Search This Blog

Sunday, May 3, 2020

ma trận là gì? tôn giáo - khoa học

1047

MA TRẬN ĐÍCH THỰC PHẦN 1: MA TRẬN LÀ GÌ VẬY?

CHRIS THOMPSON

L: 1900 word
[SOURCE]
=========
Morpheus: "Ma trận chính là thế giới bao phủ lên đôi mắt anh để ngăn anh nhìn vào sự thực.
Neo: "Sự thực nào vậy?"
Morpheus: "Rằng anh là một nô lệ, Neo ạ. Rằng từ lúc lọt lòng anh đã ở trong cái ngục đó rồi, cũng như bao người khác thôi. Sinh ra trong một nơi tù túng anh chẳng thể nhìn thấy, chẳng thể cảm nhận hay đụng chạm vào nó được. Một nhà tù cho tâm trí của chính anh".
Nhưng không cần tới một thế giới ảo được máy tính mô phỏng để tạo ra nhà tù tư duy nào đó đâu. Bạn có thể tạo ra một nhà tù tâm trí chỉ với việc dạy cho người ta cách tư duy gói gọn trong chiếc hộp nào đó thôi. Ấy là xuất phát điểm của câu nói "tư duy ngoài chiếc hộp" (thinking outside the box): một câu nói mà người ta chưa chú ý nhiều lắm. Nếu chưa thực sự ngẫm nghĩ về câu nói đó, tôi xin mời bạn thử một lần trong lúc đọc bài viết này.
Một khi đã dạy cho ai đấy cách tư duy ngoài chiếc hộp rồi thì, mọi thứ nằm trong chiếc hộp đó đều có thể tin được, có thể xảy ra và, rất thực. Nó trở thành thực tại của bạn. Thứ nằm ngoài chiếc hộp lại quá ư khó tin, khó có thể xảy ra và đương nhiên, phi thực tế. Chiếc hộp ấy đại diện cho rubicon của chính bạn: một ranh giới tưởng tượng phân chia những thứ khả thi và bất khả thi theo suy nghĩ của bạn (T/N: rubicon: điểm không thể quay đầu, không thể đảo ngược, lấy tích từ lịch sử La Mã).
Mọi người đều có một rubicon nhất định và ai cũng có một chiếc hộp nhốt kín tư duy của họ trong đó: tôi cũng vậy. Câu hỏi ở đây là: chiếc hộp của bạn lớn tới mức nào? Bạn tin rằng nó đủ lớn chứ? Bạn đã cố ý tạo ra nó, hay chỉ vô thức làm vậy mà thôi? Nhiều khả năng là, bạn chỉ chấp nhận chiếc hộp nào đó mà bố mẹ đã dành cho mình, họ lại nhận được chiếc hộp từ ông bà bạn, và vòng lặp cứ thế tiếp diễn. Từ lúc sinh ra, bố mẹ đã dạy cho bạn cách tư duy gói gọn trong chiếc hộp kia, và họ đã luôn làm việc đó một cách vô thức, bởi lẽ chính bản thân họ cũng không biết rằng mình đang tư duy trong chiếc hộp mà thôi.
Bằng cách này, cả một thế giới ảo có thể được tạo ra mà chẳng hề cần tới máy tính. Một thực tại mà chẳng thực cho lắm, bởi lẽ nó đã loại bỏ đi sự tồn tại của những sự vật luôn thực, nhưng dù sao đi nữa chúng ta vẫn tin vào nó bởi lẽ ta đã bị "cắm phích" vào nó từ lúc sinh ra rồi; cũng như những em bé mới sinh ra trong Ma Trận bị "cắm phích" ngay từ lúc mới sinh ra vậy. Bức thành của những chiếc bể chứa mà chúng ta đang "ngủ mê" ấy, cũng như ranh giới của rubicon mỗi người vậy, chúng sẽ ngăn ta nhận thức về thực tại phũ phàng tồn tại bên ngoài cái thế giới mơ mộng đầy dễ chịu mà chúng chiếm giữ.
