Search This Blog

Saturday, March 27, 2021

Bàn về quyền uy.

Bàn về quyền uy.
1 – Thuật ngữ của Plato khi ông xem xét việc xử dụng quyền uy vào việc xử lý các vấn đề công cộng trong thành quốc, ông cố tìm một giải pháp thay thế cho cách xử lý phổ biến của người Hylap đối với các sự vụ thuộc về đối nội, đó là thuyết phục, cũng như cách xử lý phổ biến đối với các vấn đề đối ngoại, đó là vũ lực và bạo lực.
Nghĩa là, thời đó, với các vấn đề bên trong, người Hylap từ xe ôm, grab đến giáo sư tiến sĩ hàn lâm, cứ cãi nhau um thiên địa, chả có trật tự tôn ti đéo gì sất. Xe ôm grab thì tư duy khác với tiến sĩ hàn lâm, nên cãi cọ cứ liên tu bất tận mà vấn đề không được giải quyêt. Đây là thời dân chủ đại chúng, tất cả đều bình đẳng.
Và, việc đối ngoại là cách cư xử với bên ngoài thì chỉ có oánh nhau, các thành quốc chiến tranh liên miên bất tận máu chảy thành sông thây phơi đầy nội.
Vậy quyền uy là chi rựa?
Người ta thường nhầm lẫn quyền uy ( authority) và quyền lực ( power) và bạo lực (violence). Quyền uy chỉ cái " uy" của cá nhân hay thể chế mang quyền, chính là quyền của uy tín đích thực và nó đòi hỏi sự vâng lời.
Tôi từng xem đạo diễn NSND khét tiếng Hoang Giang Doãn dựng vở, khi ông lên tiếng thì từ trợ lý đạo diễn, diễn viên, họa sĩ.v.v.. nghe cứ răm rắp. Chính sự vâng lời này dẫn đến kết quả là vở diễn suất sắc ra đời, chứ cứ dân chủ để mấy ông bà " ngôi sao truyền hình triển vọng" vắt mũi chưa sạch cãi nhem nhẻm, tranh luận nhem nhẻm, lý lẽ nhem nhẻm… thì kết cục là bãi cứt nát ra đời, kịch cọt cái đéo gì!
Tuy nhiên, ông không độc tài, ông vẫn hỏi ý kiến các diễn viên, các trợ lý.v.v.. rằng anh chị nghĩ gì, định sáng tạo thế nào với vai của mình?
Ông không quá áp đặt, và tất nhiên, ông không bạo lực!
Ông là người có quyền uy.
2 – Từ đó ta rút ra rằng, quyền uy đòi hỏi sự vâng lời, đòi hỏi trật tự tôn ti, nhưng quyền uy cũng ngăn chặn các biện pháp cưỡng chế từ bên ngoài, nơi nào mà vũ lực được sử dụng, nơi đó bản thân quyền uy đã thất bại.
Như vậy, điều kiện của quyền uy là gì?
Là sự tin phục của dân chúng đối với quyền uy. Khi dân không tin, không phục nữa, chính quyền phải dùng bạo lực, lúc đó quyền uy đã tiêu vong.
Trong gia đình cũng vậy, con cái tin và phục phụ huynh, chúng sẽ răm rắp nghe lời, khi đéo tin đéo phục nữa thì hỡi ôi, phụ huynh phải dùng roi vọt và thứ mà phụ huynh chuốc lấy là sự căm phẫn, ẩn ức của con cái mà thôi.
3 –  Việc dân chúng Myanma xuống đường rầm rập, kể cả việc họ đã trả giá bằng khá nhiều người chết, họ cũng không lùi bước, đã chứng tỏ chính quyền của quân đội chẳng còn cái uy đéo gì nữa rồi.
Đặc biệt, sau phát đạn bắn chết em bé 7 tuổi, chính quyền quân đội đã hoàn toàn thất bại, dẫu sau này có đoạt được quyền lực thì cũng chẳng bền.
Hiện tại, toàn dân nhất tề đóng cửa trong nhà, chấp nhận nhịn đói, còn hơn làm việc nuôi lũ cầm súng bắn vào chính mình, càng chứng tỏ sự quyết tâm của dân Myanmar.
Lưu ý rằng, không chỉ là bộ phận dân nào đó, mà toàn dân với đủ các thành phần, các giai cấp nhất tề chống lại chính quyền.
Có người hỏi, dân Myanmar thì như thế còn dân Dimba – bu – ôi thì không, hà cớ làm sao?
4 – Các triết gia chính trị đã ngâm cíu và đưa ra câu trả lời, rằng thời hiện đại là thời kỳ biến mất của các quyền uy, lý do là sự phát triển đã đến giai đoạn suy yêu tột cùng của liên minh truyền thống – tôn giáo – quyền uy.
Hay nói cách khác, thời hiện đại là thời của sự hoài nghi phổ biến trong khi quyền uy tồn tại trên cơ sở niềm tin và sự phục tùng.
Người Myanmar không sợ hãi không khoan nhượng bởi họ đã từng có một chính quyền mà họ tin và phục tùng, chính quyền đó có quyền uy với họ.
Vài anh hàn lâm răng chìa đầy bựa, phân tích rằng cái bà Su Ky – đang bị quân đội giam lỏng – dốt lắm, làm kinh tế kém lắm..v.v. và những cái đéo gì ấy nữa.
Nhưng người Myanmar tin và yêu bà ấy và phục tùng bà ấy. Họ không quá ngu để không nhận ra họ được gì dưới thời bà ấy, và bây giờ họ sẵn sàng vứt bỏ tính mạng vì niềm tin của mình.
Tương tự trước đây người Viêt nam anh hùng sẵn sàng vì bác Hồ mà xông lên, xông lên, và xông lên… lên đâu đéo quan trọng, chỉ cần vì bác là xông.
Còn người Dimba – bu – ôi thì sao? Nói dân Dimba – bu – ôi hèn nhát là nói láo. Dân Dimba – bu – ôi không hèn, rất dũng cảm và rất húng nữa.
Nhưng họ tin và yêu cái gì? Cái gì đáng để họ làm như người Myanmar? Đừng xui họ đổ bãi cứt này đi chỉ để múc bãi cứt khác thối hơn lên ăn nhé!
Thế nên người Dimba – bu – ơi rất minh triết, họ cứ ngoác mồm cười rồi seo phì bên nồi lẩu, hoặc bên gái đẹp cũng được, và trái tiêm của họ, niềm tin và sự phục tùng của họ đang hướng về tamtre, vinhphat, còn hơn là bắt chước ai đó làm cái việc mà kết quả là gì còn chả biết chắc, thì bắt chước làm gì?
Ảnh: Người dimba - bu- ôi bất khuất ( chôm mạng)


No comments:

Post a Comment

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ Hội đồng quản trị, tiếng Anh là BOD (Board Of Directors). Còn Ban giám đốc hay Ban quản lý tiếng Anh là BOM (B...