[Zhihu] Kết hôn có nên tìm người có điều kiện gia đình tốt không?
____________
(Chú ý: Bài viết khá dài và cần kiên nhẫn đọc hiểu.)
Người dịch: Chiết Tẫn Xuân Phong.折尽春风.你我的故事 | Bản dịch thuộc quyền sở hữu của dịch giả và chỉ được đăng tải tại Weibo Việt Nam, vui lòng không tự ý repost.
____________
Tác giả: Cá trong bể
Tôi dùng góc độ của khoa học để nói cho bạn biết kết hôn nên chọn người như thế nào nhé. Góc độ nhìn nhận của bài viết này khá đặc biệt hơn nữa nó cũng rất hữu dụng, đảm bảo bạn đọc xong sẽ được mở mang đầu óc.
Căn cứ trên thuyết nhu cầu của Maslow đã tính toán ra được đại đa số người sống trên thế giới này đều cần 5 tầng nhu cầu sau, không phân biệt nam nữ:
**
1. Nhu cầu thể lí.
Tôi chia tầng này ra làm hai phần: kinh tế và sinh lí.
1.1 Kinh tế.
Như tôi cũng đã nói, kinh tế ở đây không phải chỉ nói đến anh ta có bao nhiêu tiền, bao nhiêu căn nhà mà bạn phải nghĩ thử xem, giả dụ bạn cùng người đàn ông này kết hôn, sau này sinh sống cùng nhau, bạn có thể chịu được chất lượng cuộc sống tệ đến mức nào?
Lấy một ví dụ đơn giản đi, có rất nhiều cô gái không thể chấp nhận được việc sau khi kết hôn chất lượng cuộc sống của bản thân trước mắt bị hạ thấp. Vậy bạn phải nghĩ xem, thu nhập của bạn và gia đình của bạn có thể cho bạn mức kinh tế như thế nào, tương tự với người đàn ông đó nữa. Sau khi kết hôn, chất lượng cuộc sống của bạn sau đó có bị hạ xuống hay không?
Đơn giản mà nói, ví dụ yêu cầu của một cô gái đối với hôn nhân là có nhà ở Thượng Hải, hơn nữa bản thân cô ấy cũng có một căn rồi, là quà tân hôn của bố mẹ cô ấy chuẩn bị cho con gái. Thêm vào đó thu nhập của cô ấy cũng không tệ, vậy yêu cầu về kinh tế đối với đằng trai của cô ấy có thể chỉ là: không có khoản nợ, thu nhập không âm, không làm gánh nặng kéo tụt kinh tế của cô ấy là được.
Đương nhiên, yêu cầu của cô gái là dựa vào chính điều kiện của bản thân cô ấy xem xét rồi đặt ra. Lấy một ví dụ khác, đối tượng là một cô gái có thu nhập trung bình, không có nhà ở Thượng Hải. Vậy yêu cầu của cô ấy có thể là: thu nhập của đối phương phải ngang bằng với bản thân, thấp hơn hay cao hơn một chút không thành vấn đề, sau khi kết hôn có thể chọn giữa về quê mua nhà hoặc thuê nhà sống ở Thượng Hải.
Tất nhiên là những ví dụ trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vậy các cô gái làm thế nào để có thể dựa trên điều kiện của bản thân rồi đặt ra yêu cầu đây?
Tóm lại, tôi gợi ý các cô nên giữ vững điều kiện: sau khi kết hôn, chất lượng của cuộc sống phải giữ ổn định ở tầm 80% so với trước khi lập gia đình. Ví dụ, bạn muốn mua được nhà sau khi kết hôn, vậy bản thân bạn ít nhất cũng phải có năng lực hoàn thành 80% kế hoạch này, bên nam cũng như vậy, ít nhất cũng phải có năng lực hoàn thành 80%.
Tại sao phải như thế nào? Đọc hết 4 tầng nhu cầu còn lại của Maslow bạn sẽ hiểu thôi.
