đùa luận
feynman [*] kể, khi còn là sinh viên đại học mit, ông ta chỉ quan tâm tới chuyên ngành của ổng, tuyệt đối không quan tâm các ngành học khác. khổ nỗi mit qui định, sinh viên phải chọn học thêm môn "nhân văn" cho có "thêm văn hóa", thế là feynman chọn triết. ổng chọn triết với lí do cực chính đáng: "chả nhẽ chọn văn học pháp".
(tôi tin rằng, giới học tự nhiên rất dễ dàng tiếp cận với các môn xã hội, ngược lại, giới học xã hội thường dốt đặc các môn tự nhiên. không mấy ngạc nhiên khi đám toán, lý có khiếu thẩm mỹ rất tốt và họ viết cũng rất hay, trong khi đám nhà văn, nhà thơ, họa sĩ thường có một niềm tự hào khó hiểu: dốt toán. tôi không biết đám văn thi họa muốn chứng tỏ điều gì khi khoe mình dốt toán).
feynman kể rằng, giáo sư triết của ông không giảng bài, mà ông ta cứ lẩm bẩm, rất khó nghe. feynman phải cố gắng căng tai nghe, nhưng càng chăm chú thì càng không hiểu giáo sư nói gì. trong khi đó thì bạn cùng lớp họ đều hiểu giáo sư nói gì. "họ hiểu vì họ không nghe", feynman viết.
có lần giáo sư yêu cầu biên tiểu luận về tác phẩm của mill [**], thay vì phải nói về tự do chính trị, feynman biên một tiểu luận về tự do trong giao tiếp xã hội, rằng sự vờ vĩnh thù tạc trong giao tiếp, quan hệ có làm "phá hủy đạo đức cốt lõi" hay không. bài luận chả liên can gì tới mill, thế nhưng kết cuộc nó vẫn được chấm điểm cao bởi vì nó quá hay hehe (feynman cười hehe chứ không phải tôi)
thông thường, sau mỗi lần nộp bài luận, giáo sư sẽ chọn một bài tiêu biểu để đọc trước lớp. hôm đó bài luận giáo sư chọn đọc dài lê thê, và feynman nghe "hoàn toàn không hiểu gì", nhưng tới khi giáo sư đọc câu cuối thì feynman nhận ra bài luận đó là của mình, chỉ bởi vì kết thúc tiểu luận ấy, feynman làm câu thơ. thơ như sau:
"tôi tự hỏi tại sao tôi tự hỏi tại sao
tôi tự hỏi tại sao tôi tự hỏi
tôi tự hỏi tôi tự hỏi
tôi tại sao tôi tại sao"
thơ của faynman ngang tầm thơ con cóc. mà thơ con cóc thì lẫn vào đâu được.
"người thông minh có thể không hài hước...". ta không thể nghi ngờ trí thông minh của một nhà vật lý đoạt nobel. hẳn nhiên feynman sở hữu khối óc thiên tài, nhưng tôi mê ông này không vì thiên tài, mà vì ông ta hài hước khủng khiếp.
tự nhiên mang chuyện feynman ra kể là vì có một số bạn đọc của tôi không hài lòng về tôi. chả là khi viết trên phây, tôi hay nhận mình là "bậc thầy", là "kẻ thông thái". vừa sáng nay thôi, có người inbox chỉ trích tôi về điều này. haizz. khổ thật. khổ vãi lồn ra í.
trong một lần giảng bài, feynman nói: "... trong bài giảng thứ ba tôi sẽ mô tả xã hội trông cậy vào tôi như thế nào...", rồi ông nói thêm "hẳn tôi có thể nói xã hội trông cậy vào các nhà khoa học như thế nào, nhưng tôi thích nói xã hội trông cậy vào tôi"
tôi không bắt chước feynman, và hiển nhiên feynman không bắt chước tôi. tôi nghĩ chúng tôi chỉ vô tình giống nhau, bởi chúng tôi đều là thiên tài.
***
vẩu luận.
cách đây khá lâu, sau một bài biên bàn về mõm vẩu, có bạn vào còm: "người vẩu vui tính thông minh, nhưng khổ". tôi trả lời bạn ấy rằng: "người khổ vui tính thông minh, nhưng vẩu"
thật ra thì chả có một căn cứ nào để kết luận về mối liên quan giữa thông minh/vẩu; vui tính/vẩu; khổ/vẩu.
nhưng nói một cách cảm tính, đã thông minh lại còn vui tính thì không thể khổ được. khổ theo mọi nghĩa. thông minh vui tính thì khó nghèo lắm. thông minh vui tính thì cũng khó mà "khổ tâm" được.
theo kinh nghiệm của riêng tôi, người vẩu thường nghiêm nghị, khó tính, và cũng thường thúi mùm. kinh nhắm!
nhìn tấm hình nên nghĩ chút về vẩu thôi, ko có í gì
---
[*] richard p. feynman, nobel vật lí. faynman viết nhiều nhưng sách dịch ra tiếng việt hình như mới có hai cuốn "feynman, chắc ông đang đùa" (surely you're joking, mr. feynman) và "ý nghĩa mọi sự" (the meaning of it all). những câu chuyện trong bài tôi kể từ hai cuốn này
[**] john s. mill, triết gia duy lợi, tác phẩm quan trọng (mà feynman đề cập): bàn về tự do
feynman [*] kể, khi còn là sinh viên đại học mit, ông ta chỉ quan tâm tới chuyên ngành của ổng, tuyệt đối không quan tâm các ngành học khác. khổ nỗi mit qui định, sinh viên phải chọn học thêm môn "nhân văn" cho có "thêm văn hóa", thế là feynman chọn triết. ổng chọn triết với lí do cực chính đáng: "chả nhẽ chọn văn học pháp".
