Search This Blog

Saturday, March 27, 2021

Nguồn tiền doanh nghiệp đến từ đâu

Nguồn Tiền Doanh Nghiệp đến từ đâu?
{ chuỗi bài về khởi nghiệp / buôn bán nhỏ }
-----------

Có bao giờ bạn thắc mắc Google kiếm tiền từ đâu khi rất nhiều dịch vụ Google cung cấp miễn phí có hàng triệu người đang sử dụng? Ngày nay thì bạn dễ dàng trả lời là kiếm tiền từ Google Ads, hay từ các dịch vụ nâng cao/update có tính phí theo nhu cầu phát sinh như gói lưu trữ Google Drive, Google Workspace (tiền thân Gói G.suite) nhưng cách đây 10 năm thì không phải ai cũng biết việc này.

Cách Google làm chỉ là 1 phương pháp kiếm nguồn tiền về cho doanh nghiệp và phương thức này bản thân cũng là 1 mô hình kiếm tiền đầy cạnh tranh.

Khi ra kinh doanh buôn bán nhỏ, bạn sẽ thấy đôi khi cũng chỉ từ 1 sản phẩm mà bạn sở hữu, có vô vàn hướng kiếm tiền: như có gia đình nọ có 1 trang trại nhỏ nuôi các con bò sữa. Họ có thể:

- Cải tạo xung quanh rồi kết nối các công ty du lịch cho khách đến tham quan, ăn tiền từ các công ty du lịch kết hợp bán sữa bò cho du khách.

- Tổ chức sản xuất sữa bò thanh trùng đóng hộp rồi đem phân phối bán người kinh doanh quanh vùng.

- Tổ chức giao sữa mỗi sáng cho khách đặt trước.

Bạn thấy gì ở điều trên? Mỗi cách kiếm tiền sẽ khiến bạn phải tổ chức doanh nghiệp từ quy trình sản xuất, vận hành, giao nhận, ... khác nhau hoàn toàn. Nên việc rất quan trọng trong giai đoạn khởi nghiệp là nhất quán được cách thức kiếm tiền cho mô hình kinh doanh của mình. Không là các bạn rất loay hoay trong việc vận hành, tìm kiếm khách hàng, phục vụ khách hàng.

Vậy có những mô hình kiếm tiền nào phổ biến cho mô hình kinh doanh của bạn?

1. Kiếm Tiền Từ Bán SP / DV đến khách hàng.
Bạn đầu tư nhập nhiều mẫu xe hơi đời mới từ các hãng và mở showroom oto để bán lẻ oto đến từng người mua xe là 1 ví dụ mô hình này.

2. Kiếm Tiền Từ Cho Thuê đến khách hàng.
Cũng là kinh doanh về xe oto, nhưng bạn đầu tư mua 3-5 chiếc oto và nhận cho KH thuê xe (có kèm tài xế) để chở rước dâu ngày cưới, chở 1 gia đình nào đó đi chơi cuối tuần là ví dụ mô hình kiếm tiền rất phổ biến này ở VN.

Ở VN có các công ty làm về mô hình này như cho thuê máy chiếu ở sự kiện, cho thuê xe máy ở các khách sạn,... thường SP mà cho thuê phải có giá trị cao.

3. Kiếm Tiền Từ Gói Thuê Bao Hàng Tháng.
Cũng là cho thuê, nhưng khoán luôn cho KH sử dụng hàng tháng theo 1 khoản phí DV cố định, có thể ăn thêm 1 số phí đi kèm. Mô hình điển hình này hay gặp ở VN là cho thuê máy photocopy và tính phí phát sinh sử dụng thêm giấy in, mực in, sữa chữa...

Cũng là kinh doanh xe, nhưng một số nơi đầu tư xe để cho các đơn vị khác thuê để phục vụ việc kinh doanh do ngại đầu tư lớn và không đủ trình độ bảo dưỡng định kỳ.

4. Kiếm Tiền Từ Gói DV Premium.
Các DN sẽ tung 1 gói miễn phí để KH trải nghiệm trước free 100% với 1 số tính năng giới hạn, và sẽ có gói Premium có phí để KH update thêm dịch vụ cho mình. Mô hình này phổ biến trong ngành Phần Mềm.

5. Kiếm Tiền Từ Quảng Cáo.
Doanh Nghiệp xây dựng nền tảng, ứng dụng thu hút thật nhiều nhóm người sử dụng, truy cập rồi cung cấp giải pháp quảng cáo đến nhóm người dùng cho các Doanh Nghiệp. Chính Facebook là tiêu biểu cách kiếm tiền này.

6. Kiếm Tiền Từ SP - Dịch Vụ ăn theo.
Ở mô hình này, DN tạo ra 1 SP/DV giá rất rẻ để hút khách và nguồn kiếm tiền thực sự từ những dịch vụ đi kèm. Như các hãng HP, Canon thì giá máy in rẻ mà mực in chính hãng thì rất mắc là vì vậy. Ở VN, nhiều spa, cơ sở massage, hair salon cũng áp dụng mô hình này khi phí cắt tóc rất rẻ.

7. Kiếm Tiền Từ Cá Nhân Hóa Yêu Cầu theo KH
DN tổ chức sản xuất, thiết kế DV đáp ứng theo yêu cầu riêng cho 1 nhóm KH nhất định và tính phí rất cao để bù đắp lại chi phí. Trong ngành dịch vụ thì Tour customize về lịch trình và địa điểm là 1 ví dụ của mô hình này và giá tour chắc chắn không rẻ rồi.

Và còn những mô hình sáng tạo #, bạn có thể tự tìm hiểu thêm nhé.

Vậy, công ty bạn đang kiếm tiền theo kiểu gì?
Hãy tự chiêm nghiệm nhé.

-----------
Lưu ý: những bài viết của mình chỉ dựa trên trải nghiệm cá nhân riêng, bạn chỉ nên tham khảo là chính, mình không hỗ trợ cũng như chịu trách nhiệm chi bất kỳ ai làm theo mà gặp vấn đề, vì còn tùy thuộc hoàn cảnh, mô hình, thời điểm và nguồn lực của riêng bạn. Mình cũng không có hứng thú tranh luận với ai, bạn có quan điểm khác mình, cứ chia sẻ ở nhóm bài viết của riêng bạn cho mọi người đọc.

- Tác giả: Nguyễn Tuấn Hùng -

#startup_talks
#khoinghiepkinhdoanh
#tamsukhoinghiep
#buonbankinhdoanh
#baihockhoinghiep

No comments:

Post a Comment

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ Hội đồng quản trị, tiếng Anh là BOD (Board Of Directors). Còn Ban giám đốc hay Ban quản lý tiếng Anh là BOM (B...