Search This Blog

Wednesday, May 20, 2020

Văn hoá ppalli ppalli của người Hàn


**Ppalli Ppalli (빨리 빨리) – Tinh thần không thể thiếu của người Hàn Quốc.**

Ppalli ppalli ( nghĩa là "nhanh lên") là cụm từ tiếng Hàn đầu tiên mà cựu huấn luyện viên trưởng người Hà Lan của Đội tuyển bóng đá Hàn Quốc, Dick Advocaat, học được vào tháng 9-2005 khi ông đến Hàn Quốc để chuẩn bị cho kỳ World Cup do Liên đoàn Bóng Đá Thế giới (FIFA) tổ chức ở Đức vào năm 2006. Ông học cụm từ ppali ppali đầu tiên vì 2 lý do: đó là cụm từ được dùng thường xuyên nhất phản ánh tính cách người Hàn, và nó hoàn toàn phù hợp với 1 trận bóng. Thêm vào đó, khi Alan Casseks được chỉ định làm CEO của Dalsey, Hillblom & Lynn-Korea (DHL-Korea) của Đức, một công ty dịch vụ chuyển phát nhanh thư tín quốc tế, ông tuyên bố rằng tham vọng của ông là làm hài lòng những người Hàn Quốc nhanh nhẹn vốn đã quen với ppali ppali.

Lần đầu tôi (tác giả) quay về Hàn Quốc vào năm 2001, sau một thời gian dài sinh sống ở Mỹ từ năm 1965 (trừ một số dịp ghé thăm ngắn ngủi), tôi rất tò mò khi nhìn những người Hàn chạy lên thang cuốn ở hầu hết các ga tàu điện ngầm ở Seoul. Rõ ràng việc chạy lên thang cuốn rất không an toàn nhưng người Hàn vẫn làm như thế. Vì có nhiều người vội vàng như thế nên hầu hết các bậc thang cuốn đều có vạch trắng hoăc vàng ở giữa để phân cách làn cho người đứng và người chạy. Những người có tính vội vã di chuyển như vậy khi làm việc trong các tòa nhà có thang máy thì cũng thường xuyên nhấn nút "đóng" trong thang máy để đi lên thật nhanh.

Theo Paul Crane, con trai một nhà truyền giáo đã dành cả đời người cho công tác truyền giáo y tế ở Hàn Quốc, và là tác giả 1 cuốn sách bán chạy nhất về Hàn Quốc đã nói rằng:" Những lái xe thời nay ở Seoul có lẽ đang thực thi chiến thuật tương tự như các phi công Kamikaze của Nhật Bản và họ coi thường tất cả các luật lệ trên đường phố. Nếu có người lái xe mà đi chậm lại để đọc biển chỉ dẫn, nhiều xe phía sau sẽ sốt ruột bấm còi. Luật đường bộ không được xem trọng, các lái xe đổi làn mà không báo trước, bám quá sát xe phía trước, tăng tốc khi đáng ra phải đi chậm lại. Đối với nhiều lái xe Hàn Quốc đèn vàng nghĩa là "nhanh vượt qua ngay". Nếu xe đằng trước không tăng tốc ngay khi đèn chuyển xanh, lái xe phía sau sẽ đấm còi và hét:" Nhanh lên nào".

Còn ai đi bộ trên vỉa hè Seoul thì sẽ phải cẩn thận kẻo va phải những người Seoul đi như bay trên đường phố đô thị. 2 món phổ biển của người Hàn, bibimbap và gukbap đều là món ăn nhanh, Bibimbap là món trộn bao gồm cơm, phía trên là thịt, tương ớt và các loại rau theo mùa trộn gia vị và ăn trong một cái bát to. Gukbap là món cơm chan canh. Một nghiên cứu của chuyên gia nấu nướng Hàn Quốc Jang Eun-jae chỉ ra rằng: "Một người mất 14 phút để ăn xong cơm và canh riêng biệt, nhưng chỉ mất 11,5 phút khi ăn cơm chan canh." Ngày 12-12-2012, tờ Dong-A ilbo đăng két quả nghiên cứu của một nhóm thuộc trường Y Đại Học Korea. Nghiên cứu này được tiến hành từ năm 2007 đến 2009, và trong 8771 người Hàn tham gia, 52,4% người tham gia ăn bữa cơm dưới 10 phút, và đáng ngạc nhiên là 8% có thể ăn xong trong vòng dưới 5 phút. Nhìn chung, cứ 10 người tham gia điều tra thì có 1 người ăn xong trong vòng 15 phút. Dù là 5 hay 10 phút thì thời gian người Hàn ăn cơm là rất ít, trong khi ở Châu Âu thì dài hơn hẳn.