1.2 Sức khỏe và tình dục.
Cái tôi muốn nói ở đây không chỉ đơn thuần là hai người khỏe mạnh và có thể quan hệ tình dục, (cứ coi như bạn thỏa mãn yêu cầu này), mà phải căn cứ vào việc bản thân bạn có muốn hay không, bạn thích anh ta thông qua việc hai người tiếp xúc thân mật, từ đó dẫn đến việc bạn đồng ý quan hệ cùng anh ta; hoặc bạn xét cho cùng thì cũng không phải là rất thích, nhưng vẫn có thể chấp nhận được cùng anh ta quan hệ.
Đương nhiên, nguyên nhân của đại đa số những người độc thân là do họ đã "chết" ngay từ bước một. Họ không có cách nào chỉ đơn thuần thích một người, thưởng thức một người, cũng không có cách nào đạt được vui vẻ từ quá trình hai người giao lưu với nhau. Từ đó dẫn đến việc họ lập ra mục đích muốn quan hệ thân mật với đối phương.
Vậy chúng ta làm thế nào mới có thể thích một người đây? Đồng thời cùng anh ta thiết lập mối quan hệ thân mật nhỉ? Đáp án thực ra rất đơn giản, phải vứt tạp niệm sang một bên. Khi bạn làm quen với một người mới, đừng dùng đôi mắt "lựa bạn trai" để " khám xét" anh ta. Bạn có thể vì giọng điệu nói chuyện, cũng có thể vì ngoại hình, hoặc có thể vì suy nghĩ tư tưởng của anh ta, hoặc đơn giản là bạn chỉ muốn tìm một người để xoa dịu cảm giác cô độc của bản thân,... dựa vào rất nhiều yếu tố ban đầu khiến bạn muốn làm quen, giao lưu và làm bạn với anh ta.
Nhớ kĩ, nhớ kĩ, nhớ kĩ:
Cái người này không nhất thiết và cũng không cần thiết trở thành bạn trai của bạn, hai người có thể trở thành bạn tốt, chị em, anh em, hoặc có thể là người xa lạ. Vì thế ngàn vạn lần đừng vì một chi tiết nhỏ nào mà trực tiếp phủ định người đó. Ví dụ người này hẹn đi chơi với bạn nhưng lại đến trễ, hoặc trong một tình huống nào đó anh ta không săn sóc đến cảm nhận của bạn,... Vì những điều này mà bạn mặc định là bỏ qua anh ta. Điều này nghe thì có vẻ thông minh, nhưng thực ra lại là một phương pháp rất low.
Bạn nghĩ thử mà xem, nếu anh ta chỉ là một người bạn bình thường, hai người hẹn nhau đi chơi nhưng anh ta đến muộn, bạn cũng sẽ vì thế mà tuyệt giao với anh ta à?
Lại nói thêm, quen biết thêm một người bạn mới không tốt à? Lúc rảnh rỗi có thể tìm người chơi cùng, nghỉ lễ gì đó cũng có thể hẹn nhau đi chơi, lúc ốm đau còn có người mua thuốc đến nhà cho chẳng hạn?
Đến sau này, nếu người đàn ông đó thích cô gái, anh ta sẽ tỏ tình, sẽ theo đuổi. Nếu cô gái không thích thì lúc đó có thể từ chối. Mọi người đều là người trưởng thành, vạch rõ ranh giới sẽ không phát sinh ra chuyện gì lớn. Kết quả tồi nhất là mất đi một người bạn thôi.
**
2. Nhu cầu an toàn.
Dựa theo tất cả những gì tôi hiểu về nhu cầu an toàn, tôi sẽ phân ra hai phần: An toàn thân thể và an toàn tâm lí.
2.1 An toán thân thể.
Xem anh ta có thô thiển, vô lí không? Anh ta có khuynh hướng bạo lực không? Anh ta có những bệnh tâm lí khác không? Có bị bệnh thần kinh không? Tam quan có méo mó không hoàn chỉnh không? (Tam quan méo mó sẽ sản sinh ra khuynh hướng bạo lực). Bố mẹ anh ta có phẩm chất như thế nào? Anh ta có phải kiểu "con trai ngoan của mẹ" hay không?
Những điều này có thể là mối nguy cơ dẫn đến việc anh ta có khả năng sẽ đe đọa đến an toàn thân thể và tài sản của bạn.
