, Chrysler v.v... (từ Mexico trở về) – Giảm thuế suất cho dân nghèo và trung lưu từ 5% đến 10%.
C- MẶT TRẬN TOÀN DIỆN CHỐNG TÀU CỦA DONALD J. T.TRUMP
Qua nhiều đời tổng thống Mỹ tiền nhiệm, Trung Quốc kịp khởi xướng một mạng lưới cài gián điệp vào nền công nghệ Mỹ, để ăn cắp tài sản trí tuệ, bí mật kỹ thuật, sử dụng tin tặc, mua các công ty sản phẩm chiến lược tại Mỹ, bắt buộc các công Ty Mỹ tại TQ giao nộp bí mật công nghiệp đổi lấy giấp phép kinh doanh và tài trợ các tổ chức văn hóa tại các đại học Mỹ, lập cơ sở tình báo trá hình như 500 viện Khổng Tử khắp thế giới, tạo một thứ quyền lực mềm ảnh hưởng lên chính trường Mỹ và các nước khác. Khẩu hiệu "Made in China 2025″ mơ thống trị thế giới bằng nền công nghệ cao cấp nhất, cũng xuất phát từ ngón nghề ăn cắp sở hữu trí tuệ của Mỹ. Tại sao các chính phủ trước ngủ quên hay mắt nhắm mắt mở, để cho gián điệp Trung Quốc hoành hành như chỗ không người. Các Tổng thống tiền nhiệm làm thinh, CIA, FBI ở đâu? Biết hay không biết? Hay vì một lý do bí mật nào đó mà không thể nói ra? Mại tới đời tổng thống Trump mới khám phá ra và có kế hoạch đối phó? Câu hỏi nầy nhân dân Mỹ phải đặt ra, cử tri Mỹ không thể không quan tâm đến.
Theo trang tin Axios tại Mỹ, trích dẫn 2 nguồn tin giấu tên từ Nhà Trắng, cho biết Mỹ đã thu thập đầy đủ một số lượng lớn chứng cớ về tấn công mạng, can thiệp bầu cử, trộm cắp tài sản trí tuệ, về gián điệp Trung Quốc đã từ lâu cài vào bộ máy quyền lực Mỹ. Và theo tờ Thời báo Hồng Kông thì Mỹ đang áp dụng những biện pháp trừng phạt TQ, ngăn chặn, trục xuất, hoặc truy tố trước Tòa án:
I. - KINH TẾ:
Chiến tranh thương mại, gây chao đảo nền kinh tế, tài chính TQ, tạo phong trào chống đối trong nội bộ Đảng, trong giới trí thức, trong quần chúng hoảng loạn tìm đường trốn chạy ra hải ngoại, ..
1. Cấm hoạt động hoặc đóng băng các tài sản doanh nghiệp trá hình của Nhà nước Trung Quốc như ZTE (bị phạt 1,4 tỷ USD vì vi phạm luật trừng phạt Iran), Alibaba, Huawei v.v…
2. Đóng băng tài sản các quan chức Trung Quốc, cấm hoạt động các công ty khổng lồ Trung Quốc tại Mỹ (Thí dụ: Chuẩn bị đóng băng tài sản con gái Tập Cận Bình, tài sản Giang Trạch Dân do cháu đứng tên) và nhiều đại gia có dính líu với chính quyền TQ.
3. Cấm các chính phủ làm ăn kinh doanh, hoặc cá nhân những chuyên gia làm ăn với TQ, qua đô la Mỹ tại các Ngân hàng – thậm chí có hể cấm TQ sử dụng ngoại hối bằng đô la.
4. Ngăn chặn Trung Quốc mua những công ty sản xuất hàng chiến lược của Mỹ (Thí dụ: TC bỏ tiền ra cho một công ty trá hình tại Sigapore, mua các công ty sản xuất hàng chiến lược của Mỹ QUALCOM, trị giá 117 tỷ USD.)
