Search This Blog

Monday, November 23, 2020

5 ĐIỀU RÚT NGẮN KHOẢNG CÁCH GIỮA CHIẾN LƯỢC VÀ THỰC THI

5 ĐIỀU RÚT NGẮN KHOẢNG CÁCH GIỮA CHIẾN LƯỢC VÀ THỰC THI
Khảo sát các nhà lãnh đạo, 2/3 trong số họ không nghĩ tổ chức của mình có năng lực phù hợp để thực thi chiến lược đã vạch ra. Hơn một nửa cho rằng, chiến lược của họ đã không thể thành công (PwC & Strategy). Rút ngắn khoảng cách giữa chiến lược và thực thi luôn là "nỗi đau" của nhiều lãnh đạo. Các công ty đã thực hiện xuất sắc cả chiến lược và thực thi, họ đã làm gì? 5 điều các chuyên gia Strategy & PwC đã tìm ra sau khi nghiên cứu các công ty làm tốt nhất:
Thứ nhất, cam kết sâu sắc với năng lực sở trường:
Họ không bị bẫy vào guồng quay tăng trưởng. Không chạy theo các cơ hội thị trường nơi mà họ không có khả năng chiến thắng.
Không giống các công ty khác, họ hiểu rất rõ về việc gì họ làm tốt nhất; từ đó, phát triển các giá trị bền vững và xây dựng năng lực riêng có bản sắc riêng, những năng lực có thể tồn tại trong dài hạn.
IKEA là một ví dụ, họ chỉ tập trung nghiên cứu con người sống và sinh hoạt ở nhà như thế nào, và bám sát các sáng tạo với mô hình tự lấy hàng, tự mang hàng và tự lắp đặt.
Tôi cũng liên tục nhất mạnh điều này khi hướng dẫn làm chiến lược CX.
Thứ hai, họ truyền tải được toàn bộ các nội dung chiến lược vào hoạt động hàng ngày
Nhiều nhà quản lý cho rằng, các công ty nên theo những bài học trong ngành của họ để đi đến thành công.
Các công ty xuất sắc không làm như vậy, họ thiết kế và xây dựng năng lực riêng của họ độc lập với các công ty khác và nâng cao năng lực này theo cách riêng.
Khung chiến lược trải nghiệm khách hàng cũng giúp bạn truyền tải chiến lược vào vận hành. Giúp bạn tập trung vào khách hàng, năng lực lõi của mình và giữ tư duy độc lập để trở nên khác biệt với thị trường.
Thứ ba, đòn bẩy của văn hóa doanh nghiệp:
Một trong những điều mà các công ty hay làm, có công ty hay tập đoàn cứ vài năm làm một lần, đó tái cấu trúc doanh nghiệp, nhằm thay đổi tổ chức phù hợp với tình hình mới, nhằm giải quyết các vấn đề thực thi chiến lược đưa ra, và văn hóa được xem như một gánh nặng vì nó đòi hỏi sự thay đổi.
Nhưng các công xuất sắc lại không làm điều này; họ không đánh giá cao, không đi theo sự đột phá về mặt tổ chức công ty như thế nào.
Thay vì thay đổi tổ chức, họ lợi dụng sức mạnh của những yếu tố văn hóa tích cực. Dùng văn hóa chứ không phải cơ cấu để thực hiện sự thay đổi. Bạn có thể đưa ra ví dụ về loại công ty này.
Thứ tư, cắt giảm chi phí nhưng để tăng trưởng mạnh hơn:
Có vẻ như có sự nhầm lẫn nào chăng? Giảm chi phí để tăng trưởng?
Theo cách truyền thống, các công ty có thể cố gắng giảm chi phí bằng việc cắt giảm giảm ở mọi bộ phận, mọi khoản chi.
Các công ty xuất sắc, không cắt như vậy, họ tổ chức lại nguồn lực một cách chiến lược, tăng mạnh nguồn lực cho một vài năng lực trọng yếu và cắt giảm tất các những thứ còn lại.
Như cá nhân bạn tập trung làm điều quan trọng, hiệu quả hơn mà vẫn nhàn hơn.
Ví dụ được đưa ra là Lego, họ lỗ hàng triệu đô la năm 2004, nhưng trở thành công ty đồ chơi lớn nhất thế giới năm 2015. Họ đã cắt giảm nhiều mảng không phải để giảm tăng trưởng… họ đã cắt giảm để tăng đầu tư vào thứ thực sự tạo nên một Lego đặc biệt.
Đây cũng là tư duy chiến lược thôi. Không có gì lạ. Bạn phải chọn gì và không chọn gì. Tập trung nguồn lực vào chỗ hiệu quả nhất.
Thứ năm, kiến tạo tương lai:
Trở nên linh hoạt với môi trường là lời khuyên đắt giá nhiều người đưa ra.
Nhưng các công ty này lại không cố gắng linh động theo cách giản đơn như vậy. Họ không phản hồi nhanh với sự thay đổi bên ngoài. Họ kiến thiết tương lai bằng cách tạo ra sự thay đổi họ muốn thấy.
Ví dụ đưa ra là Starbucks, một case cổ điển đã tạo ra một "nơi thứ ba" cho khách hàng của họ với không gian cà phê và cộng đồng.
Thiết kế trải nghiệm ngoài sửa các lỗ hổng cũng nhìn về tương lai để có thể kiến tạo tương lai.
Các công ty có hiệu suất cao được tạo ra từ quyết định quan trọng, đó là quyết định tin những điều mà phần lớn thị trường không đủ can đảm và sáng suốt để tin. Cam kết thực hiện các ưu tiên để xuyên thủng các rào cản của nhận thức bầy đàn hay xu hướng nhất thời.
Good morning everyone!

No comments:

Post a Comment

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ Hội đồng quản trị, tiếng Anh là BOD (Board Of Directors). Còn Ban giám đốc hay Ban quản lý tiếng Anh là BOM (B...