Search This Blog

Saturday, April 25, 2020

Cái tên và truyền thông

https://www.facebook.com/liberty.sea.391/posts/877655852707412?__cft__[0]=AZUlzxTS2Uqjzz-Ct6njlQKXoigTusKDHpXkhokWzglyYsxxLu9YbjMs4t96o0PihgI9mAQoLXnejb7qTnPKhkGtXozcVm90NBTveNGeGTnPD6RYkZR4OtBni10lrFDdyxE&__tn__=%2CO%2CP-R

Một cuộc khảo sát ở Mỹ cho biết 38% người uống bia ở Mỹ sẽ không mua bia Corona trong bất cứ tình huống nào. Trong số những người thường uống bia corona có 4% sẽ ngừng mua bia Corona, 14% sẽ ngừng mua tại các điểm bán công cộng. 16% người được hỏi thắc mắc không biết bia corona có liên quan gì đến coronavirus.
Khoan vội cười họ ngu. Nhiều người nắm thông tin không đầy đủ là chuyện thường. Bên cạnh đó, có những người trên bề mặt lý trí biết rằng bia corona chả liên quan gì đến coronavirus ngoại trừ cái tên, nhưng họ vẫn sẽ ngừng mua bia corona cho thêm phần an tâm. Khi sợ hãi người ta sẽ làm mọi thứ để giúp mình an tâm, dù phi lý. Hơn nữa, ý thức lý trí là một chuyện và tiềm thức, vô thức là chuyện khác. Trong tiềm thức bia corona được gắn kết với coronavirus thông qua cái tên. Sự liên kết đó ẩn nấp lờ lững đâu đó trong đầu, bên dưới ý thức lý tính, đưa đẩy con người đến những hành động phi lý tương ứng.
Các nhà thôi miên, các hãng quảng cáo, các chuyên gia show biz nắm rất rõ quy luật tâm lý đó, vận dụng triệt để nó để ám thị khách hàng. Và Trump chính là trùm ở khoản này. Tại sao Trump gạch dòng chữ coronavirus, sửa lại thành Chinese virus? Khi chữ Chinese được gắn với chữ virus đầy cảm giác độc hại chết chóc giữa mùa dịch thì sẽ dẫn đến những hiệu ứng gì?
Những người bênh vực Trump nói rằng đó chỉ là đánh vào chính quyền trung cộng chứ không phải người dân hoa lục. Nhưng đó chỉ là sự phân biệt của lý trí. Đối với một bộ phận không nhỏ, thì tiềm thức của họ sẽ gộp chung hết vào cái mác "Chinese", và Chinese thì độc hại vì gắn với virus. Và một bộ phận trong số đó sẽ biến niệm thức thành hành động. Và trong không khí căng thẳng sợ hãi mùa dịch, những hành động đó sẽ càng kịch tính, cực đoan.
Cho dù bộ phận cực đoan đó là da trắng, da đen, da nâu hay gì gì thì điều đó cũng hết sức nguy hiểm đối với người châu Á "da vàng". Dân Tây phương đa phần không phân biệt được ai là người VN, ai là Chinese. Đối với họ thì mọi người da vàng đều là Chinese. Thấy đầu đen da vàng là bộp thôi. Lỡ đeo khẩu trang thì càng tệ. Các cuộc tấn công vào người châu Á đang gia tăng ở Âu Mỹ trong thời gian gần đây. Đã có những tiệm nail của người Việt bị đập phá, những em bé Myanmar bị rạch mặt.
Dù muốn dù không thì lợi ích, hình ảnh của người châu Á da vàng đã bị gắn kết với hình ảnh của China. Dù ghét China thì cũng nên cẩn thận trước khi cổ súy cho những động thái bài China. Những người cầm quyền China chưa thấy bị sứt mẻ gì mà thường dân châu Á tứ xứ đã gãy răng rách mặt.