5. Trừng phạt tướng Lý Thường Phúc (Li Shang Fu) – chủ nhiệm bộ phát triển vũ khí thuộc Quân Ùy ĐCSTQ vì vi phạm luật cấm vận của Mỹ (mua vũ khí Liên Xô).
6. Jack Ma: Công ty Alibaba và chi nhánh có thể phải chuẩn bị cuốn gói về nước.
II. - QUÂN SỰ:
Trước ý đồ trở thành siêu cường thay thế Mỹ trong vai trò lãnh đạo thế giới năm 2049 (như TCB công khai tuyên bố trong bài diễn văn trước ĐHĐCSTH thứ 19) – lưỡng viện QH Hoa Kỳ (từ cả phe Cộng Hoà lẫn Dân Chủ) đều thể hiện quyết tâm chống Trung Quốc qua luật ủy nhiệm QP (DNAA) 716,3 tỷ mỹ kim và những động thái và chiến lược tại Biển Đông, rõ rệt hơn bao giờ hết. Tứ trụ kim cương (Indo-Pacific), vấn đề Đài Loan biến thành một quốc gia, việc các nước Tây Âu Anh Pháp gửi chiến hạm đến Biển Đông cùng Mỹ, Úc, Tân Tây Lan, Nhật Bản, Indonesia, đã nói lên quyết tâm bảo vệ đường hàng hải quốc tế… Trung Quốc cô độc một mình, không có một đồng minh nào – mặc dù tuyên bố cứng rắn nhưng chắc chắn đã thấm đòn và hiểu thấu… hậu quả khi chiến tranh với Mỹ và đồng minh.
III. - MẶT TRẬN GIÁN ĐIỆP:

Trung Quốc – từ nhiều đời Tổng thống trước – đã giăng một mạng lưới tình báo và gián điệp ở một qui mô rộng lớn khắp các cơ quan quyền lực của Mỹ. Những thành tựu khoa học mà Trung Quốc có được hôm nay là do gián điệp đánh cắp của Mỹ và các nước Liên Âu.
Ở mặt trận nầy – phải nhìn nhận Trung Quốc là phía tấn công – Mỹ là bên đỡ đòn. Bởi vì Trung Quốc cài gián điệp và tình báo từ lâu vào các cơ quan công quyền Mỹ. Đặc biệt là đòn tấn công can thiệp vào cuộc bầu cử giữa kỳ (6 - 11- 2018). Chính phó tổng thống T Mike Pence đã chính thức tố cáo Trung Quốc can thiệp vào nội bộ chính trường Mỹ trong bài diễn văn đọc tại Hudson Institute ngày 4-10-2018. Đáp trả, Trump đã hành động gì?
1. Thẳng tay phá vỡ kế hoạch 1000 người của Trung Quốc hiện có 8000 người Hoa tham gia (VietTimes): 9 khoa học gia người Hoa tại trung tâm nghiên cứu bệnh ung thư Anderson Texas thuộc viên Hudson Institute, bị cách chức hoặc đuổi việc, bị bắt, phạt tù vì đã tham gia kế họach 1000 người của TQ. Hoàn cầu Thời báo xác nhận đã có nhiều nhà khoa học, học giả cao cấp TQ bị bắt và bị phạt tù. ông GĐ/FBI Christopher Wray đã điều trần trước QH, đã cảnh báo giới học thuật và kinh doanh Mỹ hãy đề phòng gián điệp TQ cài vào xí nghiệp Hoa Kỳ.
2. Mỹ phát động kế hoạch trục xuất 100,000 người tỵ nạn Trung Quốc vì khai man thành tích chống nhà nước Trung Quốc và trục xuất 350,000 du sinh người Trung Hoa về nước vì bị nghi ngờ làm gián điệp. Bài phát biểu của phó tổng thống Mike Pence cáo buộc hội sinh viên và học giả Trung Quốc (CSSA) chịu sự điều khiển của Tình báo Trung Quốc đứng đàng sau. Nhóm người nầy có thể bị trục xuất khỏi Mỹ.
