Search This Blog

Monday, May 25, 2020

Phật giáo - triết cổ ai cập - khắc kỉ

26/ đời là bể khổ? đời là bể sướng? không, chính xác đời là bể phốt!

Nói về điều đó

Người nhà phật hay rỉ tai nhau: đức phật dậy rằng đời là bể khổ

Theo alant watt, phải tới 500 năm sau khi đức phật viên tịch, những văn bản đầu tiên ghi chép lời dậy của ngài mới xuất hiện. nghĩa là những giáo huấn của đức phật tồn tại dưới dạng truyền miệng trong năm thế kỉ. điều này khiến cho việc "tam sao thất bổn" là không thể tránh khỏi (chưa nói tới việc xuyên tạc). nhưng cũng chẳng cần alant watt thì tôi vẫn ngờ rằng cái "quote" kia không phải từ mồm đức phật.

Triết lí phật giáo là hệ thống nhất nguyên luận nên nói đời là bể khổ cũng không khác nói đời là bể sướng.

Trước khi đức cồ đàm ra đời khoảng hơn 4000 năm, ở ai cập có một hệ phái tư tưởng rất gần với tinh thần triết lí phật giáo (và rất nhiều tư tưởng lớn tây phương): kybalion với linh hồn là "đại sư của những đại sư" hermes trismegistus (tương truyền rằng, người hy lạp xây dựng nên phẩm tính của thần hermes bằng nguyên mẫu đại sư hermes). Các môn đồ kybalion rút tỉa ra bẩy tiên đề cốt lõi. Nhìn vào bẩy tiên đề này, ta bắt gặp triết đông, triết tây, và phật giáo (vd tiên đề thứ tư: nguyên lí đối cực. "mọi thứ đều mang tính đối ngẫu, đều có đối cực, đối nghịch. nhưng đều là một thể […] mọi chân lí đều là một nửa chân lí, tất cả các nghịch lí đều có thể hóa giải" – "kì thư kibalion"). vd nóng và lạnh là đối cực, nhưng chúng có chung bản chất là nhiệt độ. ngắn và dài là đối cực nhưng chúng là một bởi chúng có chung cái nền khoảng cách (và v.v). vậy thì sướng hay khổ chỉ là đối cực của một hiện tượng có tên là cảm nhận.

(cũng trong tiên đề thứ tư này, ta còn bắt gặp triết tây. "mọi chân lí đều là một nửa chân lí" giống như karl jaspers nói "mọi chân lí đều rộng mở").

Tôi không đọc ba tạng kinh, tâm kinh, kim cang kinh... Tôi cũng không tìm hiểu triết lí đức phật thông qua các nhà nghiên cứu phương đông (trừ osho. cụ thể là 14 cuốn "the way of the Buddha"), tôi tìm hiểu phật thông qua các nhà nghiên cứu phương tây (như alan watt, carrithers…) bởi vì tôi thấy lối hành văn lối diễn giải của các vị học giả phương đông rất gần với lèm bèm. 

Không đọc kinh, không đọc các đại sư phương đông uy tín, nhưng tôi tin rằng mình biết cách tu (tu thân, sửa mình). ít nhất là không kém những người suốt ngày trích dẫn kinh kệ.

Tôi có thằng đệ người miền tây, thường thì nó nhậu whisky lâu năm với cá chình, cá mú, và hầu rượu nó là mấy con phò. Hôm qua nó kể "em vừa mua con cá ở hàng cơm, 10k, với hai xị đế ở tiệm tạp hóa, 20k, rồi mang về nhà trọ - nó có nhà riêng, nhưng thuê trọ để "dễ địt lang" (nguyên văn lời nó) – nhậu một mình. giờ tưng tưng thấy đời sướng quá!". câu chuyện của nó mang tinh thần stoicism, chính xác, là tinh thần Seneca. Dĩ nhiên, nó chưa từng nghiên cứu chủ nghĩa khắc kỉ, cũng chả biết senaca là ai. nó chỉ biết tôi, và học từ tôi.

Khổ, và thoát khổ (tam khổ hay bát khổ hay ngũ uẩn) thực ra chẳng mấy khó khăn, phức tạp hay cao siêu. Tôi vui với nhà cao cửa rộng và tôi không buồn khi ngủ nắp cống. tôi thích bên tôi là một người phụ nữ nhưng tôi không một chút muộn phiền khi sống đời cô độc. tôi an tâm với sự bất ổn định. thậm chí, khi bị cơn (ốm) đau thân xác (các kiểu) hành hạ, tôi còn sướng. sướng vì không rên la, không kể lể. tôi tự chăm sóc, và khi cơn đau đi qua (lẽ tất yếu) nỗi sướng vui vì những điều đó thật sự to lớn.

ánh sáng là hữu hạn còn bóng tối là vô hạn. thống trị vũ trụ là bóng tối chứ không phai là ánh sáng. Bởi vậy, nói đời là bể khổ thật sự rất vô duyên. vô duyên bởi nói ra một chân lí phẳng, một lẽ tất yếu.

Đời là bể khổ thì đời cũng là bể sướng. và sướng hay khổ đều sai. Đời là bể phốt. bể phốt là bể phốt thôi. nó chỉ thối um lên chứ chẳng sướng chẳng khổ.

----

hình: "ra vườn hoa, em chơi". acrylic on cavas

No comments:

Post a Comment

Phật giáo vs cúng sao

Nhiều người nói Phật giáo bây giờ biến tướng, cúng sao giải hạng mê tín dị đoan... Nhưng mất đi cái đó rồi, nhóm những con người có ít họ...