Câu hỏi: Trong các cuộc chiến cổ xưa, khi đội hình phalanx của La Mã bị vây đánh thọc sườn tại sao họ không thể đồng thời quay ngang 90 độ để chống trả lại?
Trả lời bởi Adam Johnson - thích đọc sử-không-viễn-tưởng hàng ngày
https://qr.ae/pN0cGE
Trước khi đi tới câu trả lời, chúng ta cần phải cùng nhau thống nhất một số điều sau đây:
1.Con người không muốn chết.
2.Con người nhìn chung chẳng quan tâm lắm tới chiến thằng nếu họ chết trong quá trình đó.
3.Mục tiêu chính cho mỗi binh sĩ không phải là chiến thắng hay giết được nhiều kẻ thủ mà chỉ đơn giản là tồn tại.
4.Con người (một lần nữa) thực sự không hề muốn chết một chút nào hết.
5.Trên thực tế chiến tranh và đánh nhau hoàn toàn không như những gì chúng ta tưởng tượng. Điều này phần lớn gây ra bởi Hollywood và bởi thực tế quan trọng hơn là các diễn viên sau khi đóng máy thì không chết bao giờ, còn ngoài đời thì con người rất tiếc lại hoàn toàn chết được, do đó họ chắc chắn không cố gắng cool-ngầu như các diễn viên trong các cảnh chiến trận.
6.Một cuộc chiến được gọi là cực kì "đẫm máu" thường chỉ có dưới 10% thương vong. Và kể cả thế thì cũng không có nghĩa là 1 trong 10 binh sĩ bị giết, mà chỉ đơn thuần là 1 trong 10 người không còn 100% khả năng chiến đâu. Con số đó bao gồm cả những người bị thương hay đau ốm, bao gồm các chiến binh quyết định lẻn đi hoặc chạy trốn, bao gồm cả những người bị ngộ độc thực phẩm, hoặc thậm chí những người không thể chiến đầu vì họ giả vờ đã bị ngộ độc. Thực tế là con số thống kê này đã bao gồm tất cả các trường hợp thương vong rồi đó! Con số này rất hiếm khi vượt quá 10% bởi vì thực tế là con người hành động một cách rất cẩn trọng bởi vì họ không muốn chết. Nếu bạn không tin xin hãy nghĩ tới tất cả các cuộc tắm máu kinh hoàng nhất và thử tìm các con số thực tế mà xem. Và kể cả với các vũ khí tối tân của thời hiện tại điều này vẫn luôn đúng.
7.Các cuộc cận chiến luôn luôn diễn ra với tốc độ cực kì chậm và bị giới hạn nhiều mặt. Thường thì nó không phải là nơi để mọi người cầm kiếm lao vào nhau tự sát mà là hai đội hình triển được khai cực kì cẩn trọng và dùng giáo chọc vào phe kia nếu họ tiến quá sát vào nhau. Điều này xảy ra bởi, một lần nữa, con người hoàn toàn không muốn chết một chút nào hết. Các phi công Kamikaze nổi tiếng vì họ đại diện cho nhưng con người xuất chúng khác hẳn với phần lớn phần còn lại của lịch sử. Trên thực tế, kamikaze hầu như không có ảnh hưởng gì nhiều tới cục diện của WWII, nhưng suy nghĩ về những gì mà một vài người đàn ông có thể làm quá phi thường đến nỗi nó hoàn toàn lấn áp ngữ cảnh vào thời điểm đó.
8.Đến một lúc nào đó một trong hai bên sẽ méo chịu được nữa và bỏ chạy và đây chính là lúc mà một trong hai phe dành chiến thắng. Chiến thắng đến khi một phe nhận thấy cực kì rõ ràng là họ không muốn chết và quyết định bỏ chạy khỏi phe còn lại, những người cũng chẳng hề muốn chết. Điều này hoàn toàn không giống như những gì được thể hiện trên phim ảnh với định nghĩa chiến thắng là khi tất cả kẻ thù đều đã chết. Và đây cũng chính là lý do tại sao rất nhiều trận chiến cũng chẳng có kết quả rõ ràng, bởi vì chẳng phe nào trong hai phe mất tinh thần và sau một cuộc đôi mặt rất dài cả hai phe rút lui về trại của mình khi hoàng hôn buông xuống.
9.Một phần rất lớn những kẻ mất mạng bị giết sau khi họ vứt bỏ vũ khí và bỏ chạy. Điều này xảy ra bởi họ không muốn chết nên đã chọn cách bỏ chạy khi mọi chuyện xấu đi. Điều nực cười là khi một chiến binh đối diện càng nhiều nguy hiểm thì khả năng anh ta đang cầm vũ khi trên tay để đối diện với nó càng thấp hơn. Khi các chiến binh nhìn thấy điều gì đó có khả năng giết họ thì họ sẽ…bỏ chạy. Điều này thực ra khá là dễ hiểu.
10.Với những người không đồng ý với những điều này, hãy nghĩ tới những vụ xả súng hàng loạt. Trong phần lớn các trường hợp kẻ xả súng đều có thể bị đám đông bao vây và ngăn chặn, nhưng thay vào đó thì tất cả mọi người đều bỏ chạy và kết quả là nhiều người chết hơn so với trường hợp họ đánh trả (điều này không đúng tại Việt Nam – ND )
11.Tất cả các vị tướng đều hiểu rằng lính của họ sẵn sàng chạy ngay khi "tình hình có mùi" nên họ ra lệnh một cách rất cẩn trọng. Đây cũng chính là lý do chính của việc chồng xếp một đội hình chiến đấu cực dày tới nỗi phần lớn không thể trực tiếp chiến đấu. Khi bạn có 20 người đứng ngay sau lung mình thì việc quay lưng bỏ chạy sẽ khó hơn gấp nhiều lần, không chỉ về mặt vật lý mà còn cả tâm lý nữa.
OK, như vậy là chúng ta đã đồng thuận với nhau về việc con người về cơ bản là không muốn chết.
Nếu chúng ta có hai nhóm quân được đào tạo kĩ càng và có sức mạnh tương đương thì thông thường họ sẽ tiếp cận nhau một cách rất cẩn trọng trong khoảng một vài giờ. Và trong khoảng thời gian này khoảng 5% số binh sĩ sẽ bị thương, một bên mất bình tĩnh, nghĩ rằng họ không thể thắng và rút lui.
