Search This Blog

Monday, October 5, 2020

VIỆT NAM VÀ NỀN TRIẾT HỌC VIỆT NAM

VIỆT NAM VÀ NỀN TRIẾT HỌC VIỆT NAM
"Không có cái gì lại quá ngớ ngẩn hoặc nhảm nhí đến mức nó không được một triết gia này hay khác xem xét" - Descartes [*]
Descartes đã mô tả chính xác việc tôi đang làm: viết "phản biện" lại bài "Việt nam và nền triết học đã chết" [**]. Đưa chữ "phản biện" vào ngoặc kép bởi vì bài viết đó ngớ nhẩn và nhảm nhí tới độ chẳng có gì đáng để phản biện. Nhưng có lẽ nó cũng cần - nói như Descartes - "xem xét" đôi chút (dù tôi không phải triết gia).
Nội dung của bài viết "Việt nam và nền triết học đã chết" là sự khẳng định triết học Việt Nam bằng việc phủ định triết học phương Tây. Và để khẳng định "triết học [phương tây] họ (tác giả bài viết) trích dẫn hai quotes của S. Hawking: "Triết học đã chết" và "Nhiệm vụ của triết học chỉ là trò phân tích ngôn từ".
Hawking nói "triết học đã chết" cũng giống như M. V. Llosa nói "văn chương đã chết" hoặc ai đó nói "thi ca đã chết", "hội họa đã chết"..., đó là cách người ta làm nũng làm nịu làm duyên làm dáng mà thôi. Chẳng có ai tin những thứ đó chết hay sẽ chết ngoài mấy thằng đã ngu còn nguy hiểm đã xấu còn thích làm duyên
Tương tự như Hawking nhưng trước rất lâu, L. Wittgenstein cũng viết câu tương tự (trong cuốn "Tractatus Logico-Philosophicus"), rằng "mọi vấn đề của triết học đều là những vấn đề ngôn ngữ". Nhưng chẳng có ai hồn nhiên tới độ nghĩ rằng Wittgenstein đang tỏ ra coi thường triết học. Trái lại, Wittgenstein coi trọng triết học bởi ông rất coi trọng ngôn ngữ, nên ông ấy viết "giới hạn thế giới của tôi là giới hạn ngôn ngữ của tôi" (cũng cuốn "Tractatus Logico-Philosopicus").
Ngôn ngữ không phải là phương tiện của tư duy mà nó là tư duy. Ta tư duy bằng ngôn ngữ và ngôn ngữ qui định tư duy của ta. Ngôn ngữ của ta nghèo nàn, thế giới của ta nghèo nàn. Thế giới ta phong phú, ngôn ngữ ta phong phú. Nếu hiểu câu của Hawking và Wittgenstein như là một sự coi thường ngôn ngữ (triết học CHỈ là trò ngôn ngữ) thì ta phải hiểu cả Hawking lẫn Wittgenstein coi thường tư duy, nghĩa là họ coi thường chính bản thân họ và công việc của họ.
Sau khi trích dẫn Hawking, họ dẫn tiếp Voltaire [***] và ba ông lớn của triết học hiện sinh (f. nietzsche, k. aspers, m. heidegger) để khẳng định rằng triết học cổ điển phương Tây (nguyên văn) "là một lĩnh vực chuyên môn hẹp không ãnh hưởng gì nhiều tới đời sống". Bỏ qua việc họ mắc một lỗi cơ bản khi trích dẫn (không ghi trích từ đâu [tác phẩm nào, trang bao nhiêu, từ bản tiếng gì, anh, đức, hay việt...v.v]. Không có người nghiên cứu nghiêm túc nào trích dẫn như vậy. Khơi khơi trích dẫn, không nguồn, đều được coi là vô giá trị, thậm chí ngụy tạo văn bản - Chưa kể độ sai lạc do trích dẫn từ văn bản tiếng Anh/Đức dịch qua tiếng Việt) thì khẳng định triết học "là lĩnh vực chuyên môn hẹp không ảnh gì nhiều tới đời sống" là hết sức bậy bạ.