(tôi tin rằng, giới học tự nhiên rất dễ dàng tiếp cận với các môn xã hội, ngược lại, giới học xã hội thường dốt đặc các môn tự nhiên. không mấy ngạc nhiên khi đám toán, lý có khiếu thẩm mỹ rất tốt và họ viết cũng rất hay, trong khi đám nhà văn, nhà thơ, họa sĩ thường có một niềm tự hào khó hiểu: dốt toán. tôi không biết đám văn thi họa muốn chứng tỏ điều gì khi khoe mình dốt toán).
feynman kể rằng, giáo sư triết của ông không giảng bài, mà ông ta cứ lẩm bẩm, rất khó nghe. feynman phải cố gắng căng tai nghe, nhưng càng chăm chú thì càng không hiểu giáo sư nói gì. trong khi đó thì bạn cùng lớp họ đều hiểu giáo sư nói gì. "họ hiểu vì họ không nghe", feynman viết.
có lần giáo sư yêu cầu biên tiểu luận về tác phẩm của mill [**], thay vì phải nói về tự do chính trị, feynman biên một tiểu luận về tự do trong giao tiếp xã hội, rằng sự vờ vĩnh thù tạc trong giao tiếp, quan hệ có làm "phá hủy đạo đức cốt lõi" hay không. bài luận chả liên can gì tới mill, thế nhưng kết cuộc nó vẫn được chấm điểm cao bởi vì nó quá hay hehe (feynman cười hehe chứ không phải tôi)
thông thường, sau mỗi lần nộp bài luận, giáo sư sẽ chọn một bài tiêu biểu để đọc trước lớp. hôm đó bài luận giáo sư chọn đọc dài lê thê, và feynman nghe "hoàn toàn không hiểu gì", nhưng tới khi giáo sư đọc câu cuối thì feynman nhận ra bài luận đó là của mình, chỉ bởi vì kết thúc tiểu luận ấy, feynman làm câu thơ. thơ như sau:
"tôi tự hỏi tại sao tôi tự hỏi tại sao
tôi tự hỏi tại sao tôi tự hỏi
tôi tự hỏi tôi tự hỏi
tôi tại sao tôi tại sao"
thơ của faynman ngang tầm thơ con cóc. mà thơ con cóc thì lẫn vào đâu được.
"người thông minh có thể không hài hước...". ta không thể nghi ngờ trí thông minh của một nhà vật lý đoạt nobel. hẳn nhiên feynman sở hữu khối óc thiên tài, nhưng tôi mê ông này không vì thiên tài, mà vì ông ta hài hước khủng khiếp.
tự nhiên mang chuyện feynman ra kể là vì có một số bạn đọc của tôi không hài lòng về tôi. chả là khi viết trên phây, tôi hay nhận mình là "bậc thầy", là "kẻ thông thái". vừa sáng nay thôi, có người inbox chỉ trích tôi về điều này. haizz. khổ thật. khổ vãi lồn ra í.
trong một lần giảng bài, feynman nói: "... trong bài giảng thứ ba tôi sẽ mô tả xã hội trông cậy vào tôi như thế nào...", rồi ông nói thêm "hẳn tôi có thể nói xã hội trông cậy vào các nhà khoa học như thế nào, nhưng tôi thích nói xã hội trông cậy vào tôi"
tôi không bắt chước feynman, và hiển nhiên feynman không bắt chước tôi. tôi nghĩ chúng tôi chỉ vô tình giống nhau, bởi chúng tôi đều là thiên tài.
***
vẩu luận.
cách đây khá lâu, sau một bài biên bàn về mõm vẩu, có bạn vào còm: "người vẩu vui tính thông minh, nhưng khổ". tôi trả lời bạn ấy rằng: "người khổ vui tính thông minh, nhưng vẩu"
thật ra thì chả có một căn cứ nào để kết luận về mối liên quan giữa thông minh/vẩu; vui tính/vẩu; khổ/vẩu.
nhưng nói một cách cảm tính, đã thông minh lại còn vui tính thì không thể khổ được. khổ theo mọi nghĩa. thông minh vui tính thì khó nghèo lắm. thông minh vui tính thì cũng khó mà "khổ tâm" được.
theo kinh nghiệm của riêng tôi, người vẩu thường nghiêm nghị, khó tính, và cũng thường thúi mùm. kinh nhắm!
nhìn tấm hình nên nghĩ chút về vẩu thôi, ko có í gì
---
[*] richard p. feynman, nobel vật lí. faynman viết nhiều nhưng sách dịch ra tiếng việt hình như mới có hai cuốn "feynman, chắc ông đang đùa" (surely you're joking, mr. feynman) và "ý nghĩa mọi sự" (the meaning of it all). những câu chuyện trong bài tôi kể từ hai cuốn này
[**] john s. mill, triết gia duy lợi, tác phẩm quan trọng (mà feynman đề cập): bàn về tự do
No comments:
Post a Comment