Thực ra thì không cần quá nhiều tác động để nguyên một đội quân rút lui. Một vài binh sĩ bỏ chạy là quá đủ để bắt đầu một phản ứng dây chuyền. Nếu người bên cạnh bạn chạy và bạn bị bỏ lại phía sau, cơ hội để bạn tồn tại tụt xuống một cách thảm hại. Đây chính là tình thế lưỡng nan kinh điển của tù nhân (prisoner's dilemma): nếu tất cả mọi người giữ nguyên đội hình và chiến đầu thì tất cả sẽ được hưởng lợi, tuy nhiên một khi bạn nhìn thấy một vài người bắt đầu chạy và nghĩ rằng sẽ có thêm nhiều người bỏ cuộc thì hãy nhớ rằng việc bạn bỏ chạy càng sớm thì càng tốt hơn cho chính bản thân bạn.
Có rất nhiều ví dụ lịch sử về việc một lực lượng lớn hơn rất nhiều lại bỏ chạy trước một đội quân mà đáng nhẽ ra họ có thể bóp nát bất cứ lúc nào chỉ vì một vài chục người lính yếu bóng vía bỏ chạy và sau đó, thực ra thì không có sau đó nữa… Một ví dụ tốt nhất là tại trận Antioch của cuộc thập tự chinh thứ nhất. Khi đó đội quân chữ thập với quy mô tự nhỏ hơn rất nhiều quyết định lao vào một đợt tấn công mà theo họ là tự sát (họ chọn cái chết nhanh chóng còn hơn chết vì đói), và khi đội quân cảnh canh cửa được Saracens để lại quay lưng bỏ chạy thục mạng về phía trại, cả một đội quân lớn hơn và được ăn uống tốt hơn nhiều lần đã hoảng hốt và chạy tháo thân. Một đội quân với số lượng vượt trội hơn đối thủ mà họ biết đang chuẩn bị chết đói vẫn vỡ tan bởi vì họ thấy một vài người đang cắm đầu bỏ chạy, và thay vì đứng lại và phân tích tình hình, họ bắt đầu rơi vào trạng thái suy nghĩ của tù nhân kể trên và không hề muốn mình là người cuối cùng bị bỏ lại.
Trận Antioch chỉ là một trong số vô vàn tiền lệ lịch sử khi mà hàng ngàn người cầm vũ khí chiến đấu chống lại nhau nhưng chiến thắng lại được quyết định mà chẳng cần tới một va chạm đích thực.
Một ví dụ điển hình về tính cẩn trọng trong chiến đấu là cuộc chiến 30 người trong cuộc chiến tranh trăm năm. Cuộc chiến giữa 30 kị sĩ đó kéo dài trong vài giờ và chỉ có số lượng dưới 1 bàn tay thương vong trong cả một ngày dài chém giết. Nếu cuộc chiến này được mang lên màn ảnh nhỏ thì phân cảnh 30 hiệp sĩ đánh nhau sẽ diễn ra trong 2 phút và chắc còn khoảng 4 người còn sống.
Và cuối cùng thì một phe đã chiến thắng không phải vì họ giết được phe còn lại mà bởi vì họ đã phá vỡ được đội hình của đối phương. Một khi đội hình phòng thủ bị phã vỡ, đội quân đó ngay lập tức bỏ cuộc.
Một lần nữa, xin nhắc đi nhắc lại là con người không có hề thích việc bị chết. Một việc đơn giản như tư thế phòng thủ bị phá vỡ là quá đủ để dọa vài tá hiệp sĩ bay màu tới mức đầu hàng. Hãy nhớ rằng những người đàn ông đó không phải là những kẻ nhát gan chỉ tìm thời điểm đầu hàng, họ là những người cực kì can đảm, nhưng người đã tự nguyện tham gia vào cuộc chiến này. Vậy mà chỉ cần đội hình phòng thủ của mình bị tan nát họ chắc chắn sẽ đầu hàng.
Khi nghĩ về cận chiến chắc hẳn các bạn tưởng tượng ra những hình ảnh trong Game of Thrones hay Braveheart với những quân đoàn lao cầm kiếm vào nhau chặt chém cho đến khi không còn lại gì để vung gươm. Điều này về thực tế thì chẳng bao giờ diễn ra cả. Thay vào đó hãy tưởng tượng hai đội hình được bố trí liên kết chặt chẽ cầm giáo chọc nhau một cách cực kì cẩn trọng…việc ở thời điểm đó mà con người cũng quý trọng cuộc sống của mình như vậy nghe thật phi lý và chẳng ai có thể tưởng tượng ra điều này phải không??
Hơn thế nữa, khái niệm đánh tạt sườn cũng chẳng hề như bạn nghĩ đâu. Hoàn toàn không phải là một đội quân khác lao vào phá vỡ một bên đội hình của quân địch mà chỉ cần có sự đe dọa đó hiện hữu là quá đủ. Đó là lí do tại sao chiến thuật đánh tạt sườn vẫn được sử dụng trong thời kì của súng đạn và vũ khí hạt nhân với tác động y như thời kì của gươm giáo.
Khái niệm thực tế của đánh tạt sườn chỉ đơn giản là đạt được ưu thế về vị trí so với quân địch.
Và do đó thì khi bạn đọc trong sách sử rằng một vị tướng đã giành chiến thắng vì đánh tạt sườn kẻ thù, hãy hiểu rằng ông ta đã chỉ đơn thuần là đã thao diễn đội quân của mình để được vị trí ưu thế mà thôi. Bên còn lại thì chỉ đơn giản là nhìn thấy điều đó và bỏ chạy thẳng cổ thay vì ở lại chiến đấu khi mất lợi thế.
Nào và giờ chúng ta trở lại với câu hỏi gốc. Nếu chúng ta có một đội quân La Mã không có quân cứu viện đối mặt với một đơn vị của kẻ thù. Họ không hề biết về đơn vị đó và chắc chắn là họ không biết bởi nếu không họ sẽ không giáp mặt với kẻ thù, thay vào đó họ sẽ rút lui hoặc tập trung tại một vị trí phòng thủ kiên cố.
