Search This Blog

Wednesday, February 10, 2021

Sản xuất

Hãy đọc và bấm like bài bày nếu bạn đồng tình. Nếu không like hãy nêu ý kiến phản biện. Đây là một bài test thái độ thành viên. Rất cần sự hợp tác của các bạn! Please!

==========

Dù không làm việc trong bộ phận sản xuất, bạn vẫn nên đọc bài này. Các yêu cầu đối với SX liên quan rất nhiều đến marketing, branding, bán hàng, tài chính, cung ứng... Nếu SX không tốt, các khâu khác đều bị ảnh hưởng!

YÊU CẦU GÌ VỚI SẢN XUẤT?

Tôi có post bài, đặt câu hỏi mở, nếu là doanh chủ, CEO, hay người phụ trách sản xuất, bạn đặt ra yêu cầu gì đối với bộ phận sản xuất? Nhiều câu trả lời đã đưa ra. Tất cả đều đúng; nhưng các yêu cầu QUAN TRỌNG BẬC NHẤT vẫn còn bỏ sót. Sau đây là gợi ý của tôi về các yêu cầu RẤT QUAN TRỌNG đối với bộ phận sản xuất, mà dựa vào đó, có thể "ra đề" cho bộ phận này bằng các thước đo phải đạt (KPI / KRI) trong năm 2021. Con số nào và tiêu chí cụ thể nào là tùy doanh nghiệp, nhưng dù là doanh nghiệp nào thì cũng phải đặt ra mục tiêu (yêu cầu) cho 5 thứ quan trọng nhất sau đây (tất nhiên, còn nhiều thứ khác nữa):

1. Chất lượng (Quality). Cần đặt mục tiêu gì về chất lượng. Ví dụ, tỷ lệ hàng hỏng, hàng khuyết tật không vượt quá bao nhiêu % (có thể khác nhau đối với từng nhóm hàng, hay từng loại SP); tỷ lệ hàng trả về không quá bao nhiêu phần trăm?...

2. Chi phí (Cost): Ví dụ, giá thành sản phẩm cần giảm xuống bao nhiêu phần trăm so với năm trước? Có thể khác nhau đối với từng nhóm hàng, hay từng loại SP.

3. Năng suất (Productivity): Ví dụ, năng suất sản xuất của từng loại SP phải tăng lên bao nhiêu phần trăm so với năm trước?

4. SHE (Safety – Health – Environment – An toàn – Sức khỏe – Môi trường): Doanh nghiệp cần đặt ra các mục tiêu về an toàn lao động, sức khỏe nhân viên và về sự tuân thủ các quy định về môi trường. Ví dụ, zero sự cố an toàn gây chết người hoặc thương tật vĩnh viễn trên 70%; zero sự cố cháy nổ gây thiệt hại trên 10 triệu đồng; zero biên bản phạt do vi phạp pháp luật môi trường; khám sức khỏe cho ít nhất 90% công nhân ít nhất 1 lần/năm.

5. Quản lý sản xuất (Manufacturing Management): Các mục tiêu cải tiến quản lý sản xuất. Ví dụ, thực hiện việc lập kế hoạch sản xuất quý và 6 tháng, bắt đầu chậm nhất từ ngày, tháng, năm nào? Đặt mục tiêu có giấy chứng nhận ISO, 5S, Kaizen, GMP, HACCP… vào ngày tháng năm nào?...

Nếu là dịch vụ thì cũng gần như vậy, không khác mấy, chỉ có cách đo hơi khác chút. Chúc các bạn HÀNH ĐỘNG ngay và gặt hái thành công!

No comments:

Post a Comment

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ Hội đồng quản trị, tiếng Anh là BOD (Board Of Directors). Còn Ban giám đốc hay Ban quản lý tiếng Anh là BOM (B...