2.2 An toàn tâm lí.
Anh ta có trăng hoa không? Có thích mập mờ với những người con gái khác không? Có thích phịa chuyện chém gió không? Có nói dối không chớp mắt, đổi trắng thay đen, nói đạo lí mà sống như loằn hay không? Anh ta có cho bạn cảm giác tin tưởng không? Bạn có yên tâm, đồng thời vui vẻ mà chia sẻ tất cả những may mắn, hạnh phúc, sầu não với anh ta không?
**
3. Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc.
Chúng ta sống trên thế gian này, tất cả ai nấy đều mong muốn sống một đời có thể cho đi yêu thương và nhận lại yêu thương, cho đi và nhận lại là hai chiều.
Anh ta có gia trưởng không? Có tự cho bản thân là trung tâm là cái rốn của vũ trụ không? Anh ta có quan tâm đến cảm nhận của bạn hay không? Hay anh ta chỉ nhớ đến bạn khi anh ta cần bạn, còn lúc anh ta không cần thì đến cái bóng của anh ta cũng không thấy? Khi bạn gặp khó khăn, bạn nói với anh ta, anh ta có thật lòng an ủi bạn, cùng bạn tìm phương pháp giải quyết hay không? Hay chỉ buông lời sáo rỗng qua quýt cho xong?
**
4. Nhu cầu được tôn trọng.
Chúng ta thường hỏi đi hỏi lại, " anh ấy có thực sự hiểu mình không?" Anh ta có thể nhìn thấu tất cả những vỏ bọc của bạn không? Có thực sự nhìn sâu vào trong nội tâm bạn, hiểu bạn rốt cuộc là con người như thế nào không? Và bạn muốn trở thành con người như thế nào?
(Biết sinh nhật của bạn, biết bạn thích ăn gì, uống gì, tính cách như thế nào, đây không phải là hiểu, mà chỉ là biết về bạn. Những điều này bất kể bạn tiếp xúc với ai đó lâu rồi cũng sẽ biết được.)
Ví dụ: Thông thường những người có thể thỏa mãn tầng thứ nhất thì sau khi yêu đương hoặc kết hôn sẽ không nói những câu đại loại như " em thay đổi rồi", " em làm sao có thể làm như thế?" "em hóa ra lại là con người như thế này"...
Người thực sự hiểu bạn cũng giống như thấu hiểu con người bạn đến tận cùng logic vậy. Anh ta có thể đoán ra được, trong những tình huống khác nhau bạn suy nghĩ và cách làm của bạn là gì, như thế nào? Khi hai người cùng có một trải nghiệm nào đó, anh ta cũng tương tự có thể đoán ra được. Vì thế trước khi kết hôn, anh ta đại khái cũng đã biết được bạn sau khi kết hôn sẽ như thế nào rồi, bản thân anh ta cũng đã suy nghĩ kĩ có thể chấp nhận chuyện đó hay không.
Thêm vào đó, ở chung với người như vậy, giữa hai người gần như sẽ không có hiểu lầm, và cũng không kích động mà phát sinh ra mâu thuẫn không đáng có.
Ví dụ một câu nói tùy ý của bạn bị anh ta nghĩ thành ý khác, sau đó hai bên đều tức giận và xảy ra tranh cãi. Đôi bên đều bí bách, ngột ngạt kéo dài nhiều ngày.
Mặt khác người như vậy sẽ không xuất phát từ một nguyên nhân hay mục đích nào đó mà yêu cầu hay ép buộc bạn làm một số việc bạn không làm được hoặc bạn không chấp nhận được. Bởi lẽ, anh ta biết bạn là người như thế nào, và cũng đã chấp nhận bạn là một con người như thế.
**
5. Nhu cầu về tự thể hiện bản thân.
Đây là nhu cầu được xây dựng từ nền móng của nhu cầu cần đượ tôn trọng, cũng chính là nói nếu không có tầng thứ 4 thì cũng sẽ không xuất hiện tầng thứ 5.
Anh ta có năng lực không? Có thật lòng muốn và ủng hộ bạn đi thực hiện việc bản thân bạn muốn làm hay không?
