Search This Blog

Thursday, June 4, 2020

Yêu nhân viên đúng cách.



Hàng ngày, việc gì sếp cũng tự làm hết, chỉ cho nhân viên làm những việc rất dễ, rất đơn giản vì sợ nhân viên nó học hết ngón nghề, rồi nó trưởng thành lên, mình lại phải ra đường. 

Sếp khác, không ngại ngần truyền hết kiến thức, kỹ năng cho nhân viên, chả lo lắng giữ gì làm của riêng. Nhưng vì chiều nhân viên nên sếp chỉ đào tạo về kiến thức và kỹ năng mà không bắt họ chịu trách nhiệm và áp lực. Có vấn đề gì xảy ra, mình sếp chịu trách nhiệm trước ban giám đốc rồi lại nghĩ cách cho anh em giải quyết hậu quả.

Sếp cứ nghĩ anh em đã trưởng thành mà không nghĩ hết, mảnh ghép họ còn thiếu để họ thực sự trưởng thành là Sống dưới áp lực và tự chịu trách nhiệm.

Sếp thứ nhất là tuýp ích kỷ, tay này không những chả giúp được gì cho đời mà lại còn làm thui chột thế hệ cấp dưới. Lỡ thành nhân viên của sếp này thì cố tỉnh táo, đừng thấy nhàn mà ham, nếu trong vòng 2-3 tháng mà thấy mình vẫn chả được giao việc gì và chả học được gì thì hãy trao đổi thẳng thắn với sếp tìm giải pháp hoặc là ra đi tự tìm đường cứu nước. Bản thân ông sếp này muốn ngon hơn thì cũng phải thay đổi. Những gì ta biết chỉ là hạt cát, những gì ta không biết lại là cả đại dương, không mở cái đầu ra thì sẽ mãi chỉ là chú ếch vô danh mà thôi.

Sếp thứ 2 tử tế quá và thế cũng ... chẳng tốt. Móc hết ruột gan dạy hết mọi thứ cho nhân viên, thế nhưng mỗi bản lĩnh thì lại không cho anh em trau dồi. Được cái nhân viên của sếp này sẽ đều có căn bản nên vẫn có khả năng tự thích nghi. Trường hợp này tốt nhất sếp nên ngay lập tức buông tay để nhân viên tự tập thở, tự bơi để tự lớn, tự khôn. Nhân viên mà mãi không thoát được khỏi sợ trách nhiệm, sợ áp lực thì cũng không nên được tiếp tục lựa chọn cho tổ chức.

Tử tế, chân thành với xung quanh sẽ là điều cơ bản để chúng ta có giá trị. Nhưng yêu thương mà không kèm kỷ luật, áp lực thì mãi chỉ có những viên đá cuội chứ chẳng thể nào có được ngọc quý.

Làm sếp ... đừng chăm chỉ quá, nên để anh em nhân viên làm, sếp cần tạo động lực và áp lực cho người ta phát triển. Đừng sợ họ học xong rồi họ bỏ đi, hãy sợ họ chả được học, chả biết gì mà vẫn ở lại.

Yêu nhân viên chưa đủ, phải cho nhân viên tự chủ mới là con đường dài.

No comments:

Post a Comment

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ Hội đồng quản trị, tiếng Anh là BOD (Board Of Directors). Còn Ban giám đốc hay Ban quản lý tiếng Anh là BOM (B...