Nhưng liệu thế giới bên ngoài Ma Trận có bớt thực đi phần nào, chỉ vì những người đang ngủ mê trong đó chẳng thể nhận thức được sự tồn tại của nó hay không? Lấy một ví dụ từ thế giới thực thì, con người chỉ có thể nhìn thấy được 0,0035% phổ điện từ. Tức là, chúng ta không thể thấy được trên 99% phổ này. Chúng ta dành cả cuộc đời mình để sống trong một thế giới vô hình... nhưng liệu thế giới ấy có bớt thực đi chút nào vì ta chẳng thể quan sát được nó không? Ta không quan sát được gì, không có nghĩa là thứ ấy chẳng tồn tại, và ta không hình dung ra được gì, không có nghĩa là điều ấy chẳng thể xảy ra. Khi huấn luyện cho ai đó tư duy theo chiếc hộp nào đó từ lúc họ mới sinh ra, bạn sẽ cực kỳ giới hạn trí tưởng tượng của họ, tương tự theo cái cách mà tự nhiên đã giới hạn thị giác của chúng ta.
Trong lược đồ trên, Ma Trận đại diện cho chiếc hộp 'gói ghém' tư duy của mọi người, hoặc suy nghĩ của họ về thực tại. Thực tại của tôi là một chiếc hộp lớn lao hơn, bởi nó chứa đựng nhiều khái niệm mà những con người bị bắt giữ trong Ma trận chẳng thể hình dung ra nổi và còn chẳng dám tận mắt chứng kiến nữa. Bên ngoài Thực tại của tôi, sẽ là Thực tại thật, chẳng ai có thể vẽ nên một chiếc hộp chứa đựng được nó cả đâu, bởi lẽ nó bao hàm tất cả không-thời gian. Không gian sẽ mở rộng ra vô cùng theo mọi hướng (theo như chúng ta biết), và thời gian kéo dài đến vĩnh cửu theo cả hai hướng (quá khứ và tương lai, theo như chúng ta biết). Những nhà vật lý thiên văn có thể cho ta biết về tuổi của vũ trụ (15 tỷ năm hoặc tương tự như vậy) nhưng họ không biết được chính xác; và bất cứ điều gì có xảy ra trước đó, hay khi nào thì thời gian bắt đầu, tất cả còn mang tính lý thuyết hơn. Bạn chẳng thể vẽ ra được chiếc hộp nào chứa đựng được vô cùng và vĩnh cửu đâu, bởi lẽ chúng chứa đựng những thứ mà không người nào có thể hình dung ra được, kể cả tôi và "Tôi chỉ có thể mường tượng ra chút xíu" (Fan Chiến tranh giữa các vì sao sẽ biết tôi lấy câu nói này từ đâu).
Để có được một chếc hộp bao hàm Thực tại Thật, bạn phải là Chúa, hoặc có được sức mạnh, tiềm thức cỡ đó cơ. Và tại thời khắc này, những người sống trong Ma Trận vấp phải vấn đề đầu tiên của họ, bởi lẽ những nô lệ của Ma Trận và các tay đặc vụ Ma Trận không tin vào Chúa. Họ chỉ tin vào những gì khoa học chứng minh được... Và khoa học lại chẳng thể chứng minh sự tồn tại của Chúa. Nếu bạn chỉ tin vào những thứ khoa học chứng minh được thì, xin trân trọng được nói rằng... bạn là kẻ ngốc. Trong vòng rất nhiều thế kỷ rồi, con người tin rằng Trái Đất phẳng bởi vì khoa học không thể chứng minh được điều ngược lại. Và rồi ngày nọ, khoa học có thể chứng minh được rằng Trái Đất không phẳng, và tới lúc đó, người ta đã biết rằng giả thiết của mình thật ngớ ngẩn. Việc nói rằng không thể có Chúa vì khoa học không chứng minh được sự tồn tại của ngài, cũng giống như chuyện vài trăm năm trước đây người ta nói rằng Trái Đất không thể có hình tròn, bởi lẽ khoa học không chứng minh được điều đó. Có lẽ khoa học của chúng ta chưa đủ tốt chăng. Chắn hẳn ngày nào đó, khoa học sẽcó khả năng chứng minh sự tồn tại của Chúa… và cũng có thể là không. Nếu bạn tin vào khoa học, nhưng lại không tin vào Chúa, song vẫn khá thoáng trong chuyện nghĩ rằng có thể có Chúa thì, chuyện đó cũng chẳng ngu ngốc lắm đâu. Nhưng nếu nói rằng Chúa không tồn tại vì khoa học không chứng minh được thì, thật xuẩn ngốc mà. Khoa học cũng chẳng chứng minh nổi là Chúa không tồn tại nhé.