Ví dụ bạn muốn trở thành một vũ công, vậy bạn phải hi sinh rất nhiều trách nhiệm gia đình, cùng với đó, anh ta cũng phải gánh vác thêm phần trách nhiệm đó. Anh ta liệu có đồng ý vô điều kiện, hi sinh bản thân và gia đình để ủng hộ bạn, thành toàn cho bạn hay không?
5 tầng nhu cầu phía trên, mỗi tầng 20 điểm, cao nhất 100 điểm. Có rất nhiều cặp vợ chồng sau khi kết hôn đều rất mơ hồ, hỗn loạn sống qua ngày. Đa số những đôi vợ chồng đó chỉ đạt yêu cầu dừng ở mức từ 0-40 điểm so với yêu cầu của đối phương dành cho bản thân và ngược lại. Cũng chính là tầng 1 và tầng 2, bản thân họ không thể thỏa mãn yêu cầu của đối phương và đối phương cũng vậy.
Nhưng trên thực tế, những đôi vợ chồng đạt 60 điểm trở lên cũng là một chuyện hiếm có khó tìm. ( Đôi bên đều thỏa mãn 60 điểm yêu cầu từ đối phương, chỉ một trong hai người thỏa mãn thì hôn nhân cũng khó hạnh phúc).
Vì thế, trong cuộc sống của bạn nếu xuất hiện một người đàn ông có thể thỏa mãn yêu cầu của bạn từ 60 điểm trở lên, hãy nghe tôi, đừng để vuột mất anh ta, không từ thủ đoạn, không tiếc trả giá mà giành lấy anh ta. Đó chính là hạnh phúc cả đời của bạn!!!
Đương nhiên, giành được anh ta và giữ chặt anh ta là hai chuyện khác nhau, để bạn có thể giữ chặt anh ta, làm anh ta cùng bạn đi vào lễ đường hôn nhân, trước hết bạn phải đáp ứng được yêu cầu của anh ta với một mức tương đồng, thậm chí còn cao hơn.
Chúng ta lúc trước thường nghe bố mẹ nói:
Ví dụ như: con trai, con trai, bố nói cho con biết, con trai của dì Vương vừa cưới một cô vợ, cô vợ đó thực sự rất tốt. Sau này con mà cũng tìm được một người như thế, bố cũng có thể yên tâm được rồi.
Tốt chỗ nào chứ? Mặt mũi xinh đẹo, học vấn cao, thu nhập tốt?
Còn gì không? Biết làm việc nhà, biết thương người, tính cách tốt?
Những thứ này thực sự tốt sao?
Lại ví dụ như: Con giá rượu, con gái rượu, mẹ nói cho con biết, con gái nhà chú Triệu con tìm được một cậu bạn trai, thằng nhóc đó thực sự không tồi đâu.
Chỗ nào không tồi nào? Dáng người cao ráo 1m8? Mặt mũi cũng đẹp trai?
Còn gì không? Lái BMW, gia đình có tiền?
Những thứ này thực sự tốt sao?
Khi hai người ở bên nhau, tiêu chuẩn của hạnh phúc ở mức độ như thế nào khôn ghải là do một điều kiện hay một khía cạnh nào đó đạt tới cực hạn, còn những thứ khác không cần thiết. Mà là, thỏa mãn càng nhiều những yêu cầu. Vì thế, trong tình yêu và hôn nhân, một khi bạn định ra một tiêu chuẩn nào đó quá cao hoặc quá cứng nhắc ( ví dụ: học vấn không thể kém tôi, thu nhập không thể thấp hơn tôi, điều kiện gia đình cũng không thể thua gia đình tôi,...) bạn sẽ mất đi người đàn ông chân chính thích hợp với bản thân. Vì thế, yêu đương và hôn nhân cũng là một môn cần trí não.
Tại sao lại có những người ở nhà tranh vách đất, mỗi ngày vẫn có thể mỉm cười thức giấc? Tại sao có những người rõ ràng ở biệt thự, vậy mà mỗi ngày mặt mày vẫn ủ ê?
Căn cứ vào những lí luận này, tôi nghĩ chúng ta cũng có một tiêu chuẩn khoa học chính xác để phán đoán những chuyện yêu đương và hôn nhân rồi nhỉ?