Hàn Quốc là nơi mà ai cũng có thể hoàn thành nhiều việc trong 1 lúc và xử lý công việc nhanh chóng. Micheal Breen có kể trải nghiệm của mình về tốc độ làm việc mau lẹ của người Hàn:

" Xe hỏng? không vấn đề. Một lần nọ, khi tôi đang trên đường cao tốc với gia đình mình thì chân gia bị hỏng. Một chiếc xe tải cứu hộ nhận ra chúng tôi khi đang đi tuần. Lái xe và bạn đồng hành nhanh chóng cẩu đầu xe lên và kéo dọc đường đi. Tất nhiên chúng tôi vẫn ngồi trong xe. Việc đi trên đường với tốc độ 75km/phút ( 50 dăm/ giờ ) trên bánh xe sau mà chỉ nhìn thấy đuôi xe tải có thể thú vị với 1 đứa trẻ chứ người lớn thì rất đáng sợ. Chúng tôi được kéo đến cửa hàng của họ trong một ngôi làng nhỏ. Một thanh niên được cử đến thị trấn gần đó để mua thiết bị còn chúng tôi được hướng dẫn đến nhà hàng trong làng. Sau khi ăn mỳ và kim chi, chiếc xe đã sửa xong, chúng tôi lại đi tiếp…"

1 số ví dụ điển hình của tinh thần Ppalli Ppalli trong việc phát triển đất nước.

1) Cao tốc GyeongBu: Công trình xây dựng đường cao tốc Seoul – Busan- tuyến đường chính cho giao thông du lịch và phân phối hàng hóa ở Hàn Quốc giữa thủ đô với cảng biển lớn nhất. Ý chí về việc xây dựng đường cao tốc nối giữa hai thành phố của Tổng thống Park Chung hee gần như đã thành một niềm tin. Dự án bắt đầu vào tháng 2 -1968 và liên tục được thúc đẩy để hoàn thành trước thời hạn. Thật bất ngờ, 416km đường – đường cao tốc dài nhất Hàn Quốc – với 305 cầu, 6 hầm, hoàn thành trong 2 năm rưỡi. Tốc độ hiệu suất này cũng xuất hiện ở các công trình xây dựng khác. Micheal Breen đã viết: " Tại các công trình xây dựng ở Trung Đông và Đông Nam Á, họ ( công nhân Hàn Quốc ) đã gây ấn tượng với các chính phủ vì làm việc không ngừng nghỉ và khả năng hoàn thành trước hạn.

2) Xưởng đóng tàu Ulsan: Mặc dù trước kia Hàn Quốc không hề có kinh nghiệm đóng tàu hiện đại, Chung Ju yung, nhà sáng lập Huyndai, đã cho xây dựng xưởng đóng tàu lớn nhất thế giới ở Ulsan. Con tàu đầu tiên được hoàn thành trong vòng 3 năm, thay vì 5 năm như dự kiến. Xướng đóng tàu Ulsan được Xưởng đóng tầu Scott Lithgow ở Scotland hỗ trợ kỹ thuật, 1 nhóm ngân hàng Anh hỗ trợ tài chính cho hoạt dộng mua bán linh kiện đóng tàu từ 5 nước Châu Âu. Một chủ đầu tư người Hy Lạp can đảm đặt hàng 2 chiếc "tàu chở dầu siêu lớn" đầu tiên gần như cùng lúc vào năm 1971. Kể từ đó, chỉ mất 30 năm, HQ thành 1 nước hàng đầu về đóng tàu, cả chất và lượng.

3) Công Ty Thép POSCO: Ngành sản xuất thép bắt đàu từ giữa thập niên 60 thế kỷ 20 ở 1 thị trấn đánh cá nhỏ ở PoHang, nơi mà sau này thành địa điểm của một trong những nhà máy sản xuất thép lớn nhất thế giới, công ty này ra đời vào 1968, dưới sự bảo trợ của chính phủ, thành 1 trong những nhà sản xuất thép với mức giá cạnh tranh tốt nhất trên thế giới, Về cơ bản, công ty này bắt đầu hoạt động dựa trên công nghệ Nhật Bản. Mặc dù hơn 500 kỹ sư và giám sát được đưa ra nước ngoài học tập trước đó, "khi công ty này đi vào hoạt động năm 1973, các kỹ sư địa phương đã đạt được mức sản xuất thép mong muốn trong vòng 8 ngày. *Một kỷ lục chưa từng có trong lịch sử công nghiệp*".