Vậy giờ đội quân La Mã-không-có-quân-cứu-viện đó đang chuẩn bị để đối đầu với đơn vị kia. Và sau đó quân trinh sát của họ báo về rằng ở ngay bên kia đồi có một đơn vị kẻ thù thứ hai và đang tiến quân lại đây. Nhận ra rằng mình đã bị hở sườn, họ lập tức rút lui và coi như trận chiến là thất bại cho người La Mã.
Vị tướng La Mã sẽ ra lệnh rút quân ngay khi nghe tin về đội quân chuẩn bị đánh thọc sườn mình. Thực ra là ông ta cũng chẳng có lựa chọn nào khác đâu. Hoặc là rút lui trong trật tự khi còn có thể hoặc đợi tới khi người của ông ta tự tháo chạy, trong trường hợp này có lẽ ngày mai ông ta sẽ thức dậy và thấy mình không còn binh sĩ nào để ra lệnh vì một khi đã chạy thì thường họ hiếm khi dừng lại lắm.
Một đội quân tự bị phá vỡ và bỏ chạy mà không rút quân theo lệnh và có tổ chức thường hiếm khi có thể tập hợp lại. Và kể cả khi họ tập hợp lại thường thì sẽ mất nhiều ngày hoặc nhiều tuần để điều đó có thể xảy ra. Hơn nữa ở hoàn cảnh đó họ sẽ cần được tái trang bị vũ khí và quân nhu vì chắc chắn là họ đã ném hết vũ khi của mình để có thể chạy được nhanh hơn.
Điều này cũng tương tự câu chuyện đùa về việc chạy thoát khỏi một con gấu. Bạn không hề phải chạy nhanh hơn con gấu, bạn chỉ cần chạy nhanh hơn người chạy chậm nhất trong nhóm thôi là đủ. Khi được đưa hai lựa chọn, một là đối diện với con gấu đó với một mũi giáo hoặc hai là chạy nhanh hơn lão trung sĩ lỏng khớp mà bạn cũng không ưa lắm thì bạn chắc mẩm sẽ bỏ lại lưỡi giáo mà chạy thôi.
Một nhà sử học sẽ tóm tắt câu chuyện này thành: "Đội hình La Mã đang tiến tới để đối mặt với lũ man rợ khi một đội quân bất ngờ xuất hiện từ phía Đông và thọc sườn họ. Thua cuộc, đội quân La Mã nhanh chóng rút lui về doanh trại và chịu một vài tổn thất khi kị binh của kẻ thù đuổi theo chém giết những kẻ lạc lối cuối cùng".
Nếu tình huống tương tự xảy ra trong phim hoặc trong game có thể họ sẽ muốn có nhiều chi tiết hành động hồi hộp hơn. Do đó họ sẽ xây dựng hình ảnh đội quân Barbarian xông vào phá nát một cánh của đội hình La Mã và rất nhiều người chết trong cuộc chiến tay đôi. Trong khi thực tế là có lẽ còn chưa ai trong số quân đoàn La Mã đã rút gươm ra trong thất bại này.
Trong tình huống của Braveheart thì sao? Quân Scot có lẽ đã dùng thương với đội hình được bó cực kì chặt (tương tự như những con nhím ấy) trong khi trên phim thì họ đã lao vào solo với gươm. Họ thậm chí đã mô tả trận Stirling Bridge, một trận chiến mà những thương thủ đã phục kích quân đội Anh khi họ đã di chuyển qua một cây cầu, và cho rằng câu chuyện này hay hơn nếu chúng ta bỏ đi những cây thương, bỏ đi câu cầu và bỏ luôn câu chuyện phục kích. Braveheart là một bộ phim cực hay tuy nhiên nó hoàn toàn là một câu chuyện hư cấu và ảo tưởng được mượn một cái tên lịch sử.
Nào…chúng ta cùng trở lại câu hỏi. Có một sự thật đơn giản là không có việc "quay 90 độ và đối diện với kẻ thọc sườn". Câu chuyện thậm chí còn chẳng tiến xa được tới mức đó. Họ sẽ không bao giờ đứng yên tại chỗ và cho phép mình bị đè bẹp bởi một đội quân có vị trí tốt hơn. Họ thấy viễn cảnh mình sẽ không giữ được cả 2 phía của chiếc giáo trong tầm mất trong bất cứ lúc nào và họ sẽ rút lui.
Có thể họ sẽ điều chỉnh đội hình của mình một chút (thường thì điều này có xảy ra, tuy nhiên tình thế đó không thể gọi là bị thọc sườn và chỉ các thao tác điều chỉnh đội hình các cánh quân). Và đúng là có những trường hợp mà rút lui không còn là một lựa chọn hoặc họ hoàn toàn bị bất ngờ nhưng 99% trường hợp khi bạn đọc được rằng một đội quân bị tấn công thọc sườn thì thực tế của các câu chuyện đó không hề có các va chạm chiến đấu trực tiếp. Yêu cầu một chiến binh cẩn thận giữ vững chiếc khiên của mình khi anh ta thấy các mũi hoặc viên đá lao tới mình là một chuyện. Còn đó sẽ là một câu chuyện hoàn toàn khác khi anh ta biết là có thể có hoặc không việc có những mũi hay viên đá lao xuất hiện, mà hơn nữa anh ta còn chả có thể nhìn thấy chúng bởi vì anh ta đang bận nhìn ra hướng khác mất rồi.
Kể cả trận trong trận Cannae, một ví dụ nổi tiếng về việc một đội quân bị thọc sườn và vây úp hoàn toàn cũng vậy. Kể cả khi quân đội Carthage đã phá vỡ đội hình và bao vây quân đội La Mã, họ cũng không tiến lại gần đánh giáp lá cà để chém giết vì điều này là cực kì ngu xuẩn. Người Carthage cũng muốn sống cả thôi! Tại sao lại mạo hiểm cuộc sống của bạn để lao tới tấn công vào đội hình quân La Mã khi bạn hoàn toàn có thể giữ vững vị trí của mình và giết họ một cách cực kì, cực kì chậm trong nhiều giờ đồng hồ với ít nguy hiểm hơn?