______________
Chiết Tẫn Xuân Phong dịch
Link: https://www.zhihu.com/question/349048107/answer/1006717443…
____________
(Chú ý: Bài viết khá dài và cần kiên nhẫn đọc hiểu.)
Người dịch: Chiết Tẫn Xuân Phong.折尽春风.你我的故事 | Bản dịch thuộc quyền sở hữu của dịch giả và chỉ được đăng tải tại Weibo Việt Nam, vui lòng không tự ý repost.
____________
Tác giả: Cá trong bể
Tôi dùng góc độ của khoa học để nói cho bạn biết kết hôn nên chọn người như thế nào nhé. Góc độ nhìn nhận của bài viết này khá đặc biệt hơn nữa nó cũng rất hữu dụng, đảm bảo bạn đọc xong sẽ được mở mang đầu óc.
Căn cứ trên thuyết nhu cầu của Maslow đã tính toán ra được đại đa số người sống trên thế giới này đều cần 5 tầng nhu cầu sau, không phân biệt nam nữ:
**
1. Nhu cầu thể lí.
Tôi chia tầng này ra làm hai phần: kinh tế và sinh lí.
1.1 Kinh tế.
Như tôi cũng đã nói, kinh tế ở đây không phải chỉ nói đến anh ta có bao nhiêu tiền, bao nhiêu căn nhà mà bạn phải nghĩ thử xem, giả dụ bạn cùng người đàn ông này kết hôn, sau này sinh sống cùng nhau, bạn có thể chịu được chất lượng cuộc sống tệ đến mức nào?
Lấy một ví dụ đơn giản đi, có rất nhiều cô gái không thể chấp nhận được việc sau khi kết hôn chất lượng cuộc sống của bản thân trước mắt bị hạ thấp. Vậy bạn phải nghĩ xem, thu nhập của bạn và gia đình của bạn có thể cho bạn mức kinh tế như thế nào, tương tự với người đàn ông đó nữa. Sau khi kết hôn, chất lượng cuộc sống của bạn sau đó có bị hạ xuống hay không?
Đơn giản mà nói, ví dụ yêu cầu của một cô gái đối với hôn nhân là có nhà ở Thượng Hải, hơn nữa bản thân cô ấy cũng có một căn rồi, là quà tân hôn của bố mẹ cô ấy chuẩn bị cho con gái. Thêm vào đó thu nhập của cô ấy cũng không tệ, vậy yêu cầu về kinh tế đối với đằng trai của cô ấy có thể chỉ là: không có khoản nợ, thu nhập không âm, không làm gánh nặng kéo tụt kinh tế của cô ấy là được.
Đương nhiên, yêu cầu của cô gái là dựa vào chính điều kiện của bản thân cô ấy xem xét rồi đặt ra. Lấy một ví dụ khác, đối tượng là một cô gái có thu nhập trung bình, không có nhà ở Thượng Hải. Vậy yêu cầu của cô ấy có thể là: thu nhập của đối phương phải ngang bằng với bản thân, thấp hơn hay cao hơn một chút không thành vấn đề, sau khi kết hôn có thể chọn giữa về quê mua nhà hoặc thuê nhà sống ở Thượng Hải.
Tất nhiên là những ví dụ trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vậy các cô gái làm thế nào để có thể dựa trên điều kiện của bản thân rồi đặt ra yêu cầu đây?
Tóm lại, tôi gợi ý các cô nên giữ vững điều kiện: sau khi kết hôn, chất lượng của cuộc sống phải giữ ổn định ở tầm 80% so với trước khi lập gia đình. Ví dụ, bạn muốn mua được nhà sau khi kết hôn, vậy bản thân bạn ít nhất cũng phải có năng lực hoàn thành 80% kế hoạch này, bên nam cũng như vậy, ít nhất cũng phải có năng lực hoàn thành 80%.
Tại sao phải như thế nào? Đọc hết 4 tầng nhu cầu còn lại của Maslow bạn sẽ hiểu thôi.
1.2 Sức khỏe và tình dục.
Cái tôi muốn nói ở đây không chỉ đơn thuần là hai người khỏe mạnh và có thể quan hệ tình dục, (cứ coi như bạn thỏa mãn yêu cầu này), mà phải căn cứ vào việc bản thân bạn có muốn hay không, bạn thích anh ta thông qua việc hai người tiếp xúc thân mật, từ đó dẫn đến việc bạn đồng ý quan hệ cùng anh ta; hoặc bạn xét cho cùng thì cũng không phải là rất thích, nhưng vẫn có thể chấp nhận được cùng anh ta quan hệ.
