Trưởng Phòng Nhân Sự - PHẦN 2.
Xin chào !
Ở phần trước, rất nhiều người không thích : Cách nghĩ (như các bạn nói là Thiển Cận), hoặc tư duy kém- ko biết gì về nghề, hoặc lối hành văn chỉ trích đầy Ngạo mạn... vv và khuyên đừng viết nữa. Nhưng thôi, mình đã lỡ viết rồi thì viết cho nó xong, để dang dở là không ổn !
Quay lại chủ đề chính, TPNS 20tr-30tr/1th có DỄ không ?
Sau khi đọc kỹ các cm của mọi người, đặc biệt là các A/C đang làm trong nghề hoặc 1 vài chuyên gia thật sự trong nghề. Em xin khẳng định lại là : DỄ THẬT. Có điều không được Bền !
Theo quan điểm chủ quan của em, Level phổ biến (xin NHẤN MẠNH không phải tất cả) TPNS ở các công ty vừa và nhỏ hiện nay là :
- Làm 5 - 10 năm k/n trong nghề, nắm cơ bản kiến thức về C&B, Tuyển dụng,Đào Tạo, Có một vài kinh nghiệm về setup hệ thống, quy trình… là hoàn toàn có thể đạt đc mức lương từ 20- 30 tr rồi
Lý do các TPNS có mức thu nhập đấy vì :
- Công ty, Tập đoàn đang trên đà phát triển, bộ máy phình ra, công việc tăng lên,lại là nv lâu năm… vậy là tăng lương thôi. (Đây chỉ là tăng thời gian làm việc chứ không phải tăng hiệu suất làm việc)
- Kỹ năng trả lời phỏng vấn Tốt, CV đẹp...nên offer được mức thu nhập tốt.
và quan trọng nhất :
Rất nhiều Công ty,Doanh nghiệp vừa và nhỏ (như bên em) ở VN, dù năng lực công ty chỉ dừng ở mức Trung Bình Khá, nhưng bằng 1 cách nào đó (Do CEO giỏi, do đại dương xanh,thậm chí cả là may mắn...vv) vẫn hoạt động tốt, dù không cần dẫn đầu ngành , thậm chí còn chẳng vào Top 10,20....Mỗi tháng công ty vẫn lãi đôi trăm, thậm chí vài tỉ nên chẳng lý do gì không chi trả cho những QL cấp trung, những người đã gắn bó với mình từ đầu…. 20-30tr/1 tháng. Trong khi Chủ doanh nghiệp và NLĐ đều quên (hoặc né tránh) tự hỏi 1 điều :
Mức thu nhập này, liệu có phản ánh đúng năng lực thật sự của mình không ?
Đa số các Quản Lý cấp trung đều giãy nảy lên khi nghe câu hỏi đó :
- Tất nhiên là phản ánh đúng rồi, em làm việc vất vả, giá cả trên thị trường cũng vậy… nếu a không thích thì đi tuyển người khác thử xem.
Em đã thử và đúng thật, giá cả & chất lượng trên thị trường nó đúng là như vậy ! Đấy là cách mà 90% các công ty trên thị trường đang vận hành và trả lương, hình thành nên cái gọi là "Khung Giá" trên thị trường. Đa số các công ty bình thường, phổ biến trên thị trường hoạt động như vậy.
NHƯNG CÁC CÔNG TY HIỆU SUẤT CAO, THÌ KHÔNG NHÉ.
Xin đừng so sánh mức lương của A/C với của VIN, TGDĐ,Vietjet... vì lương của họ THẤP hơn của A/C khá nhiều lần đấy. Họ nhận lương Ngàn đô, nhưng kết quả CV đem lại gấp 2,3 thậm chí 5,7 lần nhân sự ở các công ty bình thường. Và để đạt lên trình độ đấy, phải trải qua hàng ngàn giờ làm việc,nhiều năm rèn luyện, hy sinh cuộc sống cá nhân... rất rất nhiều. Vậy là Cao hay Thấp so với những gì các TPNS ở các công ty vừa và nhỏ bỏ ra và thu về ?