WHO cũng đã học được bài học liên kết tâm lý đó. Từ lâu họ đã nhận ra cách gọi tên dựa trên địa danh, tộc danh dẫn đến / thúc đẩy kỳ thị không đáng có. Cho nên từ trước khi bùng ra covid họ đã có những động thái thay đổi cách gọi tên các căn bệnh, tránh đặt tên dựa tên địa danh. Năm 2015 đã có công văn về vấn đề này (1). Nó không nhằm phục vụ riêng cho TQ. Ví dụ như họ không gọi cúm Tây Ban Nha là đại dịch 1918 (hay H1N1 1918). Nghe có thể khó nhớ hơn nhưng đảm bảo không đụng chạm ai. Lôi cúm TBN ra để phản đối cái tên covid-19 là trật hoàn cảnh. Nó xảy ra khi vấn đề thế chiến thứ nhất vẫn còn nóng hổi, chẳng ai quan tâm đến chuyện kỳ thị, phụ nữ ở Mỹ chưa được bỏ phiếu, người da đen ở Mỹ vẫn còn bị phân cách.
Báo chí đã dùng quen chữ cúm TBN và không tiện thay đổi khi có cách gọi mới. Hơn nữa giữ tên cũ trong trường hợp này khá vô hại, không thể dẫn đến kỳ thị cực đoan. Vì chữ cúm nghe có vẻ khá tầm thường vô hại, và nhất là vì cúm TBN xảy ra đã lâu, đã trở thành cái gì đó xa xôi mờ mịt trong tâm thức người ta, không bức thiết như đại dịch hiện tại. Chữ virus nghe độc hại hơn, nhất là giữa không khí đại dịch đầy căng thẳng sợ hãi hiện tại. Dẫn đến tăng cường kỳ thị cực đoan là hệ quả nhãn tiền. Huống hồ coronavirus là cái tên đã có sẵn từ trước, covid cũng đã trở nên thông dụng, ai cũng biết, ai cũng nhớ, báo chí thế giới đều dùng đã quen. Bỗng dưng chủ động đổi thành Chinese virus thì không ngoài dụng ý thù địch, chứ chẳng hỗ trợ trí nhớ.
Về vấn đề chính quyền China hành động chậm trễ và không cung cấp thông tin đầy đủ cho thế giới biết mà phòng, mỗi người sẽ có cách phán xét của riêng mình. Tuy nhiên cần nắm rõ cái timeline. Theo thông tin chính thức thì ca nhiễm đầu tiên được truy trắc là xuất hiện vào đầu tháng 12 năm ngoái, có ý kiến ngoại lưu cho là xuất hiện từ ngày 17 tháng 11. Tuy nhiên thời điểm xuất hiện bệnh khác với thời điểm phát hiện bệnh. Phải tính từ thời điểm chính quyền bắt đầu phát hiện nhận biết về dịch thì mới đánh giá đúng đắn họ hành động nhanh hay chậm. Tính từ lúc nó mới xuất hiện và chưa ai biết thì rất dở hơi và ác ý.
Ngày 27/12, bác sĩ Trương Cơ Hiền ở Hồ Bắc lên tiếng cảnh báo đầu tiên về căn bệnh mới.
Ngày 28/12, bác sĩ Lý Văn Lượng, một đảng viên ĐCSTQ, nhắn tin về khả năng bệnh SARS tái phát trong 1 group Wechat kín. Sau đó tin này bị người khác đem đồn thổi ra ngoài, không phải chủ ý của Lý tiên sinh. Lý tiên sinh giữa đêm bị mời lên phường uống trà kiểm điểm. Cũng không khác mấy các vụ mời lên phường ở VN vì tung tin về covid-19. Sau đó Lý tiên sinh được cho về nhà, hôm sau lại tiếp tục đi làm như mọi ngày. Chứ không bị giam giữ hay đánh đập gì. Việc Lý tiên sinh sau đó nhiễm covid và tử vong là sự kiện đau lòng, và chính quyền Hồ Bắc đương nhiên đáng chê trách và phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, lợi dụng cái chết đó để chính trị hóa bi kịch, ma quỷ hóa China thì cũng thiếu công chính.