Họ đã bị mắc bẫy và sẽ chẳng đi đâu cả. Đơn giản là xông vào tấn công chính là tự sát. Và với chính lí do đó, khi bị bao vây, bạn chính xác ra là chẳng có thể đi đâu cả. Cố gắng thoát ra có nghĩa là bạn sẽ bị giết. Tại trận Cannae, quân đội Carthage có thể luân phiên nhau ra vào. Họ có thể nghỉ ngơi tạm thời, mang người bị thương ra ngoài và cấp cứu cho họ, uống một chút nước hoặc nhặt thêm đá để ném, v.v..Người La Mã hoàn toàn không có khả năng tiếp cận với bất kì điều nào kể trên và họ đã cực kì đói khát, đứng đó trong vũng lầy của chính mình và phải bước qua chính xác của đồng đội mình. Một cuộc chiến tương tự, nhưng trong một ngữ cảnh hoàn toàn khác.
Đội kị binh Numidian (hiện nay là vùng đất thuộc Algerie – ND) là cánh quân đã chịu phần lớn trách nhiệm về các phần việc "nặng nhọc". Họ đột kích kẻ thù (nhưng không vào quá gần) phi giáo vào quân La Mã và sau đó vòng trở lại ra ngoài để nạp lại "đạn" và vòng quay lại tiếp diễn. Vào mỗi lượt tấn công như vậy, đội hình La Mã vòng ngoài khiếp sợ đến nỗi họ không hề dám chiến đấu chống lại và thay vào đó là tìm cách chạy trốn. Họ không thể chạy một mình, cả quân đội La Mã cũng không thể cùng di chuyển rút lui ra hướng khác (vì hướng còn lại của họ là một rừng mũi giáo nhọn của quân đội Carthage), do đó những người lính vòng ngoài càng ngày càng cố gắng lùi sâu hơn nữa vào phía trong đội hình của họ.
Bây giờ hãy tưởng tượng bạn đang ở một trung tâm hội nghị đông đúc và bỗng nhiên có một vài tay súng xuất hiện bắn giết điên cuồng và tất cả mọi người đều chạy thục mạng về phía các lối ra. Nhưng tại mỗi cánh cửa là hàng dài người đang chĩa mũi giáo về bạn. Đó chính là câu chuyện được tóm lược của trận Cannae. Đúng là họ là các chiến binh và họ đang ở trong một cuộc chiến, nhưng có lẽ phần lớn bọn họ còn chẳng muốn ở đó ngay từ ban đầu và bây giờ cái họ thấy là 3 lựa chọn. Xông vào các mũi giáo và có thể chết. Xông vào các tay súng (hình ảnh tượng trưng của đội kỵ binh Numidian – ND) và có thể chết. Hoặc hoảng loạn và đứng yên, hi vọng một điều thần kì có thể xảy ra.
Có hàng vô số những tình huống xả súng hàng loại mà nhiều người, thậm chí còn không cùng một tòa nhà, quyết định trốn và đợi 30 phút cho kẻ giết người tới trong khi họ có thể đi bộ nhẹ nhàng tới bãi đỗ xe và lái xe thoát khỏi nguy hiểm một cách an toàn. Con người thường sẽ không chọn các hành động táo bạo nếu như họ có thể chỉ cần đợi cho sự việc kết thúc.
Khi đội quân La Mã tắc cứng với nhau và hoảng loạn họ không có có khả năng tự tổ chức đội hình để phòng thủ một cách hiệu quả. Do đó người Carthage hoàn toàn không phải đặt cược tính mạng của họ để xông vào, thay vào đó, họ chỉ cần giữ múi giáo của mình hướng và quân La Mã để họ không còn nơi nào đi và giết từng người một cách chậm rãi và có tổ chức. Chúng ta tưởng trượng trận Cannae là một cuộc chiến giáp lá cà đẫm máu, nhưng thực tế nó phần lớn là một cuộc đối đầu Mexico với người La Mã bị bào mòn dần dần. (Đối đầu Mexico là một cuộc đối đầu mà không tồn tại chiến lược nào cho phép bất kỳ bên nào đạt được chiến thắng. Bất kỳ bên nào gây hấn có thể gây ra sự sụp đổ của chính họ. Đồng thời, các bên không thể tự giải thoát khỏi tình huống mà không bị thiệt hại – Wikipedia)
Trong khi tính chính xác của lịch sử La Mã chỉ là tương đối, những học giả của thời kì đã đã viết rằng phần lớn binh sĩ ở trung tâm không thể di chuyển và đã quá hoảng sợ đến nỗi họ đã tự kết liễu chính mình thay vì chờ đợi nhiều giờ để một mũi giáo hay một viên đá đâm trúng mình.
Tôi biết đây không phải là một câu trả lời mà bạn đang nghĩ tới, nhưng cùng một lúc nó là câu trả lời cho câu hỏi của bạn về việc "tại sao những người bên cánh không quay 90 độ và chiến đấu. Vấn đề ở đây là họ sẽ chạy trốn rất lâu trước khi tình huống đó thực tế xảy ra.
Chạy trốn & sống sót > quay 90 độ & chết.
Một câu trả lời rất hay từ Dan Mation để giúp các bạn hình dung tình huống khi đó:
Tôi nghĩ là một điều mà mọi người đã không thể nhận ra rằng đã khó như thế nào để một người ở sau 4 hàng nhận ra rằng cái quái gì đang xảy ra. Phần lớn những gì người đó nhìn thấy là những người ở quanh anh ta.
Nếu anh ta biết rằng kẻ thù đang ở phía trước, nhưng lại nghe tiếng chiến đấu ở bên cánh hoặc đằng sau, anh ta sẽ lập tức đặt ra câu hỏi là liệu họ đã thua cuộc, nếu họ sắp bị bao vây, và nếu anh ta có lẽ nên cần cẩn trọng một chút và lùi ra phía cuối cùng. Và tương tự như vậy. Binh sĩ ở giữa của đội hình không có cái nhìn toàn cảnh về bản đồ trận chiến, hoặc một camera livestream từ trên trời.
Điều luật đầu tiên của chiến tranh cổ đại: người đầu tiên bỏ chạy sẽ chạy thoát. Người cuối cùng bỏ chạy sẽ chết – một cái chết rất kinh khủng.
