Hậu Nguyễn Huy Thiệp.
1 - Nguyễn Huy Thiệp - nhà văn lừng danh thế kỷ cõi răng chìa đã lượn sang cõi khác, nhưng những quả phẩm bình phán xét về anh từ quân lìu tìu vẫn đang tưng bừng rộn rã quá. Thật là buồn cười vãi. Nhưng không sao, phán xét phẩm bình là quyền tự do ngôn luận, dù phán – bình về thể chế hay về cá nhân ai đó.
Có anh nhà văn tên tuổi số má cũng khét như cơm cháy, trước tác dày cả gang tay, dù tôi chưa đọc cuốn đéo nào, tôi vẫn thán phục bởi sự khét mù của anh.
Anh phán rằng " Thiệp chẳng qua gặp thời, tương tự như nhà viết kịch Liu Quang Vũ cũng gặp thời, ấy là khi xã hội nhiều bức xúc và Thiệp hay Vũ nói ra những bức xúc đó nên được tung hô, chứ văn chương thì thường thôi…" a hi hi…
Quả diễn ngôn bất hủ nhờ! Cứ làm như Thiệp với Vũ thì gặp thời, còn anh và cả đống các anh khác thì không gặp thời. Thiên tài mà không gặp thời thì chả nên cơm cháo gì, khộ thân ghê cơ!
Lập luận này còn có logic khác đại loại như " Anh Bét Thô Ven chẳng qua dám viết nhạc, tôi thì không viết chứ nếu viết thì kém đéo gì anh Ven!"
Vầng, vấn đề chẳng qua là tôi không viết thôi! Rất khắm!
Thưa quí anh, quí anh có mặt trên đời ở thời điểm nào, đó chính là thời của quí anh, nếu không thì quí anh đã không có mặt.
Cho nên, nếu văn của quí anh chưa bất hủ, thì chắc chắn tài năng quí anh còn non kém, chứ dứt khoát không phải quí anh không gặp thời.
Về những nhận xét đánh giá sự hay dở của văn Thiệp, xét cho cùng chỉ là việc của "Thẩm mỹ tự trị". Thế nào là " thẩm mỹ tự trị" thì tôi giảng rồi nhỉ?
Thẩm mỹ nào thì có đánh giá đó, chả việc gì phải quan tâm.
Nhân tiện, thời anh Thiệp mới xuất đầu lộ diện, anh không hề được tung hô ngay như quân môi vén khẳng đinh. Nổi tiếng ngay thì đúng. Nhưng anh bị quân hàn lâm dập cho tơi bời khói lửa, dìm hàng hết cỡ. Có vị hàn lâm học sĩ còn qui kết anh ngu dốt về lịch sử khi bôi bác anh Thơm, khen ngợi anh Ánh, rằng bảo dân tộc mình là dân "nhược tiểu" bị văn hóa trung hoa nó hiếp dâm nên vừa hãi hùng, vừa căm ghét lại vừa thích thú kẻ cưỡng bức… vân vân và vân vân..
Những món này bi giờ thì nhàm mẹ rồi, nhưng thời anh biên, quả nhiên là bất hủ.
Trong nghệ thuật, ý tưởng đầu tiên mới đáng kể, mọi bản sao, bản phái sinh, bản ảnh hưởng.v.v.. đều là tào lao cỏ giả hết.
2 – Nghe nói nhà nước có ý đồ trao giải cho anh, và cũng nghe nói hai kiệt tác nhận giải của anh là " Tướng về hiu" và " Gió Hua tát"
Nhưng thật lòng, với tôi, hai cú kiệt tác này không nhiều ấn tượng bằng " Không có vua"
Còn nhớ, thời điểm mới từ bương về, vô sì gồng chơi với ông em, hai thằng hỳ hục oánh vần quả " Không có vua" rồi đắc ý hỉ hả với những câu thoại kiểu như, khi hai anh em Đoài, Khảm đi đòi nhẫn bị mất cắp, ông bố dặn " Nhớ cầm theo cái búa", lúc hai anh em về vì bị chó béc giê đuổi, đánh rơi cả búa, ông bố lại than " Thế là toi trăm bạc", đặc biệt câu thoại " Đàn ông không nên xấu hổ vì có con buồi" thì quá chất khiến hai thằng phục sát đất.
Nhưng " Không có vua" không chỉ hay bởi những câu thoại lạnh và đắc địa. Nó hay vì đã vẽ nên bức tranh rộng lớn, tàn nhẫn, rất khiếp, nhưng rất đáng thương của xã hội, mà không hề gượng gạo hay áp đặt.
Với tôi, " Không có vua" là cú kiệt tác thể hiện nhiều nhất cái chất của nhà văn cũng như bản lĩnh của ổng.
Những truyện khác tất nhiên vẫn hay, nhưng đôi khi lên gân quá, triết học quá, biểu diễn kiến thức quá….
Ảnh minh họa chôm trên mạng
No comments:
Post a Comment