Sự khác nhau về thu nhập là vì: 1 người vì muốn vươn lên Đỉnh Cao trong nghề của mình nên làm việc. 1 người PHẢI làm việc để kiếm sống. Chỉ vậy thôi mà kết quả khác nhau rất rất nhiều ...!
Tiếp theo,khi xảy ra biến động trên thị trường (VD dịch Covid…) hoặc tái cơ cấu. Không nói thì A/C cũng biết ai sẽ là người khăn gói ra đi rồi chứ ? Nếu mình không phải ra đi, lý do chưa hẳn đã do mình tài giỏi hay quan trọng đâu. Mà chủ yếu là do CEO bị tình cảm cá nhân chi phối, không nỡ cho nghỉ. Hoặc tệ hơn, họ muốn cho nghỉ nhưng chưa tìm được người thay thế phù hợp, nên mình vẫn còn tồn tại. Đấy là lý do em nghĩ Thu nhập tốt nhưng không được bền.
Nếu A/c tự tin mình có năng lực, cứ thử nộp đơn xin nghỉ xem sếp có giữ lại không? Công ty mất bao lâu tìm được người thay thế ?
Chưa mong mong thế giới khác đi vì có A/C, chỉ mong Công ty, phòng ban... sẽ thay đổi vì có A/C !
Nếu AC lỡ có (bị) nghỉ thật, thì nên chuyển sang công ty khác tương đương về quy mô & lĩnh vực kinh doanh của công ty cũ… (không cần em nói,90% mn chọn phương án này). Khi đấy nhiều thứ còn tương đồng, HY VỌNG mọi thứ sẽ tạm ổn.Nếu nhảy sang các lĩnh vực khác, đặc biệt là các công ty nhỏ, starup phát triển nhanh…thì 90% sẽ CHẾT (nếu A/c không chết thì cái starup đấy sớm muộn cũng sẽ CHẾT vì tuyển sai người).
Vì sao ?
Công ty nhỏ nó hoạt động buồn cười lắm AC ạ, văn hoá không rõ ràng (thậm chí không có), sếp thì đòi hỏi lắm, nhân viên thì đùn đẩy - ỷ lại, quy trình thì rối rắm, lằng nhằng... Nếu khá hơn, một vài Startup có CEO hiểu và trao quyền thì đỡ, nhưng đội ngũ nhân sự bên dưới vẫn là cả 1 vấn đề. Sức ì lớn,trình độ kém, quy trình không có, ngân sách hạn hẹp... nhưng lại yêu cầu kết quả cao, thậm chí còn trong thời gian ngắn ?
Anh chị sẽ làm được gì trong tình cảnh đó ? Những ai đã từng làm môi trường chuyên nghiệp ở các tập đoàn lớn, và khi xuống vận hành ở công ty nhỏ (dưới 100ng ), chắc chắn đều hiểu trải nghiệm thú vị này. Với những ai chưa từng làm, mới chỉ "Nghe nói" hoặc "Nghĩ đến"…. thì vẫn còn tin là : Tôi làm được,mọi khó khăn chỉ là thử thách, cứ để tôi lo.
Ok, không biết A/C có lo được không, chứ bọn em là LO lắm lắm !!!
Nhưng trước hết, phải vượt qua vòng phỏng vấn đã. Hãy hy vọng, gặp được người phỏng vấn non kinh nghiệm, hoặc các CEO chưa chú trọng đến vấn đề tuyển dụng (đặc biệt là tuyển nhân sự cấp cao), còn nếu gặp phải người có Kinh Nghiệm, thì mọi thứ sẽ khác. Phỏng vấn là một nghệ thuật, đã làm nghệ thuật là phải quan sát tỉ mỉ, cẩn thận,không được nóng vội,có đúng không ạ ?
Em tự thấy mình không phải người phỏng vấn Giỏi,(chỉ hoàn toàn dựa vào k/n và khả năng phân tích), vì vậy khi phỏng vấn, em đều cố gắng pv khá kỹ, càng tuyển kỹ - càng đỡ mệt về sau mà.
