Search This Blog

Wednesday, May 27, 2020

Kỹ năng công sở

#wednonquora 
Kĩ năng bảo vệ bản thân ở môi trường công sở. 

Sau khoảng 6 năm lăn lộn ở các loại thương trường aka chiến trường khác nhau, châu Mỹ sang châu Á. Tới giờ mình đã có một cái văn phòng riêng với view đẹp đẹp ở tòa office hạng A (26 tuổi). Vì lí do không muốn chia sẻ nhiều nên mình chỉ bật mí một tí lấy credential viết bài thôi. Chủ đề mình viết hôm nay là, kĩ năng bảo vệ bản thân nơi công sở. Chủ đề này sẽ (đặc biệt) hữu ích với các bạn đang làm trong lĩnh vực sales, corporate affair hoặc operation. Tất cả đều là những bài học xương máu mình trả giá bằng tiền mặt hoặc những rủi ro pháp lý. Ngoài kia có rất nhiều bài viết về việc nâng cao kĩ năng cứng, kĩ năng mềm, kĩ năng bổ trợ... nhưng thiết nghĩ kĩ năng bảo vệ bản thân cũng là một loại kĩ năng quan trọng, thậm chí sống còn với những bạn làm việc ở môi trường thực sự khắc nghiệt. Nhất là khi chúng ta sắp đón một làn sóng FDI mới vào Việt Nam, nghe thì sang chảnh xịn mịn nhưng luôn tồn tại một vấn đề: là nhà đầu tư nước ngoài tới rồi có thể đi. Nhưng công dân Việt Nam như chúng ta, một khi đã dính vào một đống rắc rối thì luôn là người phải thu dọn đám lộn xộn (nếu không may) họ để lại.
Không mang các quan hệ cá nhân dễ tổn thương vào những công việc rủi ro, hoặc nhạy cảm. Các mối quan hệ cá nhân - dễ tổn thương. Ở đây bao gồm người yêu, bạn bè thân hoặc không thân lắm, không sẵn sàng chia sẻ rủi ro cùng nhau. Anh chị em ruột blah blah. Những công việc rủi ro, nhạy cảm thế nào thì tùy các bạn định nghĩa, tuy nhiên đối với mình, những công việc rủi ro bao gồm: liên quan đến tiền, liên quan đến việc xuất hóa đơn, liên quan đến quyền xuất nhập khẩu, vận tải quốc tế, v..v..
Nếu cảm thấy quy trình vận hành/ bán hàng của cty tồn tại rủi ro, đề nghị công ty xây dựng quy trình cụ thể trước khi làm theo. Một khi xảy ra những sự cố không lường được trước, cách tốt nhất để bảo vệ mình là đưa ra căn cứ quy trình/ quy chế đã được công ty thông qua và chứng minh mình đã làm đúng theo quy trình/ quy chế đó.
Các điều khoản hợp đồng, điều khoản thanh toán, điều kiện thanh toán, tài khoản thanh toán… luôn trao đổi hoặc chốt lại và xác nhận bằng email. Nếu policy công ty không quá chặt chẽ, luôn Cc chính mình phòng trường hợp email công ty đột nhiên không truy cập được. Back up email, zalo và các account trao đổi thường xuyên (mỗi cuối tuần). Cái gì không rõ hoặc cảm thấy băn khoăn, xin chỉ đạo bằng văn bản hoặc email, đừng hỏi miệng hoặc hỏi qua điện thoại. Luôn xin một bản sao y công ty và tự mình lưu giữ kĩ với các văn bản có tính chất quan trọng. Các văn bản có tính chất quan trọng là: quy chế/ quy trình bán hàng (đối với sales), chỉ đạo từ cấp trên, các hợp đồng mua bán, đơn đặt hàng trong nước, nước ngoài, scan của lệnh thanh toán, lệnh chuyển tiền, yêu cầu thanh toán v..v.. 
Luôn chốt/ bàn giao các hợp đồng đã nghiệm thu hoặc chưa nghiệm thu trước khi rời vị trí. Nhất định phải chốt TRƯỚC khi nghỉ việc hoàn toàn. Đừng chủ quan là cấp trên/ công ty sẽ tiếp tục xử lý SAU khi mình rời vị trí. Rất có thể sẽ mất tiền oan nếu như công ty xù nợ với nhà cung cấp đó nhé. 
Xây dựng quan hệ một cách có chọn lọc. Nếu những mối quan hệ đã xây dựng rất lâu mà không đi tới kết quả, nên xem xét kĩ về mối quan hệ đó. Nên nhớ rằng bây giờ thời gian cũng là một tài nguyên quan trọng. Nếu cứ gặp 1 partner nhiều lần mà không hợp tác được, tự chúng ta đang đánh mất vị thế của chính mình. 
Luôn đặt hai câu hỏi: trong trường hợp tệ nhất mình sẽ làm thế nào? Và làm thế thì mình được lợi gì?. Come on! Đừng bao giờ nghĩ rằng tại sao lại cứ phải được lợi gì mình mới làm nhé. Cuộc sống với công việc đôi lúc như chơi cờ, mỗi nước đi phải phục vụ một ý đồ, một chiến thuật, lãng phí nước cờ của mình chỉ khiến cho đối thủ có nhiều thời gian và ưu thế hơn thôi. Lưu ý: đáp án tệ nhất là nghỉ việc không bao giờ nên được cân nhắc. Tại sao? Khi có mindset như thế bạn đã thua một nửa. Từ bỏ một công việc không phải giải pháp xử lí vấn đề, nó là trốn tránh khỏi vấn đề.
Tập trung vào việc của mình. Góp ý thiện chí công khai hoặc trực tiếp. Hạn chế Gossip. Luôn cân nhắc tới việc trong tương lai mình có khúc mắc gì đó trong công việc mà cần người abc hỗ trợ, nếu trước đó lỡ nói xấu mà để người ta biết thì sẽ phối hợp với nhau như thế nào?
Không bao giờ nhận bất kì khoản tiền mặt bất minh vào tài khoản của mình và đi rút hộ người ra, bất kể có trả phí cao đến đâu. Không cẩn thận có ngày công an triệu tập rồi bắt tạm giam vì tội rửa tiền đó :)).

No comments:

Post a Comment

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ Hội đồng quản trị, tiếng Anh là BOD (Board Of Directors). Còn Ban giám đốc hay Ban quản lý tiếng Anh là BOM (B...