Trong đoạn trên, tôi đã khá tổng quát hóa khi nói rằng "Những nô lệ và đặc vụ trong Ma Trận không tin vào Chúa". Thông thường thì điều này là chính xác, song không phải lúc nào cũng vậy. Rất nhiều kẻ trong số những nô lệ/đặc vụ trong Ma trận là kẻ cuồng tín.
Ấy là bở, cả khoa học lẫn tôn giáo đều là các hệ thống nhằm mục đích kiểm soát.
"Ma trận là gì? Ma trận là sự kiểm soát." — Morpheus
Khoa học và tôn giáo, hai thứ mà nhiều người vẫn cho là đối lập, thực tế lại chỉ là những hệ thống khác nhau để dạy cho con người ta tư duy theo một chiếc hộp nào đó. Các nhà khoa học chẳng thể tư duy ngoài chiếc hộp khoa học và những con người cuồng tín không thể tư duy ra ngoài phạm vi chiếc hộp tôn giáo của họ. Và lại một lần nữa, tôi nói khá chung chung rồi. Cả khoa học lẫn tôn giáo đều có giáo lý của riêng mình: một bộ quy tắc thật nghiêm ngặt chỉ rõ những điều gì được phép còn điều gì không. Mức độ ai đó trở thành nô lệ của khoa học hay tôn giáo, và tư duy của họ bị ràng buộc bởi chiếc hộp khoa học hay tôn giáo; phụ thuộc vào việc người đó tuân thủ khoa học hay tôn giáo nghiêm ngặt tới mức nào. Nói thế tức là, tư duy của họ sẽ hoàn toàn khép kín đối với những ý kiến trái chiều hay khác biệt, và những người như thế sẽ chẳng bao giờ hết chuyện được đâu: họ có thể lập ra cả giáo phái (vầng, bạn có thể có cả giáo phái khoa học lẫn tôn giáo đấy); tấn công các giáo phái không có chung niềm tin với mình, và thường thì lúc nào cũng xung đột, bởi lẽ họ phải luôn luôn đúng mà (từ đấy, người khác sẽ tự động sai).
Ma trận là sự kiểm soát. Giáo lý sẽ kiểm soát tâm trí những ai đi theo khoa học hay tôn giáo một cách nghiêm ngặt, và những con người đó lại cố gắng kiểm soát tâm trí người khác thông qua việc ép buộc họ chấp nhận giáo lý kia.
May mắn thay, đa phần các nhà khoa học cũng như những người theo đạo không giáo điều tới mức khép kín toàn bộ tư duy của mình. Phần lớn những người theo đạo thường khá thoải mái với nhiều ý tưởng của khoa học, đồng thời đa phần các nhà khoa học cũng thoải mái với những điều mà khoa học chẳng thể nào giải thích hay chứng minh nổi. Nếu bạn là một trong những người như vậy, xin bạn hãy cởi mở suy nghĩ của mình về tương lai, và nhận thức rõ hơn về cách mà hệ giá trị của bạn (dù là khoa học hay tôn giáo) uốn nắn cách bạn tư duy trong hộp như vầy.
=======
Câu chuyện sẽ tiếp tục trong MA TRẬN ĐÍCH THỰC PHẦN 2

No comments:

Post a Comment

Phật giáo vs cúng sao

Nhiều người nói Phật giáo bây giờ biến tướng, cúng sao giải hạng mê tín dị đoan... Nhưng mất đi cái đó rồi, nhóm những con người có ít họ...