Tiêu chí quản lý TPNS (hay các QL cấp trung) của các startup nhỏ khác (như bên em) khá đơn giản, không đòi hỏi cao như các A/C nghĩ :
- Trả Lương : Dựa trên khung giá sẵn có của thị trường + hiện tại họ có thể làm được những gì.
Nhưng Nhận hay Không : Phụ thuộc vào đánh giá - họ SẼ LÀM ĐƯỢC GÌ trong tương lai ?
Mà tương lai, vốn dĩ đâu có dễ đoán ?
Tương lai, của các Anh chị TPNS 30-40t ở đây, chúng ta sẽ làm được gì ? Kết quả ra sao ?
Nhớ khi xưa mới ra trường, còn trẻ, ai cũng đầy hoài bão,ước mơ,không ngại khó-ngại khổ, tăng ca-thêm giờ triền miên liên tục… để leo dần lên vị trí TPNS như hiện tại. Rồi sau đó ?
Bao lâu rồi A/C không học thêm 1 kiến thức mới ? làm thử 1 quy trình mới hoàn toàn ? đọc thêm vài quyển sách mới ? Làm việc không ngừng nghỉ ?
Đa số việc mà 90% mà mọi người làm sau khi leo lên đc vị trí này là :
- Ngày làm 8 tiếng, tối về : Trông con, chơi vs ny, cafe, xem film,Fb….vv (ai mà chẳng có việc cần làm , rồi phải cân bằng cuộc sống….đúng không nào ?)
- Sếp giao việc gì thì làm nấy. Quy trình, hệ thống, tái cấu trúc… đó là việc CEO, còn mình cứ tròn bổn phận cho phòng ban mình, ko vấn đề gì là đc. (thật ra mọi thứ luôn có vấn đề, chỉ là A/C không-hoặc không muốn nhìn ra mà thôi)
Đọc tới đây, 90% ng đọc sẽ căm phẫn lắm, rõ ràng mấy việc kia là của thằng Sếp. Tôi có muốn thì vẫn phải còn phụ thuộc vào Cty, Sếp,đồng nghiệp….vv đâu phải thích là được..., thu nhập tôi có từng này đòi hỏi gì....bla bla. (thế mà khi phỏng vấn nhân viên cấp dưới, lại hỏi : Em biết thế nào là CHỦ ĐỘNG trong công việc không ??? Nghĩ cũng kỳ!)
Sau tất cả, A/C vẫn nghĩ mức lương TPNS 20-30tr mà mình nhận được là KHÓ ạ ???
Rất nhanh thôi, các bạn trẻ sẽ bắt kịp kiến thức - trình độ của A/C, thậm chí bằng số năm kinh nghiệm còn ít hơn. Nhưng chúng ta cũng đừng lo vì 90% các bạn ấy lại sẽ lại bị ì giống chúng ta bây giờ. Cũng chẳng vấn đề gì, vì 90% các công ty trên thị trường vẫn tồn tại, hoạt động rồi thay thế lẫn nhau như vậy mà. Phải chăng đó là quy luật đào thải của Thị trường, của Cuộc sống ?
Quay lại phỏng vấn, những starup nhỏ họ sẽ rất chú trọng vào : Tố chất - Phẩm chất…. để dự đoán tương lai của vị TPNS này, để xem nếu hợp tác cùng nhau sẽ có thể làm được những gì và tiến xa tới đâu ? Chứ không ai hỏi về các kiến thức cơ bản về : BHXH, Luật lao động...? Đơn giản vì đó là kiến thức chuyên nghành, họ cũng chẳng biết đủ sâu để mà hỏi, và thật ra các kiến thức đấy - có ai là không học được? chỉ cần chịu khó 1 chút + tích luỹ 5-10 năm k/n trong nghề, là đã đạt mức cơ bản - đủ dùng rồi có đúng không ạ ?