Đương nhiên, nguyên nhân của đại đa số những người độc thân là do họ đã "chết" ngay từ bước một. Họ không có cách nào chỉ đơn thuần thích một người, thưởng thức một người, cũng không có cách nào đạt được vui vẻ từ quá trình hai người giao lưu với nhau. Từ đó dẫn đến việc họ lập ra mục đích muốn quan hệ thân mật với đối phương.
Vậy chúng ta làm thế nào mới có thể thích một người đây? Đồng thời cùng anh ta thiết lập mối quan hệ thân mật nhỉ? Đáp án thực ra rất đơn giản, phải vứt tạp niệm sang một bên. Khi bạn làm quen với một người mới, đừng dùng đôi mắt "lựa bạn trai" để " khám xét" anh ta. Bạn có thể vì giọng điệu nói chuyện, cũng có thể vì ngoại hình, hoặc có thể vì suy nghĩ tư tưởng của anh ta, hoặc đơn giản là bạn chỉ muốn tìm một người để xoa dịu cảm giác cô độc của bản thân,... dựa vào rất nhiều yếu tố ban đầu khiến bạn muốn làm quen, giao lưu và làm bạn với anh ta.
Nhớ kĩ, nhớ kĩ, nhớ kĩ:
Cái người này không nhất thiết và cũng không cần thiết trở thành bạn trai của bạn, hai người có thể trở thành bạn tốt, chị em, anh em, hoặc có thể là người xa lạ. Vì thế ngàn vạn lần đừng vì một chi tiết nhỏ nào mà trực tiếp phủ định người đó. Ví dụ người này hẹn đi chơi với bạn nhưng lại đến trễ, hoặc trong một tình huống nào đó anh ta không săn sóc đến cảm nhận của bạn,... Vì những điều này mà bạn mặc định là bỏ qua anh ta. Điều này nghe thì có vẻ thông minh, nhưng thực ra lại là một phương pháp rất low.
Bạn nghĩ thử mà xem, nếu anh ta chỉ là một người bạn bình thường, hai người hẹn nhau đi chơi nhưng anh ta đến muộn, bạn cũng sẽ vì thế mà tuyệt giao với anh ta à?
Lại nói thêm, quen biết thêm một người bạn mới không tốt à? Lúc rảnh rỗi có thể tìm người chơi cùng, nghỉ lễ gì đó cũng có thể hẹn nhau đi chơi, lúc ốm đau còn có người mua thuốc đến nhà cho chẳng hạn?
Đến sau này, nếu người đàn ông đó thích cô gái, anh ta sẽ tỏ tình, sẽ theo đuổi. Nếu cô gái không thích thì lúc đó có thể từ chối. Mọi người đều là người trưởng thành, vạch rõ ranh giới sẽ không phát sinh ra chuyện gì lớn. Kết quả tồi nhất là mất đi một người bạn thôi.
**
2. Nhu cầu an toàn.
Dựa theo tất cả những gì tôi hiểu về nhu cầu an toàn, tôi sẽ phân ra hai phần: An toàn thân thể và an toàn tâm lí.
2.1 An toán thân thể.
Xem anh ta có thô thiển, vô lí không? Anh ta có khuynh hướng bạo lực không? Anh ta có những bệnh tâm lí khác không? Có bị bệnh thần kinh không? Tam quan có méo mó không hoàn chỉnh không? (Tam quan méo mó sẽ sản sinh ra khuynh hướng bạo lực). Bố mẹ anh ta có phẩm chất như thế nào? Anh ta có phải kiểu "con trai ngoan của mẹ" hay không?
Những điều này có thể là mối nguy cơ dẫn đến việc anh ta có khả năng sẽ đe đọa đến an toàn thân thể và tài sản của bạn.