4) Trong cơn khủng khoảng kinh tế: Sau khi nguồn dự trữ ngoại hối cạn kiết dẫn đến khủng hoảng kinh tế, chính phủ Hàn Quốc đã vay 57 tỷ đô viện trợ tài chính từ IMF tháng 12- 1997. Người Hàn rất choáng váng, tuy nhiêm họ không lãng phí thời gian để phục hồi kinh tế. Để đáp lại, một chiến dịch thu gom vàng được tổ chức. Có 2,17 tỷ đô la ( 225 tấn vàng ) được quyên góp đầu năm 1998. Mọi người xếp hàng để ủng hộ hoặc bán vàng của mình sau khi các chuyên gia thông báo rằng có 20 tỷ đô đang nằm yên trong những ngôi nhà. Có khoảng 3 triệu rưỡi người hàn tham gia chiến dịch, nhờ thế đất nước đã phục hồi nhanh hơn ( ppali ppali ) hẳn so với các nước khác trong châu Á, với tốc độ tăng trưởng 10% năm 1999 và 9% năm 2000.

5) Sự phát triển thần kỳ: Sự phát triển kinh tế và công nghiệp hóa nhanh chóng ở Hàn Quốc vào cuối thế kỷ 20 được bắt đầu dưới thời tổng thống Park Chung Hee ( 1917-1979 ). Mục tiêu cơ bản của ông là xây dựng nền tảng kinh tế dựa trên công nghiệp hóa và tăng trưởng tự lập. Kế hoạch kinh tế 5 năm đầu tiên đưa ra mục tiêu đạt mức tăng trưởng hàng năm 7.1% từ năm 1962 đến 1966, nhưng mục tiêu này đã đạt VƯỢT MỨC vào đầu năm 1963. Các kế hoạch 5 năm tiếp theo đều có các phương hướng cụ thể, nhưng chính sách chủ chốt đằng sau đó đều là công nghiệp hóa và phát triển định hướng xuất khẩu. Đáng chú ý là tất cả các chỉ tiêu đều đạt được vượt mức. Sự tập trung cao độ giải quyết công việc nhanh lẹ ppali ppali đã đưa đất nước này đạt được các thành tựu ấn tượng chỉ trong thời gian ngắn.

6) Internet: Hiện nay, Hàn Quốc là quốc gia có tỉ lệ kết nối mạng cao nhất, với lượng băng thông trên đầu người lớn nhất trên thế giới. Hàn Quốc cũng đứng đầu trong số 192 quốc gia trong Điều tra về Chính phủ Điện tử Toàn cầu của Liên Hiệp Quốc năm 2010:" Có thể nói rằng ppalli ppalli vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt Hàn Quốc đi về phía trước trong thế kỷ 21 vội vã". ( H.Hwang ). Choi In-Hyuk giám đốc điều hành Tập đoán Tư vấn Boston (BCG) ở Hàn Quốc cũng có kết luận tương tự:" Sự mất kiên nhẫn của người hàn được hình thành từ 1 lịch sử phát triển dồn nén và có thể gói gọn trong cụm từ "ppalli ppalli" ( nhanh lên nhanh lên). Điều này có ảnh hưởng nhất định. Tốc độ tải dữ liệu internet ở Hàn nhanh hơn Mỹ 10 lần".

Dù được coi là 1 giá trị hay không, ppalli ppalli cũng là 1 hành vi phổ thông và được biểu hiện rõ trong mọi loại hoạt động người Hàn Quốc tham gia. Cũng có lúc phong cách sống này thể hiện nhược điểm, ví dụ như đạo đức làm việc. Lấy ví dụ 2 tai nạn điển hình thập niên 1990: câu cầy xây vội bắc qua sông Hàn bị sập và cửa hàng bách hóa Sampoong bị sập. Dù những sự kiện đáng tiếc kia xảy ra, chuyện làm việc nhanh chóng ở Hàn vẫn được coi là lý tưởng, họ cho rằng Hàn Quôc sễ không bao giờ bắt kịp với các nước láng giềng, ĐẶC BIỆT LÀ NHẬT BẢN ( 2 nước này ghét nhau 📷:v ). Nhờ ppalli ppalli, Hàn Quốc đã đạt được tốc độ phát triển kinh tế và công nghiệp hóa phi thường trong thời gian cực ngắn. Khi Nhật mất gần 100 năm để thành một trong những nhà sản xuất xe hơi thế giới, Hàn Quốc trở thành đối thủ cạnh tranh toàn cầu của Nhật trong 50 năm…

Trích từ cuốn Hàn Quốc, văn hóa và con người

No comments:

Post a Comment

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ Hội đồng quản trị, tiếng Anh là BOD (Board Of Directors). Còn Ban giám đốc hay Ban quản lý tiếng Anh là BOM (B...