Nhưng TỐ CHẤT - PHẨM CHẤT thì không phải nói học là học được nhé. Bọn Startup điên rồ lắm, nên các câu hỏi phỏng vấn của nó cũng điên như vậy :
Về Chuyên môn, nó không hỏi kiến thức chuyên ngành mà lại đi hỏi :
- QLy đội nhóm, yếu tố gì quan trọng nhất ?
- Cách thức giao việc cho nhân viên như thế nào ?
- Các bước trong quy trình tuyển dụng ? yếu tố nào quan trọng nhất ? Tại sao ?
- Khi đào tạo, cần chú ý các yếu tố gì ? vì sao ?
- Nguyên lý pareto là gì ? A/c áp dụng thực tế như thế nào ? KQ ra sao ?
Hãy đảm bảo câu trả lời của A/C phải bao gồm cả 3 yếu tố: Dựa trên kinh nghiệm thực tiễn, kết hợp phương pháp luận (sách vở), và khả năng diễn đạt - dùng từ chuẩn,sâu sắc. Còn nếu chỉ là phản xạ nghĩ gì nói nấy, biết lý thuyết chứ chưa thực hành, hoặc thực hành nhưng chưa tới…. thì câu trả lời sẽ không đủ sâu đâu ạ.
Về Tố chất - Phẩm Chất, câu hỏi lại càng điên :
- A/C có thói quen nào tốt không ? Mấy giờ đi ngủ, sáng dậy mấy giờ ? Có bao nhiêu mối tình rồi ?..
- Có đam mê gì không ? Đam mê đó có đạt đc kết quả - thành tựu gì không ?
- Thích đọc sách hả ? Kể tên vài quyển sách A/C đã đọc? 1 năm đọc bao nhiêu quyền ? Quyển nào tâm đắc ? tác giả là ai ? Tóm tắt lại nội dung chính trong 2 phút xem ? Rút ra được k/n gì sau khi đọc ? Kết quả của việc rút k/n đấy là gì ?
Rồi các câu hỏi về IQ ,EQ, CQ...vv , thậm chí bonus thêm các câu trên trời dưới đất như: Vì sao miệng cống tròn, vì sao quả chuối cong, tại sao máy bay bay được, ….vv
Câu trả lời của anh chị, không những phải thuyết phục, hấp dẫn mà cách trình bày còn phải ngắn gọn, rõ ràng và thật DỄ HIỂU (Albert Einstein từng nói "Nếu bạn không thể giải thích điều gì đó cho một đứa trẻ 6 tuổi thì chính bạn cũng không hiểu điều đó ") - điểm này sẽ thể hiện kỹ năng đào tạo của A/c.
Bọn startup điên rồ đấy, sẽ tập trung lắng nghe TỪNG TỪ kết hợp quan sát cử chỉ chân tay - dáng ngồi, sự chuyển động của con ngươi (mắt), âm vực lên xuống…. để đưa vào não - xâu chuỗi, phân tích & xử lý.
Từ đó bọn nó sẽ phán đoán Anh Chị là mẫu người như thế nào (đúng hay sai thì tuỳ từng tình huống, tuỳ khả năng phân tích, kinh nghiệm...của người phỏng vấn). Đấy là k/n non nớt mà em hay làm, dù đúng dù sai thì em vẫn muốn tuyển TPNS làm tốt hơn mình ở lĩnh vực Tuyển Dụng-Phỏng vấn vô cùng Quan Trọng này.
Người giỏi là người khi vào sẽ chỉ cho chúng ta biết phải làm gì, chứ ko phải vào để chúng ta chỉ cho việc để làm. Đúng không ạ ?
Kết thúc phỏng vấn, bao nhiêu A/C TP ở đây sẽ phù hợp với kiểu phỏng vấn của những bọn statup trẻ con, điên rồ, ảo tưởng này ạ ? Bọn đấy rõ ràng chỉ phù hợp với những người điên, mà A/C thì rõ ràng là không điên rồi.
Dù sao thế giới chỉ thay đổi nhờ có những ý tưởng & con người điên rồ mà. Thanks !
No comments:
Post a Comment