2.2 An toàn tâm lí.
Anh ta có trăng hoa không? Có thích mập mờ với những người con gái khác không? Có thích phịa chuyện chém gió không? Có nói dối không chớp mắt, đổi trắng thay đen, nói đạo lí mà sống như loằn hay không? Anh ta có cho bạn cảm giác tin tưởng không? Bạn có yên tâm, đồng thời vui vẻ mà chia sẻ tất cả những may mắn, hạnh phúc, sầu não với anh ta không?
**
3. Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc.
Chúng ta sống trên thế gian này, tất cả ai nấy đều mong muốn sống một đời có thể cho đi yêu thương và nhận lại yêu thương, cho đi và nhận lại là hai chiều.
Anh ta có gia trưởng không? Có tự cho bản thân là trung tâm là cái rốn của vũ trụ không? Anh ta có quan tâm đến cảm nhận của bạn hay không? Hay anh ta chỉ nhớ đến bạn khi anh ta cần bạn, còn lúc anh ta không cần thì đến cái bóng của anh ta cũng không thấy? Khi bạn gặp khó khăn, bạn nói với anh ta, anh ta có thật lòng an ủi bạn, cùng bạn tìm phương pháp giải quyết hay không? Hay chỉ buông lời sáo rỗng qua quýt cho xong?
**
4. Nhu cầu được tôn trọng.
Chúng ta thường hỏi đi hỏi lại, " anh ấy có thực sự hiểu mình không?" Anh ta có thể nhìn thấu tất cả những vỏ bọc của bạn không? Có thực sự nhìn sâu vào trong nội tâm bạn, hiểu bạn rốt cuộc là con người như thế nào không? Và bạn muốn trở thành con người như thế nào?
(Biết sinh nhật của bạn, biết bạn thích ăn gì, uống gì, tính cách như thế nào, đây không phải là hiểu, mà chỉ là biết về bạn. Những điều này bất kể bạn tiếp xúc với ai đó lâu rồi cũng sẽ biết được.)
Ví dụ: Thông thường những người có thể thỏa mãn tầng thứ nhất thì sau khi yêu đương hoặc kết hôn sẽ không nói những câu đại loại như " em thay đổi rồi", " em làm sao có thể làm như thế?" "em hóa ra lại là con người như thế này"...
Người thực sự hiểu bạn cũng giống như thấu hiểu con người bạn đến tận cùng logic vậy. Anh ta có thể đoán ra được, trong những tình huống khác nhau bạn suy nghĩ và cách làm của bạn là gì, như thế nào? Khi hai người cùng có một trải nghiệm nào đó, anh ta cũng tương tự có thể đoán ra được. Vì thế trước khi kết hôn, anh ta đại khái cũng đã biết được bạn sau khi kết hôn sẽ như thế nào rồi, bản thân anh ta cũng đã suy nghĩ kĩ có thể chấp nhận chuyện đó hay không.
Thêm vào đó, ở chung với người như vậy, giữa hai người gần như sẽ không có hiểu lầm, và cũng không kích động mà phát sinh ra mâu thuẫn không đáng có.
Ví dụ một câu nói tùy ý của bạn bị anh ta nghĩ thành ý khác, sau đó hai bên đều tức giận và xảy ra tranh cãi. Đôi bên đều bí bách, ngột ngạt kéo dài nhiều ngày.
Mặt khác người như vậy sẽ không xuất phát từ một nguyên nhân hay mục đích nào đó mà yêu cầu hay ép buộc bạn làm một số việc bạn không làm được hoặc bạn không chấp nhận được. Bởi lẽ, anh ta biết bạn là người như thế nào, và cũng đã chấp nhận bạn là một con người như thế.
**
5. Nhu cầu về tự thể hiện bản thân.
Đây là nhu cầu được xây dựng từ nền móng của nhu cầu cần đượ tôn trọng, cũng chính là nói nếu không có tầng thứ 4 thì cũng sẽ không xuất hiện tầng thứ 5.
Anh ta có năng lực không? Có thật lòng muốn và ủng hộ bạn đi thực hiện việc bản thân bạn muốn làm hay không?
Ví dụ bạn muốn trở thành một vũ công, vậy bạn phải hi sinh rất nhiều trách nhiệm gia đình, cùng với đó, anh ta cũng phải gánh vác thêm phần trách nhiệm đó. Anh ta liệu có đồng ý vô điều kiện, hi sinh bản thân và gia đình để ủng hộ bạn, thành toàn cho bạn hay không?