Trả lời bởi Adam Johnson - thích đọc sử-không-viễn-tưởng hàng ngày
https://qr.ae/pN0cGE
Trước khi đi tới câu trả lời, chúng ta cần phải cùng nhau thống nhất một số điều sau đây:
1.Con người không muốn chết.
2.Con người nhìn chung chẳng quan tâm lắm tới chiến thằng nếu họ chết trong quá trình đó.
3.Mục tiêu chính cho mỗi binh sĩ không phải là chiến thắng hay giết được nhiều kẻ thủ mà chỉ đơn giản là tồn tại.
4.Con người (một lần nữa) thực sự không hề muốn chết một chút nào hết.
5.Trên thực tế chiến tranh và đánh nhau hoàn toàn không như những gì chúng ta tưởng tượng. Điều này phần lớn gây ra bởi Hollywood và bởi thực tế quan trọng hơn là các diễn viên sau khi đóng máy thì không chết bao giờ, còn ngoài đời thì con người rất tiếc lại hoàn toàn chết được, do đó họ chắc chắn không cố gắng cool-ngầu như các diễn viên trong các cảnh chiến trận.
6.Một cuộc chiến được gọi là cực kì "đẫm máu" thường chỉ có dưới 10% thương vong. Và kể cả thế thì cũng không có nghĩa là 1 trong 10 binh sĩ bị giết, mà chỉ đơn thuần là 1 trong 10 người không còn 100% khả năng chiến đâu. Con số đó bao gồm cả những người bị thương hay đau ốm, bao gồm các chiến binh quyết định lẻn đi hoặc chạy trốn, bao gồm cả những người bị ngộ độc thực phẩm, hoặc thậm chí những người không thể chiến đầu vì họ giả vờ đã bị ngộ độc. Thực tế là con số thống kê này đã bao gồm tất cả các trường hợp thương vong rồi đó! Con số này rất hiếm khi vượt quá 10% bởi vì thực tế là con người hành động một cách rất cẩn trọng bởi vì họ không muốn chết. Nếu bạn không tin xin hãy nghĩ tới tất cả các cuộc tắm máu kinh hoàng nhất và thử tìm các con số thực tế mà xem. Và kể cả với các vũ khí tối tân của thời hiện tại điều này vẫn luôn đúng.
7.Các cuộc cận chiến luôn luôn diễn ra với tốc độ cực kì chậm và bị giới hạn nhiều mặt. Thường thì nó không phải là nơi để mọi người cầm kiếm lao vào nhau tự sát mà là hai đội hình triển được khai cực kì cẩn trọng và dùng giáo chọc vào phe kia nếu họ tiến quá sát vào nhau. Điều này xảy ra bởi, một lần nữa, con người hoàn toàn không muốn chết một chút nào hết. Các phi công Kamikaze nổi tiếng vì họ đại diện cho nhưng con người xuất chúng khác hẳn với phần lớn phần còn lại của lịch sử. Trên thực tế, kamikaze hầu như không có ảnh hưởng gì nhiều tới cục diện của WWII, nhưng suy nghĩ về những gì mà một vài người đàn ông có thể làm quá phi thường đến nỗi nó hoàn toàn lấn áp ngữ cảnh vào thời điểm đó.
8.Đến một lúc nào đó một trong hai bên sẽ méo chịu được nữa và bỏ chạy và đây chính là lúc mà một trong hai phe dành chiến thắng. Chiến thắng đến khi một phe nhận thấy cực kì rõ ràng là họ không muốn chết và quyết định bỏ chạy khỏi phe còn lại, những người cũng chẳng hề muốn chết. Điều này hoàn toàn không giống như những gì được thể hiện trên phim ảnh với định nghĩa chiến thắng là khi tất cả kẻ thù đều đã chết. Và đây cũng chính là lý do tại sao rất nhiều trận chiến cũng chẳng có kết quả rõ ràng, bởi vì chẳng phe nào trong hai phe mất tinh thần và sau một cuộc đôi mặt rất dài cả hai phe rút lui về trại của mình khi hoàng hôn buông xuống.
9.Một phần rất lớn những kẻ mất mạng bị giết sau khi họ vứt bỏ vũ khí và bỏ chạy. Điều này xảy ra bởi họ không muốn chết nên đã chọn cách bỏ chạy khi mọi chuyện xấu đi. Điều nực cười là khi một chiến binh đối diện càng nhiều nguy hiểm thì khả năng anh ta đang cầm vũ khi trên tay để đối diện với nó càng thấp hơn. Khi các chiến binh nhìn thấy điều gì đó có khả năng giết họ thì họ sẽ…bỏ chạy. Điều này thực ra khá là dễ hiểu.
10.Với những người không đồng ý với những điều này, hãy nghĩ tới những vụ xả súng hàng loạt. Trong phần lớn các trường hợp kẻ xả súng đều có thể bị đám đông bao vây và ngăn chặn, nhưng thay vào đó thì tất cả mọi người đều bỏ chạy và kết quả là nhiều người chết hơn so với trường hợp họ đánh trả (điều này không đúng tại Việt Nam – ND )
11.Tất cả các vị tướng đều hiểu rằng lính của họ sẵn sàng chạy ngay khi "tình hình có mùi" nên họ ra lệnh một cách rất cẩn trọng. Đây cũng chính là lý do chính của việc chồng xếp một đội hình chiến đấu cực dày tới nỗi phần lớn không thể trực tiếp chiến đấu. Khi bạn có 20 người đứng ngay sau lung mình thì việc quay lưng bỏ chạy sẽ khó hơn gấp nhiều lần, không chỉ về mặt vật lý mà còn cả tâm lý nữa.
OK, như vậy là chúng ta đã đồng thuận với nhau về việc con người về cơ bản là không muốn chết.
Nếu chúng ta có hai nhóm quân được đào tạo kĩ càng và có sức mạnh tương đương thì thông thường họ sẽ tiếp cận nhau một cách rất cẩn trọng trong khoảng một vài giờ. Và trong khoảng thời gian này khoảng 5% số binh sĩ sẽ bị thương, một bên mất bình tĩnh, nghĩ rằng họ không thể thắng và rút lui.