Triết học cổ đại ôm tất tật vào lòng nó mọi vấn đề của đời sống (từ tự nhiên tới xã hội tới tâm linh. Triết học công giáo gắn liền với tên tuổi hai cặp: thánh Augustino/triết gia Plato; thánh Thomas D'Aquin/triết gia Aristotle), vì vậy các triết gia cổ đại/cổ điển thường kiêm luôn vai trò nhà toán học, vật lý học, hóa học, sinh học, thần học...v.v. Xã hội hiện đại là xã hội chuyên môn hóa nên các ngành toán học, vật lý, hóa học, sinh học, thần học trở thành những chuyên ngành riêng, dẫu vậy thì triết học vẫn rất thiết thực liên quan tới đời sống/văn hóa. Triết học đạo đức, triết học luật pháp, triết học chính trị, mỹ học... phải chăng là những nội dung "không ảnh hưởng gì tới đời sống"?
Họ còn cho rằng triết học phương Tây nặng phân tích nên nó là thứ tư tưởng nhị nguyên (trích nguyên văn: "Do tập quán tư duy phân tích nên châu Âu hình thành quan niệm nhị nguyên, chia thế giới thành hai mặt đối lập: sáng-tối; tốt-xấu; thiện-ác…Từ đó nảy sinh những trường phái triết học tuyệt đối hóa mặt này của sự vật. Trường phái khác tuyệt đối hóa mặt kia và trường phái thứ ba dung hòa hai mặt. Cứ như thế, triết học ngày càng duy lý, duy niệm, ngày càng xa rời cuộc sống, trở nên kinh viện khô cứng mất sức sống, dẫn đến cái chết không tránh khỏi. Đó là sự thật mà phải sau 2500 năm con người mới nhận ra"). Tư duy phân tích không hề mâu thuẫn với tinh thần nhất nguyên, người khổng lồ, gương mặt tiêu biểu của nền triết học cổ điển Đức: Hegel, là một nhà nhất nguyên luận. Tại sao gọi Hegel là nhà nhất nguyên luận thì phải đọc Hegel. Ở đây tạm sơ lược: Hegel xem mọi mặt của đời sống (từ thiên nhiên tới con người [con người là bộ phận cấu thành của thiên nhiên nói chung]) là kết quả vận động của "tinh thần tuyệt đối". Tất cả chỉ là một, toàn bộ tự nhiên đang diễn ra là tinh thần tuyệt đối đang thể hiện nó. Và vì vậy người ta gọi Hegel là nhà duy tâm khách quan nhất nguyên.
Họ cho rằng triết học được sinh ra từ minh triết mà ngay bản thân khái niệm thuật ngữ ông chưa nắm vững (trích nguyên văn: "Ngày nay thành thói quen, như phản ứng từ vô thức, ai cũng nói như vẹt rằng "triết học là yêu mến minh triết (philosophia)"). Không ai "nói như vẹt" rằng "triết học là yêu mến sự minh triết" ngoài ông mãnh viết bài. Chỉ cần quan tâm một chút tới triết học người ta sẽ biết "triết học" (philosophy - từ có gốc Hy Lạp) là "yêu mến sự thông thái/hiểu biết". Chữ "minh triết" ở đâu tự nhiên nhẩy bổ vào (và hoàn toàn không được định nghĩa) để rồi họ lập luận tào lao (trích nguyên văn: Thông thường, cần định nghĩa điều chưa biết, người ta dùng những quan niệm và thuật ngữ đã biết nhưng gần gũi với nó để biểu thị. Nhưng trường hợp này không vậy. Đi tìm định nghĩa của điều chưa biết là triết học, người ta lại gắn kết nó với một điều chưa biết khác, mù mờ hơn, là minh triết. Triết học là yêu mến minh triết trong khi hoàn toàn chưa biết minh triết là gì thì đó là một việc làm vô nghĩa). Triết học thì ai cũng biết tỏng là gì (như vừa viết, philosophy tiếng Anh có gốc từ tiếng Hy Lạp, là "yêu sự hiểu biết/thông thái"), chỉ có "minh triết" là ấm ớ mù mờ, nhưng tiện thì nói cho ông mãnh nghe luôn: triết học theo quan  niệm hiện đại, là một ngành học, trong khi minh triết là một trạng thái trí tuệ (như ngu đần, khôn ngoan… v.v). Hai khái niệm hoàn toàn không cùng loại mà cứ ấn nó vào nhau được kể cũng giỏi.
