Search This Blog

Saturday, February 20, 2021

LÀM TUYỂN DỤNG LÀ LÀM GÌ? CÁC "THỢ SĂN" LÀM GÌ MỘT NGÀY

Chào các bạn,
Qua 2 bài viết về:
1, Lựa chọn phần mềm chấm công
2, Lựa chọn phần mềm Tinh lương
Mình đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ các thành viên trong cộng đồng và mình rất trân quý điều đó. Kèm với đó, có rất nhiều bạn mong muốn mình tiếp tục chia sẻ các kinh nghiệm lựa chọn phần mềm, trong đó mình thấy hơi bất ngờ vì có khá nhiều các bạn hỏi về phần mềm cho việc Tuyển dụng.
Bài viết này mình sẽ chia sẻ quan điểm cá nhân dựa trên kinh nghiệm và trải nghiệm của mình trong quá trình tư vấn cho các đơn vị về việc này.
Có một câu hỏi hơi buồn cười là: LÀM TUYỂN DỤNG LÀ LÀM GÌ? CÁC "THỢ SĂN" LÀM GÌ MỘT NGÀY?.
Đa số các bạn hay nghĩ (Kể cả Manager trong 1 số công ty mình tư vấn), làm tuyển dụng là lên Website, Fb, Trang tuyển dụng, ... đăng tin  tuyển dụng xong ngồi chờ UV về nộp CV, rồi chọn lựa, xong gọi điện thoại hẹn PV và Offer. Cũng rất khó để trách nhiều người nghĩ như thế vì thực tế có rất nhiều công ty chưa có điều kiện để các bạn "thợ săn" được làm và thể hiện hết năng lực của mình.
Thế thì nên hiểu thế nào cho đúng công việc của một "thợ săn" đúng nghĩa? Một cách lý thuyết thí người làm tuyển dụng phải thực hiện đầy đủ ít nhất 4 công việc sau:
1, Lập kế hoạch Tuyển dụng (Thường do Recruitmen Manager/HR Manager làm): Việc này dựa vào chiến lược và kế hoạch phát triển của công ty và định biên nhân sự từng giai đoạn để các Manager đưa ra được Số lượng tuyển, Ngân sách, Thời gian tuyển, ...
2, Phân tích vị trí cần tuyển: Ở công việc này các bạn sẽ tìm hiểu tính chất công việc tại vị trí đó, đặc điểm tính cách của sếp, đặc trưng làm việc của nhóm này. Tại đây các bạn sẽ cho ra được bản Mô Tả Công Việc, Khung Năng Lực, Bộ Câu Hỏi khi phỏng vấn.
3, Thu hút, sàng lọc, phân loại ứng viên: Đây là một công việc ngốn rất nhiều thời gian của các bạn do việc thu thập CV tại các đợt Tuyển dụng về là vô cùng nhiều, các bạn sẽ phải nhập liệu lên hệ thống theo dõi của Cá nhân/Công ty. Sau đó phải ngồi kiên nhẫn đọc & đánh giá từng CV một để phân loại ra CV đạt để Gọi điện hẹn lịch phỏng vấn
4, Phỏng vấn, tuyển chọn: Để tiến được 1 buổi phỏng vấn các bạn phải chuẩn bị rất nhiều thứ: Phòng họp & trang thiết bị, Book lịch, gọi điện, gửi thông tin cho các bộ phận liên quan.
Mình chứng kiến nhiều câu chuyện "dở khóc, dở cười" tại các đơn vị liên quan đến lịch phỏng vấn của các sếp, do lịch thay đổi, quên lịch n nên các HR thường phải tìm người "thế mạng" để tránh mất mặt với UV.
Vậy nên tại bước này việc các bạn theo dõi và Follow lịch rất quan trọng.
5, Hướng dẫn, giúp Nhân viên mới hội nhập: Công việc này thì tùy vào mức độ chuyên nghiệp của từng công ty thì sẽ có quy trình và bộ phận làm khác nhau.
Nhưng để tạo trải nghiệm tốt nhất cho UV thì các bạn cũng thường tham gia vào việc Giới thiệu & hỗ trợ UV nhằm đảm bảo chất lượng tuyển dụng.
Vậy, từ các công việc mà Tuyển dụng phải làm mình có 10 Tiêu chí mà 1 phần mềm Tuyển dụng cần phải có:
1, Phần làm và theo dõi các đề xuất tuyển dụng nhằm quản lý các Đợt tuyển và Ngân sách.
2, Phần Xây dựng & Lưu trữ các Mô tả công việc của từng vị trí
3, Phần xây dựng hệ thống Khung năng lực tương ứng với các vị trí
4, Lưu trữ các Bộ câu hỏi tương ứng với các chiến dịch Tuyển dụng hoặc vị trí.
5, Kết nối được với các Kênh tuyển dụng để giảm thiểu tối đa thời gian nhập liệu của các bạn. (Nếu có được bộ lọc CV tự động nữa thì càng tốt).
6, Các công cụ hỗ trợ chăm sóc ứng viên, tương tác: Điện thoại, tin nhắn, email, ...
7, Nơi theo dõi Lịch phỏng vấn, gửi thông tin, thông báo, lời nhắc cho người liên quan.
8, Xây dựng các phiếu đánh giá trực tiếp trên CV để lưu trữ luôn đỡ mất công nhập lại từ các phiếu giấy.
9, Xây dựng được Quy trình hội nhập giúp kết nối luôn quá trình Pass của UV đến các bộ phận kế tiếp
10, Phần quản lý Hồ sơ nhân sự (kèm quản lý tài sản nếu công ty có cấp tài sản cho nhân sự).
Nếu các bạn có những kinh nghiệm xương máu trong việc lựa chọn phần mềm cho Doanh nghiệp thì để lại dưới comment nhé để cùng học hỏi nhé.
Chúc các bạn tìm được phần mềm phục vụ tốt nhất cho công việc của mình.
P/S: Chia sẻ thêm đây là kinh nghiệm của cá nhân mình về công việc của Tuyển dụng nội bộ (Internal Recruiter)


No comments:

Post a Comment

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ Hội đồng quản trị, tiếng Anh là BOD (Board Of Directors). Còn Ban giám đốc hay Ban quản lý tiếng Anh là BOM (B...