Thực ra thì không cần quá nhiều tác động để nguyên một đội quân rút lui. Một vài binh sĩ bỏ chạy là quá đủ để bắt đầu một phản ứng dây chuyền. Nếu người bên cạnh bạn chạy và bạn bị bỏ lại phía sau, cơ hội để bạn tồn tại tụt xuống một cách thảm hại. Đây chính là tình thế lưỡng nan kinh điển của tù nhân (prisoner's dilemma): nếu tất cả mọi người giữ nguyên đội hình và chiến đầu thì tất cả sẽ được hưởng lợi, tuy nhiên một khi bạn nhìn thấy một vài người bắt đầu chạy và nghĩ rằng sẽ có thêm nhiều người bỏ cuộc thì hãy nhớ rằng việc bạn bỏ chạy càng sớm thì càng tốt hơn cho chính bản thân bạn.
Có rất nhiều ví dụ lịch sử về việc một lực lượng lớn hơn rất nhiều lại bỏ chạy trước một đội quân mà đáng nhẽ ra họ có thể bóp nát bất cứ lúc nào chỉ vì một vài chục người lính yếu bóng vía bỏ chạy và sau đó, thực ra thì không có sau đó nữa… Một ví dụ tốt nhất là tại trận Antioch của cuộc thập tự chinh thứ nhất. Khi đó đội quân chữ thập với quy mô tự nhỏ hơn rất nhiều quyết định lao vào một đợt tấn công mà theo họ là tự sát (họ chọn cái chết nhanh chóng còn hơn chết vì đói), và khi đội quân cảnh canh cửa được Saracens để lại quay lưng bỏ chạy thục mạng về phía trại, cả một đội quân lớn hơn và được ăn uống tốt hơn nhiều lần đã hoảng hốt và chạy tháo thân. Một đội quân với số lượng vượt trội hơn đối thủ mà họ biết đang chuẩn bị chết đói vẫn vỡ tan bởi vì họ thấy một vài người đang cắm đầu bỏ chạy, và thay vì đứng lại và phân tích tình hình, họ bắt đầu rơi vào trạng thái suy nghĩ của tù nhân kể trên và không hề muốn mình là người cuối cùng bị bỏ lại.
Trận Antioch chỉ là một trong số vô vàn tiền lệ lịch sử khi mà hàng ngàn người cầm vũ khí chiến đấu chống lại nhau nhưng chiến thắng lại được quyết định mà chẳng cần tới một va chạm đích thực.
Một ví dụ điển hình về tính cẩn trọng trong chiến đấu là cuộc chiến 30 người trong cuộc chiến tranh trăm năm. Cuộc chiến giữa 30 kị sĩ đó kéo dài trong vài giờ và chỉ có số lượng dưới 1 bàn tay thương vong trong cả một ngày dài chém giết. Nếu cuộc chiến này được mang lên màn ảnh nhỏ thì phân cảnh 30 hiệp sĩ đánh nhau sẽ diễn ra trong 2 phút và chắc còn khoảng 4 người còn sống.
Và cuối cùng thì một phe đã chiến thắng không phải vì họ giết được phe còn lại mà bởi vì họ đã phá vỡ được đội hình của đối phương. Một khi đội hình phòng thủ bị phã vỡ, đội quân đó ngay lập tức bỏ cuộc.
Một lần nữa, xin nhắc đi nhắc lại là con người không có hề thích việc bị chết. Một việc đơn giản như tư thế phòng thủ bị phá vỡ là quá đủ để dọa vài tá hiệp sĩ bay màu tới mức đầu hàng. Hãy nhớ rằng những người đàn ông đó không phải là những kẻ nhát gan chỉ tìm thời điểm đầu hàng, họ là những người cực kì can đảm, nhưng người đã tự nguyện tham gia vào cuộc chiến này. Vậy mà chỉ cần đội hình phòng thủ của mình bị tan nát họ chắc chắn sẽ đầu hàng.
Khi nghĩ về cận chiến chắc hẳn các bạn tưởng tượng ra những hình ảnh trong Game of Thrones hay Braveheart với những quân đoàn lao cầm kiếm vào nhau chặt chém cho đến khi không còn lại gì để vung gươm. Điều này về thực tế thì chẳng bao giờ diễn ra cả. Thay vào đó hãy tưởng tượng hai đội hình được bố trí liên kết chặt chẽ cầm giáo chọc nhau một cách cực kì cẩn trọng…việc ở thời điểm đó mà con người cũng quý trọng cuộc sống của mình như vậy nghe thật phi lý và chẳng ai có thể tưởng tượng ra điều này phải không??
Hơn thế nữa, khái niệm đánh tạt sườn cũng chẳng hề như bạn nghĩ đâu. Hoàn toàn không phải là một đội quân khác lao vào phá vỡ một bên đội hình của quân địch mà chỉ cần có sự đe dọa đó hiện hữu là quá đủ. Đó là lí do tại sao chiến thuật đánh tạt sườn vẫn được sử dụng trong thời kì của súng đạn và vũ khí hạt nhân với tác động y như thời kì của gươm giáo.
Khái niệm thực tế của đánh tạt sườn chỉ đơn giản là đạt được ưu thế về vị trí so với quân địch.
Và do đó thì khi bạn đọc trong sách sử rằng một vị tướng đã giành chiến thắng vì đánh tạt sườn kẻ thù, hãy hiểu rằng ông ta đã chỉ đơn thuần là đã thao diễn đội quân của mình để được vị trí ưu thế mà thôi. Bên còn lại thì chỉ đơn giản là nhìn thấy điều đó và bỏ chạy thẳng cổ thay vì ở lại chiến đấu khi mất lợi thế.
Nào và giờ chúng ta trở lại với câu hỏi gốc. Nếu chúng ta có một đội quân La Mã không có quân cứu viện đối mặt với một đơn vị của kẻ thù. Họ không hề biết về đơn vị đó và chắc chắn là họ không biết bởi nếu không họ sẽ không giáp mặt với kẻ thù, thay vào đó họ sẽ rút lui hoặc tập trung tại một vị trí phòng thủ kiên cố.