Đến ngày 31/12, tức là vỏn vẹn 4 ngày kể từ lời cảnh báo đầu tiên, chính quyền China đã nộp báo cáo lên WHO về căn bệnh mới. WHO ngay lập tức phát động cảnh báo cho thế giới.
Ở thời điểm này người ta vẫn chưa biết căn bệnh này có lây từ người sang người hay không.
Đến ngày 20 tháng 1, khi có bằng chứng xác đáng về con đường lây nhiễm từ người sang người, chính quyền China lập tức tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Đến ngày 23 tháng 1 thì ra quyết định phong tỏa Vũ Hán.
Bây giờ nhìn lại, với hindsight 20/20, khi mọi thứ đã rõ ràng - rõ ràng nó nguy hiểm, rõ ràng nó lây từ người sang người - thì dễ có cảm nghĩ China đã hành động chậm chễ. Tuy nhiên trong thời điểm đó (27/12 đến 20/1) thì chưa có gì rõ ràng cả. Liệu có nhà nước nào vừa được thông báo về một căn bệnh mới trông có vẻ không quá ác tính đối với người trẻ, lại lập tức bế quan tỏa cảng phong thành, lập tức hy sinh lợi ích kinh tế? Hãy nhìn sang Âu Mỹ. Họ đã được cảnh báo 2-3 tháng, biết rõ dịch bùng mạnh ở Hàn, Nhật chứ không riêng TQ, nhưng nhiều người vẫn nghĩ nó chỉ như cúm mùa thông thường, dẫn đến chủ quan và không hành động gì suốt thời gian đó.
Chính quyền China quả thực cũng không phải vô tội trạng, không thoát khỏi trách nhiệm, nhưng cái nào ra cái đó. Chúng ta cần tỉnh táo và rạch ròi.
Các nhà nước Á Đông Nho giáo như Hàn, Nhật, Đài, HK, Singapore không được thông tin tốt hơn hay sớm hơn Âu Mỹ nhưng họ hành động quyết liệt từ sớm và đến nay về cơ bản đã kiểm soát được dịch, với số tử vong thấp. Hàn có một đợt toang nhưng đó là do một nhóm tôn giáo chơi ngu ngoài dự liệu chứ không phải do chính quyền HQ không được thông tin đầy đủ về căn bệnh.
Gần đây, khi Mỹ lâm vào thế mất kiểm soát, Trump bắt đầu đổ lỗi cho chính quyền China hành động chậm chễ và thông tin không đầy đủ, làm ngơ đi các ví dụ của các nhà nước Đông Á khác -- thực tế không ngoài mục đích đánh trống lảng và biện minh cho việc mình kiểm soát dịch yếu kém hơn các nhà nước Đông Á (tiêu biểu là Hàn, Đài).
Bên cạnh đó, Trump gây ra tranh cãi về danh xưng Chinese virus còn giúp chuyển sự chú ý khỏi việc China đang viện trợ cho các nước bị dịch. China viện trợ vì muốn nâng cao thanh thế của mình. Trump phải dìm hàng China vì không muốn thanh thế của China lấn át Mỹ. Đó là trò chơi quyền lực giữa các ông lớn. Dân đen như chúng ta không nhất thiết phải cổ vũ cho bên nào, nhưng cần giữ tỉnh táo, đừng để bị lôi kéo bởi propaganda của bên nào. Hãy hành động vì lợi ích của mình. Cổ súy cho danh xưng Chinese virus không có lợi cho người châu Á đầu đen da vàng.
Ảnh: người Châu Á bị tấn công ở Âu Mỹ liên quan đến coronavirus. Trong đó có người Myanmar.

No comments:

Post a Comment

Phật giáo vs cúng sao

Nhiều người nói Phật giáo bây giờ biến tướng, cúng sao giải hạng mê tín dị đoan... Nhưng mất đi cái đó rồi, nhóm những con người có ít họ...