Mình không đồng tình với quan điểm trong bài này lắm?
Hướng nội đâu đồng nghĩa với rụt rè, ít nói, kém giao tiếp, ghét tương tác xã hội đâu? Và ngược lại hướng ngoại cũng đâu đồng nghĩa với quảng giao, năng động, thích tiếp xúc với mọi người?
Bạn có thể là một người hướng ngoại trầm tính và ít nói, nhân tố quyết định là bạn cảm thấy tinh thần mình vui vẻ thoải mái, như được nạp năng lượng khi bạn ở cạnh những người khác; và cảm thấy kiệt quệ về mặt tinh thần nếu phải ở một mình.
Và bạn có thể là một người hướng nội năng động, giỏi giao tiếp, nhưng bạn sẽ thấy kiệt sức nếu phải duy trì tương tác xã hội trong khoảng thời gian dài, và chỉ cảm thấy thoải mái hơn khi có thời gian được ở một mình.
Trong mắt mọi người thì mình là một người cực kỳ hướng ngoại, mình được nhận xét là tự tin, năng động, cởi mở, giỏi giao tiếp; nhưng sự thật là việc có kỹ năng giao tiếp tốt không đồng nghĩa với việc mình tận hưởng việc liên tục nói chuyện với người khác, đặc biệt là khi đã kiệt sức về mặt tinh thần. Mình cũng cần tương tác xã hội, nhưng giới hạn trong một mức độ vừa phải thôi. Phần lớn thời gian mình cần và muốn được ở một mình, và mình thoải mái hơn với việc dành thời gian cho bản thân.
Đánh giá người khác là hướng nội hay hướng ngoại chỉ dựa trên kỹ năng giao tiếp và tính cách của người ta thì đương nhiên là sai và vớ vẩn rồi, vì ngoài chuyện tính cách của con người thường xuyên thay đổi ra thì đó đâu phải là điểm khác biệt cốt lõi giữa người hướng nội với người hướng ngoại.
Và đúng, nếu có người hướng nội/hướng ngoại hoàn toàn thì ng đó rất có thể sẽ gặp cực nhiều vấn đề tâm lý. Hướng nội hướng ngoại nó đâu có phải cực âm - cực dương hay đen - trắng, nó là cả một phổ (spectrum), một thang đo từ hướng nội nhiều - hướng ngoại ít đến ngược lại.
Nên bài này dù có ý đúng, nhưng gần như là mắc lỗi nguỵ biện vậy. Nó đâu có phản bác lại định nghĩa đúng về hướng nội - hướng ngoại, mà phản bác lại những hiểu biết đại chúng sai lầm về hai quan niệm này thôi.
No comments:
Post a Comment