Vậy giờ đội quân La Mã-không-có-quân-cứu-viện đó đang chuẩn bị để đối đầu với đơn vị kia. Và sau đó quân trinh sát của họ báo về rằng ở ngay bên kia đồi có một đơn vị kẻ thù thứ hai và đang tiến quân lại đây. Nhận ra rằng mình đã bị hở sườn, họ lập tức rút lui và coi như trận chiến là thất bại cho người La Mã.
Vị tướng La Mã sẽ ra lệnh rút quân ngay khi nghe tin về đội quân chuẩn bị đánh thọc sườn mình. Thực ra là ông ta cũng chẳng có lựa chọn nào khác đâu. Hoặc là rút lui trong trật tự khi còn có thể hoặc đợi tới khi người của ông ta tự tháo chạy, trong trường hợp này có lẽ ngày mai ông ta sẽ thức dậy và thấy mình không còn binh sĩ nào để ra lệnh vì một khi đã chạy thì thường họ hiếm khi dừng lại lắm.
Một đội quân tự bị phá vỡ và bỏ chạy mà không rút quân theo lệnh và có tổ chức thường hiếm khi có thể tập hợp lại. Và kể cả khi họ tập hợp lại thường thì sẽ mất nhiều ngày hoặc nhiều tuần để điều đó có thể xảy ra. Hơn nữa ở hoàn cảnh đó họ sẽ cần được tái trang bị vũ khí và quân nhu vì chắc chắn là họ đã ném hết vũ khi của mình để có thể chạy được nhanh hơn.
Điều này cũng tương tự câu chuyện đùa về việc chạy thoát khỏi một con gấu. Bạn không hề phải chạy nhanh hơn con gấu, bạn chỉ cần chạy nhanh hơn người chạy chậm nhất trong nhóm thôi là đủ. Khi được đưa hai lựa chọn, một là đối diện với con gấu đó với một mũi giáo hoặc hai là chạy nhanh hơn lão trung sĩ lỏng khớp mà bạn cũng không ưa lắm thì bạn chắc mẩm sẽ bỏ lại lưỡi giáo mà chạy thôi.
Một nhà sử học sẽ tóm tắt câu chuyện này thành: "Đội hình La Mã đang tiến tới để đối mặt với lũ man rợ khi một đội quân bất ngờ xuất hiện từ phía Đông và thọc sườn họ. Thua cuộc, đội quân La Mã nhanh chóng rút lui về doanh trại và chịu một vài tổn thất khi kị binh của kẻ thù đuổi theo chém giết những kẻ lạc lối cuối cùng".
Nếu tình huống tương tự xảy ra trong phim hoặc trong game có thể họ sẽ muốn có nhiều chi tiết hành động hồi hộp hơn. Do đó họ sẽ xây dựng hình ảnh đội quân Barbarian xông vào phá nát một cánh của đội hình La Mã và rất nhiều người chết trong cuộc chiến tay đôi. Trong khi thực tế là có lẽ còn chưa ai trong số quân đoàn La Mã đã rút gươm ra trong thất bại này.
Trong tình huống của Braveheart thì sao? Quân Scot có lẽ đã dùng thương với đội hình được bó cực kì chặt (tương tự như những con nhím ấy) trong khi trên phim thì họ đã lao vào solo với gươm. Họ thậm chí đã mô tả trận Stirling Bridge, một trận chiến mà những thương thủ đã phục kích quân đội Anh khi họ đã di chuyển qua một cây cầu, và cho rằng câu chuyện này hay hơn nếu chúng ta bỏ đi những cây thương, bỏ đi câu cầu và bỏ luôn câu chuyện phục kích. Braveheart là một bộ phim cực hay tuy nhiên nó hoàn toàn là một câu chuyện hư cấu và ảo tưởng được mượn một cái tên lịch sử.
Nào…chúng ta cùng trở lại câu hỏi. Có một sự thật đơn giản là không có việc "quay 90 độ và đối diện với kẻ thọc sườn". Câu chuyện thậm chí còn chẳng tiến xa được tới mức đó. Họ sẽ không bao giờ đứng yên tại chỗ và cho phép mình bị đè bẹp bởi một đội quân có vị trí tốt hơn. Họ thấy viễn cảnh mình sẽ không giữ được cả 2 phía của chiếc giáo trong tầm mất trong bất cứ lúc nào và họ sẽ rút lui.
Có thể họ sẽ điều chỉnh đội hình của mình một chút (thường thì điều này có xảy ra, tuy nhiên tình thế đó không thể gọi là bị thọc sườn và chỉ các thao tác điều chỉnh đội hình các cánh quân). Và đúng là có những trường hợp mà rút lui không còn là một lựa chọn hoặc họ hoàn toàn bị bất ngờ nhưng 99% trường hợp khi bạn đọc được rằng một đội quân bị tấn công thọc sườn thì thực tế của các câu chuyện đó không hề có các va chạm chiến đấu trực tiếp. Yêu cầu một chiến binh cẩn thận giữ vững chiếc khiên của mình khi anh ta thấy các mũi hoặc viên đá lao tới mình là một chuyện. Còn đó sẽ là một câu chuyện hoàn toàn khác khi anh ta biết là có thể có hoặc không việc có những mũi hay viên đá lao xuất hiện, mà hơn nữa anh ta còn chả có thể nhìn thấy chúng bởi vì anh ta đang bận nhìn ra hướng khác mất rồi.
Kể cả trận trong trận Cannae, một ví dụ nổi tiếng về việc một đội quân bị thọc sườn và vây úp hoàn toàn cũng vậy. Kể cả khi quân đội Carthage đã phá vỡ đội hình và bao vây quân đội La Mã, họ cũng không tiến lại gần đánh giáp lá cà để chém giết vì điều này là cực kì ngu xuẩn. Người Carthage cũng muốn sống cả thôi! Tại sao lại mạo hiểm cuộc sống của bạn để lao tới tấn công vào đội hình quân La Mã khi bạn hoàn toàn có thể giữ vững vị trí của mình và giết họ một cách cực kì, cực kì chậm trong nhiều giờ đồng hồ với ít nguy hiểm hơn?
