Search This Blog

Monday, November 23, 2020

Nhân lực Việt Nam về CNTT cần gì?

Nhân lực Việt Nam về CNTT cần gì?
   Chỉ tiêu 1 triệu nhân lực CNTT cộng với mất cân bằng về cấu trúc dịch vụ CNTT đang tạo ra rác thải về nhân lực. Lỗi này bao gồm cả ở khâu đào tạo tại các cơ sở đào tạo và cũng tại các đơn vị sản xuất. Tôi đã nói điều này không chỉ một lần. Chúng ta sẽ thấy được điều này trong vòng 10 năm.
   Rác thải nhân lực, không những là một gánh nặng cho xã hội khi một số dịch vụ, sản phẩm không còn là yêu cầu của xã hội (giống như lắp ráp điện tử bằng tay sau khi công nghệ SMT ra đời). CNTT đặc biệt là công nghệ phần mềm, rất giống công nghiệp thủ công. Rất nhiều code được viết đi viết lại nhiều lần, sớm muộn cũng sẽ phải chuẩn hóa, để sản xuất hàng loạt, theo tiêu chuẩn như phần cứng.
   Công nghiệp thép, đường, đường sắt ngày xưa hùng mạnh như thế tưởng nhu cầu không giới hạn, không có ngày tàn lụi, rồi cũng đã đi vào quá khứ. CNTT, chắc chắn sẽ ngày càng chuyên môn hóa và nhập vào các ngành ứng dụng cụ thể. Không ai code giỏi về các ứng dụng y tế hơn các bác sĩ, không ai làm phần mềm kế toán giỏi hơn các kế toán. Khi lập trình còn là thủ công và đang xây dựng các module nghiệp vụ tiêu chuẩn, người ta còn cần tới các lập trình viên biết ít hoặc không biết về nghiệp vụ. Mọi ngành công nghiệp sớm muộn đều trải qua quá trình gọi là deengineering, để đóng góp cho xã hội hiệu quả nhất, nhưng cách làm truyền thống sẽ suy thoái. Cái gọi là platform, CNTT thuần túy, hạ tầng,... sẽ đến lúc trở về vị trí của nó. Sẽ có đào thải đối với những nhân lực chỉ biết cắm đầu làm như máy, chỉ biết một công đoạn chuyển tải flow thành mã.
   Các kỹ sư có tối thiểu 3 năng lực sau đây sẽ có khả năng chuyển đổi và nếu liên tục trau dồi sẽ trở thành tài sản quý và bền vững: Thứ nhất là năng lực về khoa học máy tính, chủ yếu là kiến trúc máy tính, giải thuật và cấu trúc dữ liệu. Thứ hai là kiến thức rộng về công nghệ (technologies), các công nghệ khác nhau. Thứ ba là thiết kế (engineering).
    Hiện nay về computer science, ở VN đào tạo khá nhất. Đáng điểm 4/10, điểm yếu nhất là không tạo được một skill set hoàn chỉnh, không thấy tính hệ thống và kết nối tổng thể. Do đó, kỹ sư không biết tự trau dồi thường xuyên, gặp bài toán thực tế thì không biết huy động các kiến thức đã học. Có lần tôi phỏng vấn các sinh viên hệ tài năng về tìm kiếm nhị phân đều chịu và đều mang máng là đã học. Điểm yếu đặc biệt chết người nữa là hiểu biết kiến trúc máy tính quá sơ sài, kiến thức nhồi sọ và chết. Các thầy cũng cho phần cứng, phần mềm, mạng, hệ thống là những kiến thức biệt lập.  Do đó không có các kỹ sư hiểu cách quản lý tài nguyên, phân biệt stack với heap, ý nghĩa của địa chỉ, không gian tên biến, lý do để có các loại biến như private, protected, friend. Như vậy thì không thể có các phần mềm được tune để tối ưu, không xộc xệch (robust).
     Về technologies, do kiến thức chung về CNTT kém, nên đào tạo về technologies sai hướng, biến thành học về một vài sản phẩm cụ thể. Điều đó biến kỹ sư thành người không cởi mở về công nghệ, làm theo lối mòn. Đánh giá đào tạo này ở Việt Nam đáng 3/10. Đặc biệt phải gấp rút đào tạo lại các thầy. Thầy am hiểu công nghệ sẽ làm môn học sống động, truyền cho sinh viên lòng ham mê tự tìm hiểu.  Đào tạo về công nghệ không khó. Khó là đánh đổ 2 quan niệm của các thầy: 1. Công nghệ là thứ yếu, là việc của doanh nghiệp (các thầy đang nhầm công nghệ với sản phẩm cụ thể) 2. Công nghệ là biệt lập (không có sản phẩm nào lại có thể xây dựng, thiết kế, phát triển nhờ một công nghệ duy nhất).
      Mặt thứ 3, khá mâu thuẫn, có vẻ như các em đều có thể thiết kế được tý ty, cho những bài tập đơn giản ở các đợt phỏng vấn. Tuy nhiên có mấy nhược điểm sau. 1. Rất ít kỹ sư có năng lực phân tích nghiệp vụ để đưa ra các thiết kế đẹp, hợp lý trước khi code. Dường như kỹ năng thiết kế (giá trị hàng đầu và duy nhất của kỹ sư) không thể tăng lên được, do mất cơ bản hoặc đào tạo không có phương pháp luận. 2. Thiết kế không sử dụng được trong khi code, do quá sơ sài và máy móc. 3. Các thầy chưa đến trình độ thấy được thiết kế là một nghệ thuật quan trọng, kết nối giải thuật, dữ liệu, phần mềm, phần cứng với các công nghệ. Đào tạo hiện nay về thiết kế đáng 1.5/10.

No comments:

Post a Comment

CON NGƯỜI và TINH THẦN

CON NGƯỜI và TINH THẦN 1 –  " Nếu có một gã trọc phú hàng to súng lớn, có thể mua biệt thự alibaba cho em ở, xe lếch xù cho em đi, nạp ...