Nhìn chung, bài viết, như đã nói, là bài viết hết sức tào lao nhảm nhí, mắc hàng loạt lỗi dụng ngôn, lỗi lập luận, vd họ cho rằng cách sống du mục (phương Tây) làm nên văn minh, nông dân (phương đông) mới làm nên văn hóa. Tôi cho rằng ông này chưa hiểu cả hai khái niệm "văn hóa" lẫn "văn minh" (hẳn họ quan niệm "văn minh" là khoa học, kĩ nghệ, công nghệ, không có bề sâu tâm linh như văn hóa "minh triết phương đông").
Nói về triết gia Trần Đức Thảo, họ viết thế này (trích): "Tự hào về triết gia Trần Đức Thảo ư? Là một người có thiên năng, sang trời Tây, theo phong trào, Trần Đức Thảo bị cuốn vào dòng triết học Marxist và dành cả cuộc đời để vá víu cái chủ thuyết phi nhân xa lạ". Tôi xin cá một trăm ăn một, rằng họ chưa đọc một chữ nào của Trần Đức Thảo bởi vì Trần Đức Thảo là nhà hiện tượng học, ông Thảo vái Edmund Husserl chứ không thờ Marx. Ông Thảo nghiên cứu Marx cũng tựa như J. P. Sartre say mê chủ nghĩa Marx dù Sartre là triết gia hiện sinh.
Cuối cùng, để khẳng định Việt Nam có một nền triết học, họ viết (trích): "Việt Nam có triết học không? Có, không chỉ có mà là thứ triết học tuyệt vời. Khi thoát khỏi sự cầm tù của quan niệm triết học phương Tây, sẽ thấy Kinh Dịch là sản phẩm triết học vĩ đại. Thích, Lão, Khổng, Mạnh… là những triết gia lớn". Ơ hay chửa, khẳng định Việt Nam có "triết học tuyệt vời" sao lại lôi mấy thằng Tầu ra dẫn chứng? Thế này thì không chỉ là tào lao, mà là tâm thần mẹ nó rồi.
Để nói cho hết sự nhảm nhí của bài "Việt nam và nền triết học đã chết" thì e quá dài, thôi thì vài gạch đầu dòng "xem xét" như trên cũng đã quá đủ và quá kiên nhẫn rồi. Xin dừng ở đây nhưng muốn nói thêm rằng: Việt Nam không có triết học, chẳng sao! Không có triết gia, càng tốt. Thảm họa chỉ xảy ra khi Việt Nam tự dưng sinh ra lắm thằng tâm thần như tác giả bài viết nọ.
----
Note:
[*] Từ cuốn "Suy tư về triết học đầu tiên" (Meditations on First Philosophy) của R. Descartes. Quote này được K. Popper dùng làm đề từ trong một tiểu luận rất nổi tiếng
[**] Link bài: https://www.bbc.com/vietnamese/forum-54339199...
[**] tôi chưa đọc hết trước tác của Voltaire, nhưng tôi đoan chắc Voltaire không viết như họ trích. Là ai đó nhét vào mồm Voltaire, hoặc ít nhất là dịch xuyên tạc
---
"chiết học đéo chết". oil + acrylic trên vải. 80 x 80cm

No comments:

Post a Comment

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ Hội đồng quản trị, tiếng Anh là BOD (Board Of Directors). Còn Ban giám đốc hay Ban quản lý tiếng Anh là BOM (B...