Search This Blog

Tuesday, November 24, 2020

ĐỪNG BAO GIỜ KHỞI NGHIỆP NẾU VẪN CÒN:

ĐỪNG BAO GIỜ KHỞI NGHIỆP NẾU VẪN CÒN:
1. Là người không quyết đoán:
Nếu là nhân viên lèng xèng thì thiếu quyết đoán một chút cũng được, đã có sếp hoặc những người sẽ làm sếp quyết đoán thay bạn. Tuy nhiên khi đã ra riêng, phải là người liên tục ra quyết định sống còn cho doanh nghiệp mà bạn vẫn còn cái tật thiếu quyết đoán, do dự, nghe người này một tí, người kia một tí thì xong cmnr. Trước khi làm hãy nghĩ thật kỹ, nhưng đã quyết định thì phải dứt khoát làm cho tới nơi tới chốn, đừng nửa vời.
2. Là người quá cố chấp:
Trái ngược với thiếu quyết đoán là cố chấp đến mức cực đoan. Những lời cổ vũ "Đừng bỏ cuộc" một cách thiếu trách nhiệm ngay cả khi bạn đang đi sai đường tưởng là lời động viên nhưng thực chất là liều thuốc độc giết chết những chủ doanh nghiệp cố chấp, chỉ thích nghe lời khen ngợi. Bám sát mục tiêu khác với cố chấp. Kiên định với mục tiêu nhưng phải mềm dẻo và linh hoạt thay đổi chiến lược, kế hoạch, phương pháp, công cụ,....nếu thị trường thay đổi. Vô môi trường đa cấp, nói chuyện với mấy thím làm mấy năm vẫn ko có gì trong tay nhưng không chịu đổi cách làm sẽ nhìn thấy rõ "Cố chấp" là thế nào.
3. Là người hay trì hoãn:
Nếu từng đầu cơ cổ phiếu, bđs,...để kiếm lời, bạn sẽ thấy ngay tầm quan trọng của 1 phút ra quyết định đúng lúc. Nếu là vận động viên bạn sẽ thấy ngay tầm quan trọng của 1/100 giây. Làm chủ doanh nghiệp có vẻ khó thấy hơn nên nhiều người vẫn có tật trì hoãn, thay vì phải làm ngay lập tức những việc cần phải làm để không phải trả giá sau đó.
Bạn trì hoãn ký hợp đồng Team Building 1 ngày dù đã chốt ngày tổ chức, qua hôm sau khách sạn bị book mất tiêu thế là phải cho nhân viên ở khách sạn cùng giá nhưng chất lượng thấp hơn khiến sấp nhỏ tuột cảm xúc hoặc phải trả giá cao hơn. Chần chừ 1 ngày khiến bạn mất ngay 1 đống tiền hoặc nhận lấy kết quả thấp hơn.
*** Ví dụ vậy cho dễ thấy thôi chứ không chửi khách hàng nào nhé.
4. Là người vẫn còn có tư duy "Làm việc có lương"
Đã làm chủ thì bạn phải chấp nhận là người hưởng lương cuối cùng sau khi đã chi trả hết mọi thứ. Lời thì vui, lỗ thì cắn răng mà chịu. Nếu vẫn còn tư tưởng nhận lương hàng tháng, bạn gần như không thể làm kinh doanh vì chịu không nổi áp lực thiếu thốn tài chính. Tất nhiên khi chịu không nổi thì hàng loạt chuyện khác sẽ xảy ra sau đó. Làm chủ không phải bức tranh màu hồng, hãy có nguồn tài chính đủ lớn để dự phòng đã.
5. Là người không chịu học hỏi:
Trong một thế giới ngày càng cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp nào sở hữu đội ngũ gắn kết và có năng lực sẽ tạo ra lợi thế vượt trội. Đội ngũ có năng lực nếu chịu học hỏi không ngừng, và để sấp nhỏ học thì bạn phải là người chịu học trước để làm gương. Làm đách gì có chuyện đội ngũ chịu học nếu sếp cứ hô hào suông, còn bản thân sếp không bao giờ chịu đọc 1 cuốn sách cho ra hồn và luôn vỗ ngực cho rằng mình rất ngon. Chưa kể việc bọn giỏi ko bao giờ muốn đi theo sếp dốt. Nghĩa là không chịu học thì chỉ có bọn dốt làm việc với bạn mà thôi, một đám dốt đi với nhau thì sml hết.
6. Là người có chỉ số EQ quá thấp.