5 tầng nhu cầu phía trên, mỗi tầng 20 điểm, cao nhất 100 điểm. Có rất nhiều cặp vợ chồng sau khi kết hôn đều rất mơ hồ, hỗn loạn sống qua ngày. Đa số những đôi vợ chồng đó chỉ đạt yêu cầu dừng ở mức từ 0-40 điểm so với yêu cầu của đối phương dành cho bản thân và ngược lại. Cũng chính là tầng 1 và tầng 2, bản thân họ không thể thỏa mãn yêu cầu của đối phương và đối phương cũng vậy.
Nhưng trên thực tế, những đôi vợ chồng đạt 60 điểm trở lên cũng là một chuyện hiếm có khó tìm. ( Đôi bên đều thỏa mãn 60 điểm yêu cầu từ đối phương, chỉ một trong hai người thỏa mãn thì hôn nhân cũng khó hạnh phúc).
Vì thế, trong cuộc sống của bạn nếu xuất hiện một người đàn ông có thể thỏa mãn yêu cầu của bạn từ 60 điểm trở lên, hãy nghe tôi, đừng để vuột mất anh ta, không từ thủ đoạn, không tiếc trả giá mà giành lấy anh ta. Đó chính là hạnh phúc cả đời của bạn!!!
Đương nhiên, giành được anh ta và giữ chặt anh ta là hai chuyện khác nhau, để bạn có thể giữ chặt anh ta, làm anh ta cùng bạn đi vào lễ đường hôn nhân, trước hết bạn phải đáp ứng được yêu cầu của anh ta với một mức tương đồng, thậm chí còn cao hơn.
Chúng ta lúc trước thường nghe bố mẹ nói:
Ví dụ như: con trai, con trai, bố nói cho con biết, con trai của dì Vương vừa cưới một cô vợ, cô vợ đó thực sự rất tốt. Sau này con mà cũng tìm được một người như thế, bố cũng có thể yên tâm được rồi.
Tốt chỗ nào chứ? Mặt mũi xinh đẹo, học vấn cao, thu nhập tốt?
Còn gì không? Biết làm việc nhà, biết thương người, tính cách tốt?
Những thứ này thực sự tốt sao?
Lại ví dụ như: Con giá rượu, con gái rượu, mẹ nói cho con biết, con gái nhà chú Triệu con tìm được một cậu bạn trai, thằng nhóc đó thực sự không tồi đâu.
Chỗ nào không tồi nào? Dáng người cao ráo 1m8? Mặt mũi cũng đẹp trai?
Còn gì không? Lái BMW, gia đình có tiền?
Những thứ này thực sự tốt sao?
Khi hai người ở bên nhau, tiêu chuẩn của hạnh phúc ở mức độ như thế nào khôn ghải là do một điều kiện hay một khía cạnh nào đó đạt tới cực hạn, còn những thứ khác không cần thiết. Mà là, thỏa mãn càng nhiều những yêu cầu. Vì thế, trong tình yêu và hôn nhân, một khi bạn định ra một tiêu chuẩn nào đó quá cao hoặc quá cứng nhắc ( ví dụ: học vấn không thể kém tôi, thu nhập không thể thấp hơn tôi, điều kiện gia đình cũng không thể thua gia đình tôi,...) bạn sẽ mất đi người đàn ông chân chính thích hợp với bản thân. Vì thế, yêu đương và hôn nhân cũng là một môn cần trí não.
Tại sao lại có những người ở nhà tranh vách đất, mỗi ngày vẫn có thể mỉm cười thức giấc? Tại sao có những người rõ ràng ở biệt thự, vậy mà mỗi ngày mặt mày vẫn ủ ê?
Căn cứ vào những lí luận này, tôi nghĩ chúng ta cũng có một tiêu chuẩn khoa học chính xác để phán đoán những chuyện yêu đương và hôn nhân rồi nhỉ?
______________
Chiết Tẫn Xuân Phong dịch
Link: https://www.zhihu.com/question/349048107/answer/1006717443…
No comments:
Post a Comment