CÓ QUY TRÌNH MÀ ANH ⁉️
Tôi hay có thói quen tổng hợp vấn đề theo những mẫu câu để dễ nhớ và dễ áp dụng cho các học viên của mình. Hãy cùng xem các doanh nghiệp mà tôi tư vấn và đào tạo gần đây nói gì về quy trình. Và nếu, chẳng may, bạn thấy mình trong hình ảnh của họ thì hãy bắt tay vào củng cố phần quy trình của chính mình nhé!
📘 Có nhưng không viết thành văn: Cái này phổ biến vì mọi người hay coi quy trình là cái có thì tốt nhưng mà áp dụng thì hơi cứng nhắc, thôi cứ nói để anh em cảm nhận, nếu thấy "hay" thì anh em sẽ tự giác làm, không phải ép. Và hiển nhiên cái lối tư duy "thiện lành" này là sai 100%!
📙 Có và được viết thành văn nhưng không áp dụng trong thực tế: Dường như trong trường hợp này quy trình là để cho nó "sang nhà" vì công ty mình loại lớn, cần có cái gì đó để anh em trong và ngoài thấy mình chuyên nghiệp. Có sự nể nang ấy thì mình làm việc cũng dễ dàng hơn mà anh em cũng nhiệt tình hơn vì họ thấy "vui"! Khỏi phải nói, đây là kiểu "trang trí đường riềm – icing on the cake" mà tôi đã từng cực lực phản đối trong nhiều bài viết. Quy trình nó là công cụ thực tế, chứ không phải là thứ quần áo để mặc cho đẹp!
📗 Có và được viết được áp dụng nhưng không có hướng dẫn thực hiện: Sếp muốn làm, anh em cũng "máu" nhưng khi áp dụng thì có khoảng chênh lệch giữa sự hiểu của sếp và anh em. Quản lý cấp trung đáng ra phải ra mặt trong trường hợp này, chủ động tham gia để cấp dưới hiểu và làm đúng ý của sếp cả vĩ mô và vi mô thì lại do nể nang mà không dám nói. Cái đó làm cho sếp sẽ giật mình nếu lúc nào đó nhớ ra và kiểm tra xem cái quy trình mình đã từng yêu cầu áp dụng cách đây hai tháng nó " đi đâu về đâu"?
📒 Có đủ những thứ ở trên nhưng không quy định về thời gian và tiến hành thì ai kiểm soát: Quy trình kiểu này là dạng có chất nhưng không có định lượng và do vậy khi áp với anh em thì mỗi người vẫn theo thói quen làm như cũ. Trong nhiều trường hợp thì họ thấy nó giống cái áo cùng một cỡ cho mọi kiểu người khác nhau. Dù cao lùn, béo gầy gì thì cũng chỉ có duy nhất một size và do vậy sẽ không áp dụng đại trà được vì người làm không thấy phù hợp với chính bản thân mình. Và khi làm nó chỉ gây vướng víu, kết cục tất yếu là sẽ dừng và không ai thấy nó "xuất đầu lộ diện" trong công việc hàng ngày nữa!
📕 Có đủ hết nhưng không áp phạt vào cơ chế lương: Có áp dụng đầy đủ tiêu chí đánh giá cho từng bước nhưng khi áp dụng xuống thì không kèm theo hình phạt nếu không làm nên nhân viên sẽ tự hiểu rằng mình làm thì tốt, sếp khuyến khích vậy! nhưng nếu mình không làm thi sếp cũng sẽ "thông cảm"! Người làm, người không làm, thì sau cùng cả đội sẽ thấy chúng ta bắt được "quẻ Tuỳ", thế nào cũng ổn! nên cuối cùng nếu may ra được áp dụng, thì quy trình cũng chỉ được duy trì trong một thời gian ngắn.
📔 Có đủ hết, có cả áp phạt nếu không làm vào cơ chế lương nhưng nhân viên không xúc động! 2/5 công ty tôi gặp gần đây nói về điều này! Và khi được hỏi thì họ quả thật không rõ tại sao lại vậy. Nhưng từ những gì mà tôi từng gặp thì tôi thấy có thể do mấy khả năng. Thứ nhất, đó là lương của nhân viên đã quá cao trong khi phạt không quá khắc nghiệt nên họ thấy vẫn ổn. Thứ hai, lương của nhân viên bị phạt nặng, giảm nhiều nhưng họ không sao cả, thì chỉ có thể là do họ sống bằng "lậu" không phải lương và thứ hai, họ có nguồn lực gia đình hỗ trợ, không hề hấn gì cả. Cả hai ca thì quản lý phải giải quyết vấn đề tận gốc nếu muốn quy trình được thi hành. Cái này phụ thuộc vào độ linh hoạt và quyền biến của sếp trực tiếp và cả sếp tổng!
🖊Đỗ Xuân Tùng - Công ty Tư vấn quản lý và đào tạo Nhân Việt
👉Đăng ký lớp Quản lý và Kỹ năng sales 2020:
Link: http://bit.ly/2ISWA1K hoặc
Hotline: 077.576.2194 - Ms. Thắm
#sales #salesmanagement #doxuantung #đỗxuântùng #kinhdoanh #nhânviệt #quảnlýsales #quanlysales #kynangsales #kỹnăngsales
Ảnh: Một ngôi đền được khắc ra từ một tảng đá duy nhất sau 16 năm được coi là kỳ công thế giới tại Ấn Độ. Nhưng nhà cháu trộm nghĩ k chuẩn bị từ đầu, quy trình k chuẩn hì khắc vào mắt! ;)
No comments:
Post a Comment