EQ thấp dẫn đến hàng loạt hành xử không ra gì khiến bạn trở thành cái gai trong mắt của người khác. Mất đi sự hợp tác của người khác, từ khách hàng cho đến đối tác và nhân viên thì còn làm ăn cái gì nữa. Nếu có mặt trong các group HR, bạn sẽ thấy rất nhiều CEO bị bóc phốt vì cái tật "Hở chút là tìm cách trừng phạt người lao động, bóp nghẹt nhân viên để thu lợi cho bản thân; còn chính sách phúc lợi thì như quần què". Đối xử vậy với người ta mà đòi người ta cống hiến cho mình, vớ va vớ vỉn.
7. Là người chỉ thấy cái lợi trước mắt và quá tính toán.
Làm chủ là câu chuyện phải đầu tư trước, phải cho giá trị trước mới nói đến chuyện thu tiền về. Tuy nhiên có rất nhiều người thấy lợi là đâm đầu vô ngay nên bị lừa hết cả vốn liếng; hoặc kinh doanh kiểu ăn xổi ở thì nên sụp đổ sau đó. Số khác thì tính toán quá chi li, cái gì cũng muốn miễn phí, tiền ít nhưng thích hít hàng thơm nên đánh mất cơ hội, mất người tài, mất đối tác tốt. Thứ có giá 1000 usd nhưng giúp bạn sinh lợi sau đó vẫn rẻ hơn đồ miễn phí hoặc có giá 10 usd mà không mang lại cái gì. Đã làm chủ phải nhìn "Giá trị" để đầu tư chứ không phải đi so đo "Từng đồng một"
8. Là người hay thoái thác trách nhiệm.
Đây không phải là việc của Tôi, đây không phải là lỗi của Tôi, công việc này do anh này chị kia làm,....Đừng nói đến chuyện làm chủ, muốn được lên cái chức nhỏ nhỏ cũng không có cửa đâu. Bạn còn không bao giờ chịu trách nhiệm cho chính công việc của mình thì nhân viên nào muốn chịu trách nhiệm đây ?
9. Bạn hay bàn lùi thay vì nói đến giải pháp.
Làm nhân viên gặp thử thách và trở ngại 1 thì làm chủ bạn phải đón nhận gấp 10, gấp trăm lần như thế và phải đứng ra giải quyết. Để giải quyết phải nói đến giải pháp. Tuy nhiên mở miệng ra là bàn lùi, là nói làm không được, là nói không nên,...thay vì nói đến giải pháp. Ngay cả khi người đề xuất giải pháp ban đầu và đó chắc chắn là giải pháp sai bạn cũng không bao giờ được bàn lùi. Thứ bạn cần nói tiếp với đội ngũ là Anh/chị cần thêm 3 giải pháp và bảng phân tích cho từng giải pháp trước khi lựa chọn; chứ không phải là "Vậy thôi bỏ đi". Bạn làm chủ mà còn bàn lùi thì lấy đâu lửa để kéo đội ngũ đi theo. Kiểm soát rủi ro khác với né tránh.
10. Là người dám đẹp trai hơn thợ sửa ống nước
Bạn sẽ bị nghiệp quật vì tội này nên đừng mở công ty vô ích. Chỗ này không nói nhiều, ai đang làm chủ mà thành công thì tự hiểu đê 😂
Còn vài điểm nữa sau khi quan sát thống kê suốt 4 năm liền với cả ngàn CEO, nhưng viết đến đây thôi để sấp nhỏ hào hứng mở công ty bớt hứng sau khi nghe lời xúi dại từ các chuyên gia dỏm. Mấy thím này toàn nói Why để truyền lửa để móc túi người học mà không có chữ How nào hết. Nghe là bán lúa giống ngay.
*** Những đặc điểm trên đúng với những người lận đận trong sự nghiệp luôn.
Tái bút,
Thợ sửa ống nước kiêm tổ chức Team Building để Building Team.
P/S: Hãy tập làm chủ khi còn làm thuê chứ không phải đợi đến khi ra riêng mới cải thiện 10 điểm trên. Không kịp đâu vì cái giá sẽ rất đắt.


No comments:

Post a Comment

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ Hội đồng quản trị, tiếng Anh là BOD (Board Of Directors). Còn Ban giám đốc hay Ban quản lý tiếng Anh là BOM (B...