3. Lần lượt dẹp bỏ các viện Khổng Tử – một tổ chức tình báo trá hình, tạo "quyền lực mềm", để thao túng chính trường Mỹ.
4. Cấm các công ty Trung Quốc vào làm ăn tại Mỹ và cấm hoạt động hoặc kiểm soát gắt gao các công ty hiện đang hoạt động tại Hoa Kỳ như ZTE, Huawei, ..
5. Đối phó với sự can thiệp Trung Quốc vào cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ. PTT Mike Pence thẳng thừng tố cáo: "Trung Quốc đã cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử [giữa kỳ] năm 2018 sắp diễn ra của chúng ta. Trung Quốc đang khai thác bất kỳ sự chia rẽ nào về chính sách giữa chính quyền Liên bang và các cấp địa phương. Bắc Kinh đã huy động các nhân tố bí mật, các nhóm bình phong và tổ chức tuyên truyền để thay đổi nhận thức của người Mỹ về các chính sách của Trung Quốc". "Hơn 80% các hạt của Hoa Kỳ bị TQ nhắm đến, đã bỏ phiếu cho TT Trump năm 2016″ (Diễn văn của PTT Mike Pence ngày 4-10-2018 đọc tại viện nghiên cứu Hudson- Texas). Đây là một đòn quyết liệt vận dụng tình báo, gián điệp tấn công vào cuộc bầu cử giữa kỳ của Hoa Kỳ, nhằm hạ gục phe cộng hoà của Trump. Đối phó ra sao là việc bí mật của những chiến luợc gia Tòa Bạch ốc, FBI và CIA. Sáng ngày 7- 11-2018, kết quả cuộc bầu giữa kỳ: Cộng Hoà thắng ở Thương viện và Hạ viện rơi vào tay Dân Chủ.
6. Đột kích phá vỡ kế hoạch Tàu đưa phụ nữ có thai đi du lịch qua Mỹ để sinh con và được mang quốc tịch Mỹ theo hiến Pháp Hoa Kỳ. Những đứa trẻ này được hưởng quá nhiều ân huệ cho đến khi thành niên được quyền bảo lãnh thân nhân. Đội ngũ này có thể sẽ là một lực lượng gián điệp TQ nguy hiểm cho nền AN Hoa Kỳ. (Đột kích 20 địa điểm tại Los Angeles, tại quận Cam, và San Bernardino, phá vỡ 3 đường dây du lịch sanh con).
Rõ ràng, theo tin tức khắp nơi, thì người Việt hải ngoại ủng hộ ông Trump với một tỷ lệ rất cao. Ít có người Việt nào có lập trường chờ xem, dù cũng có vài người vẫn chống đối thẳng thừng song chủ yếu theo cảm tính.
KẾT LUẬN: Trận chiến một mất một còn của Mỹ và Trung Quốc không thể quay ngược lại được nữa. Nếu tôi còn thì anh phải mất, nếu anh mất thì tôi mới còn. Hai quyển sách ảnh hưởng tới đường lối và chính sách của TT Trump: Cuộc chạy đua Marathon 100 năm (The hundred-year Marathon- Michael Pillsbury) và Chết dưới tay Trung Quốc (Death by the China – Peter Navarro) hiện là cố vấn cao cấp của tổng thống Trump về TQ.
Lê Quốc
**** Chú thích (thuộc link gốc): Lê Quốc là bút hiệu của tiến sĩ Lê Mạnh Hùng, MIT và University of London Anh. Anh Hùng đồng thời là tác giả 1 bộ sử Việt gồm 5 cuốn. Hiện giờ anh về hưu, viết sách, vẫn ở London. Cũng lưu ý, cái nhìn của anh Hùng về ông Trump là cái nhìn của 1 nhà trí thức Việt Nam tại Âu Châu, không liên hệ trực tiếp với không khí tranh luận chính trị Hoa Kỳ.

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ Hội đồng quản trị, tiếng Anh là BOD (Board Of Directors). Còn Ban giám đốc hay Ban quản lý tiếng Anh là BOM (B...