Họ đã bị mắc bẫy và sẽ chẳng đi đâu cả. Đơn giản là xông vào tấn công chính là tự sát. Và với chính lí do đó, khi bị bao vây, bạn chính xác ra là chẳng có thể đi đâu cả. Cố gắng thoát ra có nghĩa là bạn sẽ bị giết. Tại trận Cannae, quân đội Carthage có thể luân phiên nhau ra vào. Họ có thể nghỉ ngơi tạm thời, mang người bị thương ra ngoài và cấp cứu cho họ, uống một chút nước hoặc nhặt thêm đá để ném, v.v..Người La Mã hoàn toàn không có khả năng tiếp cận với bất kì điều nào kể trên và họ đã cực kì đói khát, đứng đó trong vũng lầy của chính mình và phải bước qua chính xác của đồng đội mình. Một cuộc chiến tương tự, nhưng trong một ngữ cảnh hoàn toàn khác.
Đội kị binh Numidian (hiện nay là vùng đất thuộc Algerie – ND) là cánh quân đã chịu phần lớn trách nhiệm về các phần việc "nặng nhọc". Họ đột kích kẻ thù (nhưng không vào quá gần) phi giáo vào quân La Mã và sau đó vòng trở lại ra ngoài để nạp lại "đạn" và vòng quay lại tiếp diễn. Vào mỗi lượt tấn công như vậy, đội hình La Mã vòng ngoài khiếp sợ đến nỗi họ không hề dám chiến đấu chống lại và thay vào đó là tìm cách chạy trốn. Họ không thể chạy một mình, cả quân đội La Mã cũng không thể cùng di chuyển rút lui ra hướng khác (vì hướng còn lại của họ là một rừng mũi giáo nhọn của quân đội Carthage), do đó những người lính vòng ngoài càng ngày càng cố gắng lùi sâu hơn nữa vào phía trong đội hình của họ.
Bây giờ hãy tưởng tượng bạn đang ở một trung tâm hội nghị đông đúc và bỗng nhiên có một vài tay súng xuất hiện bắn giết điên cuồng và tất cả mọi người đều chạy thục mạng về phía các lối ra. Nhưng tại mỗi cánh cửa là hàng dài người đang chĩa mũi giáo về bạn. Đó chính là câu chuyện được tóm lược của trận Cannae. Đúng là họ là các chiến binh và họ đang ở trong một cuộc chiến, nhưng có lẽ phần lớn bọn họ còn chẳng muốn ở đó ngay từ ban đầu và bây giờ cái họ thấy là 3 lựa chọn. Xông vào các mũi giáo và có thể chết. Xông vào các tay súng (hình ảnh tượng trưng của đội kỵ binh Numidian – ND) và có thể chết. Hoặc hoảng loạn và đứng yên, hi vọng một điều thần kì có thể xảy ra.
Có hàng vô số những tình huống xả súng hàng loại mà nhiều người, thậm chí còn không cùng một tòa nhà, quyết định trốn và đợi 30 phút cho kẻ giết người tới trong khi họ có thể đi bộ nhẹ nhàng tới bãi đỗ xe và lái xe thoát khỏi nguy hiểm một cách an toàn. Con người thường sẽ không chọn các hành động táo bạo nếu như họ có thể chỉ cần đợi cho sự việc kết thúc.
Khi đội quân La Mã tắc cứng với nhau và hoảng loạn họ không có có khả năng tự tổ chức đội hình để phòng thủ một cách hiệu quả. Do đó người Carthage hoàn toàn không phải đặt cược tính mạng của họ để xông vào, thay vào đó, họ chỉ cần giữ múi giáo của mình hướng và quân La Mã để họ không còn nơi nào đi và giết từng người một cách chậm rãi và có tổ chức. Chúng ta tưởng trượng trận Cannae là một cuộc chiến giáp lá cà đẫm máu, nhưng thực tế nó phần lớn là một cuộc đối đầu Mexico với người La Mã bị bào mòn dần dần. (Đối đầu Mexico là một cuộc đối đầu mà không tồn tại chiến lược nào cho phép bất kỳ bên nào đạt được chiến thắng. Bất kỳ bên nào gây hấn có thể gây ra sự sụp đổ của chính họ. Đồng thời, các bên không thể tự giải thoát khỏi tình huống mà không bị thiệt hại – Wikipedia)
Trong khi tính chính xác của lịch sử La Mã chỉ là tương đối, những học giả của thời kì đã đã viết rằng phần lớn binh sĩ ở trung tâm không thể di chuyển và đã quá hoảng sợ đến nỗi họ đã tự kết liễu chính mình thay vì chờ đợi nhiều giờ để một mũi giáo hay một viên đá đâm trúng mình.
Tôi biết đây không phải là một câu trả lời mà bạn đang nghĩ tới, nhưng cùng một lúc nó là câu trả lời cho câu hỏi của bạn về việc "tại sao những người bên cánh không quay 90 độ và chiến đấu. Vấn đề ở đây là họ sẽ chạy trốn rất lâu trước khi tình huống đó thực tế xảy ra.
Chạy trốn & sống sót > quay 90 độ & chết.
Một câu trả lời rất hay từ Dan Mation để giúp các bạn hình dung tình huống khi đó:
Tôi nghĩ là một điều mà mọi người đã không thể nhận ra rằng đã khó như thế nào để một người ở sau 4 hàng nhận ra rằng cái quái gì đang xảy ra. Phần lớn những gì người đó nhìn thấy là những người ở quanh anh ta.
Nếu anh ta biết rằng kẻ thù đang ở phía trước, nhưng lại nghe tiếng chiến đấu ở bên cánh hoặc đằng sau, anh ta sẽ lập tức đặt ra câu hỏi là liệu họ đã thua cuộc, nếu họ sắp bị bao vây, và nếu anh ta có lẽ nên cần cẩn trọng một chút và lùi ra phía cuối cùng. Và tương tự như vậy. Binh sĩ ở giữa của đội hình không có cái nhìn toàn cảnh về bản đồ trận chiến, hoặc một camera livestream từ trên trời.
Điều luật đầu tiên của chiến tranh cổ đại: người đầu tiên bỏ chạy sẽ chạy thoát. Người cuối cùng bỏ chạy sẽ chết – một cái chết rất kinh khủng.
No comments:
Post a Comment